Trong những năm, việc tìm đến những Agency chuyên nghiệp để quảng bá hình ảnh thương hiệu đang là giải pháp vừa hiệu quả, vừa tối ưu được chi phí mà nhiều doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất. Vậy Agency là gì? Mô hình và các lĩnh vực hoạt động của Agency hiện nay như thế nào? Cùng Vua Nệm tìm hiểu kỹ hơn về Agency trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Agency là gì?
1.1. Agency trong tiếng Anh là gì?
Agency bên trong từ điển Oxford có 4 ý nghĩa như sau:
- Agency là một tổ chức chuyên đứng ra để thương lượng hoặc giao dịch cho một công ty hay tổ chức nào đó.
- Agency là một tổ chức hay công ty chuyên cung cấp một dịch vụ nào đó theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Agency cũng có thể là một cơ quan hay tổ chức của chính phủ. Ví dụ: Vietnam News Agency chính là Thông tấn xã Việt Nam.
1.2. Agency trong tiếng Việt là gì?
Trong tiếng Việt, Agency sẽ được hiểu là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ như quảng cáo, truyền thông,… tương đương với nghĩa thứ 2 trong tiếng Anh. Một số lĩnh vực Agency phổ biến hiện nay như Agency PR, Agency quảng cáo, Agency du lịch,…
Hiện nay, Agency ở nước ta được hiểu với nhau như một thuật ngữ chứ không dịch hẳn sang tiếng Việt. Người trong ngành vẫn dùng Agency với nhau trong giao tiếp hàng ngày mà không gây ra nhiều vấn đề khó hiểu.
1.3. Công ty Agency là gì?
Agency là tổ chức hay công ty chuyên tư vấn, cung cấp các giải pháp hoặc dịch vụ Marketing cho những doanh nghiệp đang có nhu cầu về quảng cáo và truyền thông. Nhiệm vụ chính của các Agency đó là giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm mà họ đang cung cấp ra thị trường.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì Agency là từ dùng để gọi những công ty, doanh nghiệp hay tổ chức chuyên cung cấp các chiến lược Marketing (bao gồm xây dựng và phát triển thương hiệu, đề ra phương án truyền thông ứng với từng sản phẩm mà công ty đó cung cấp ra thị trường) cho công ty/doanh nghiệp/tổ chức khác.
2. Những vai trò và chức năng của một công ty Agency
Xét về vai trò, Agency sẽ giúp khách hàng của mình triển khai tất cả các giải pháp tiếp thị sao cho đạt hiệu quả và tiết kiệm được thời gian tốt nhất. Do đó, có thể nói, Agency đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động tiếp thị đối với khách hàng. Cụ thể:
- Xác định tất cả những chiến lược tiếp thị phù hợp nhất nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất cho khách hàng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp/tổ chức trong việc lập kế hoạch, triển khai và quản lý các chiến lược Marketing.
- Tiến hành triển khai các công việc tiếp thị cho doanh nghiệp.
- Theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả và tối ưu hóa các chiến dịch.
Xét về chức năng, Agency có thể đề xuất nhiều phương án khác nhau trong các chiến dịch Marketing nhằm giúp doanh nghiệp quảng bá và phát triển thương hiệu hiệu quả. Agency hiện nay cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nhau như chạy quảng cáo, thiết kế Web, PR, phát triển thương hiệu, TVC, tư vấn giải pháp Marketing,…
Nhờ vào sự phát triển của hệ thống thông tin mà ngày nay, các Agency đã có thể dễ dàng liên hệ với nhiều tờ báo lớn, đặt lịch với KOL, Influence, đài truyền hình,… để các chiến dịch Marketing có thể đạt hiệu quả tối đa. Chính vì vậy, hiện nay, có không ít các Agency có khả năng “bao” trọn gói dịch vụ Marketing nếu doanh nghiệp mong muốn.
3. Có nên làm việc trong công ty Agency?
Ngày nay, những công ty Agency đang là sự lựa chọn của rất nhiều người lao động, nhất là với các bạn trẻ. Vậy lý do nên đồng hành với Agency là gì?
- Môi trường sáng tạo, tự do: trên thực tế, các chuyên viên làm việc bên trong Agency phần lớn thời gian chỉ cần tiếp xúc với đồng nghiệp cùng chuyên ngành mà không cần giao tiếp với các bộ phận khác bên trong công ty, nên khá tự do. Thêm vào đó, vì đặc thù ngành cần sự sáng tạo và mong muốn có nhiều ý tưởng nên môi trường làm việc bên trong các công ty Agency thường vô cùng thoải mái, không gò bó bởi quá nhiều các quy tắc.
- Trải nghiệm đa dạng nghề nghiệp: Agency được làm việc với rất nhiều doanh nghiệp. Do đó, những người làm trong Agency thường sẽ được tiếp xúc với rất đa dạng các loại hình kinh doanh khác nhau. Việc làm việc càng lâu trong Agency sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về nhiều nghề nghiệp, cũng như khả năng ứng biến linh hoạt dựa trên bề dày kinh nghiệm của bản thân.
- Cơ hội để phát triển bản thân toàn diện: bên trong 1 Agency có rất nhiều vị trí công việc và mỗi công việc đều có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, đây chính là cơ hội để bạn phát triển kỹ năng của bản thân một cách toàn diện. Ngoài ra, vì phải liên tục phải hoạt động nhóm để đưa ra các ý tưởng cho từng chiến dịch, nên khả năng làm việc nhóm của bạn cũng từ đó mà được nâng cao. Đồng thời, cải thiện tối đa một số kỹ năng mềm khác như thuyết trình, quản lý thời gian,….
4. Những tố chất mà một nhân viên Agency cần có
Để làm việc lâu dài tại một Agency, một nhân viên đòi hỏi phải sở hữu tư duy logic, khả năng tổ chức cũng như có tố chất sáng tạo. Đối với năng lực chuyên môn, bạn cần am hiểu rộng về nhiều lĩnh vực thuộc Marketing cũng như những kỹ năng cần thiết hỗ trợ cho công việc.
Bên cạnh đó, một tinh thần tràn trề năng lượng, nhiệt huyết cùng tác phong chuyên nghiệp sẽ giúp bạn phát triển bản thân dễ dàng hơn trong môi trường này.
- Kỹ năng quan sát: Khi thường xuyên quan sát, sự nhạy bén với môi trường xung quanh cũng sẽ tăng lên. Điều này giúp bạn dễ phát huy trí sáng tạo của mình, vì đôi khi, những ý tưởng đột phá lại xuất phát từ những điều cực kỳ nhỏ nhặt.
- Kỹ năng phân tích: Làm việc tại Agency đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiếp xúc với tệp khách hàng vô cùng đa dạng. Do đó, nếu không trang bị cho mình kỹ năng phân tích thì bạn khó có thể hoạch định các chiến lượng phù hợp, hiệu quả cho khách hàng.
- Kỹ năng truyền đạt, giao tiếp: Doanh nghiệp sẽ dễ bị ghi điểm hơn bởi những người có kỹ năng truyền đạt tốt. Do đó, bạn cần rèn luyện cách trình bày súc tích, cô đọng để khách hàng không mất thêm thời gian phân tích điều bạn đang nói.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Một Agency tốt là một Agency có các nhóm đồng nghiệp hợp tác chặt chẽ với nhau như mối quan hệ bạn bè. Điều này khiến công việc đạt đúng tiến độ và mọi người có thể cởi mở góp ý, trao đổi với nhau hơn.
5. Cơ hội làm việc nào cho nhân viên Agency?
5.1. Mức lương của nhân viên tại Agency
Khi đã hiểu được Agency là gì, hẳn nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc mức lương ở môi trường này có gì khác với doanh nghiệp truyền thống. Cụ thể tại Agency, mức lương mà bạn nhận được sẽ tương ứng với vị trí, năng lực cũng như kinh nghiệm của bạn.
- Đối với Junior (chưa có kinh nghiệm hay trải nghiệm thực tế): Mức lương dao động 1 – 5 triệu VNĐ/tháng. Bởi lẽ lúc này, bạn chỉ trong vai trò thử việc và được giao những trọng trách nhỏ.
- Đối với Account Executive/Copywriter (1 – 2 năm kinh nghiệm): Mức lương dao động 8 – 15 triệu VNĐ/tháng.
- Đối với Leader/Manager (thành thạo nhiều kỹ năng): Mức lương dao động 15 – 30 triệu VNĐ/tháng.
- Đối với Director (Giám đốc phòng ban/bộ phận): Mức lương dao động 70 – 90 triệu VNĐ tháng cho người có kinh nghiệm 3 – 5 năm, 100 – 120 triệu VNĐ/tháng cho người có kinh nghiệm trên 5 năm. Đây là mục tiêu đáng mơ ước của những ai đang hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo.
5.2. Những vị trí công việc trong môi trường Agency
Hiện tại, Agency đang bao gồm những vị trí công việc sau:
- Copywriter/Content Marketing: Sáng tạo, đề xuất ý tưởng cho mọi khía cạnh của chiến dịch truyền thông từ slogan, title, catalogue,… cho đến post hay lời thoại của KOL. Hay nói cách khác, vị trí này sẽ chịu trách nhiệm định hướng chiến dịch sao cho thu hút công chúng hiệu quả nhất.
- Designer: Biến ý tưởng của Content Marketing/Copywriter thành hình ảnh sao cho đẹp mắt, ấn tượng và thu hút người xem.
- Photographer: Sáng tạo ra những bức ảnh concept mang tính nghệ thuật theo như yêu cầu của khách hàng.
- Film Director: Làm đạo diễn cho những video, TVC quảng cáo hay MV quảng bá sản phẩm,…để đăng lên những nền tảng phổ biến như Youtube, Google, Facebook,…
- Media Planners: Triển khai mục tiêu, số liệu, thị trường vào những ý tưởng để hiện thực hóa và giúp chúng dễ dàng thành công hơn.
- Media Buyers/Booking: Tìm hiểu những kênh truyền thông như truyền hình, báo chí,… và thương lượng về giá cả, tần suất, thời gian quảng cáo,… sao cho chi phí cho các hoạt động truyền thông được tối ưu nhất.
- Account Executive (Junior): Hỗ trợ, theo dõi và giao tiếp với khách hàng là doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, thắc mắc của khách.
- Account Manager: Quản lý bộ phận Account, chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm và thương lượng với khách hàng để cung cấp dịch vụ tốt nhất.
6. Những lĩnh vực hoạt động của Agency là gì?
6.1. Market Research Agency
Là Agency chuyên nghiên cứu, khảo sát thị trường để thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Có thể thực hiện bảng khảo sát dưới dạng bảng hỏi, khảo sát poll (dạng Yes/No, dạng cho nhiều sự lựa chọn), phỏng vấn trực tiếp (Interview),…
6.2. Strategy & Branding Agency
Là Agency giúp khách hàng tìm ra được giải pháp cho thương hiệu của họ. Bên cạnh đó, tăng sức cạnh tranh cũng như độ nhận diện thương hiệu bằng cách đẩy mạnh những hoạt động Marketing cho doanh nghiệp. Thông thường, khách hàng của mô hình Agency này là những doanh nghiệp chưa có độ nhận diện cao trên thị trường.
6.3. Branding Agency
Là Agency đảm nhận khảo sát khách hàng để đánh giá tổng quan về nhu cầu của họ. Từ đó, Agency sẽ lập ra kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, bao gồm brand, slogan, logo,…
6.4. Marketing Agency
Mô hình Agency này tập trung xây dựng chiến lược Marketing toàn diện cho khách hàng thông qua việc cung cấp giá trị nhiều hơn là chú trọng tiếp thị, quảng cáo.
6.5. Creative Agency/Design Agency
Là loại hình Agency tạo ra sản phẩm Marketing đánh vào thị giác con người thông qua hình thức truyền thông như quảng cáo TV, banner quảng cáo, TVC, poster,… Trong một số dự án, Creative Agency có thể hợp tác với Branding Agency để đem đến những sản phẩm chất lượng hơn.
6.6. Digital Marketing Agency
Là Agency sử dụng nền tảng kỹ thuật số để cung cấp giải pháp truyền thông đến khách hàng như tối ưu SEO, SEM, thiết kế Web, email marketing,…
6.7. Media Agency
Media Agency là gì? Là mô hình Agency đóng vai trò điều phối những hoạt động quảng cáo trên nhiều nền tảng truyền thông khác nhau để tiếp cận đúng khách hàng. Media Agency thường hợp tác với Advertising Agency để có phương án chọn vị trí quảng cáo phù hợp.
6.8. PR & Event Agency
Là Agency đảm nhận tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu sản phẩm hay lễ kỷ niệm doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng.
6.9. Activation Agency
Mô hình Agency tổ chức chương trình thực tế để khuyến khích khách hàng thử nghiệm những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
6.10. Web Design Agency
Là Agency đảm nhận thiết kế Web như khách hàng yêu cầu sao cho giao diện website được trực quan, thân thiện và dễ sử dụng.
7. Lợi ích Agency đem đến cho doanh nghiệp
Agency hiện đang là một mô hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Sở dĩ nó trở nên thịnh hành vì đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng. Vậy lợi ích của Agency là gì?
- Cung cấp nhiều gói dịch vụ chuyên nghiệp giúp tối ưu hóa chiến dịch Marketing, thúc đẩy doanh thu thực tế.
- Hướng đến mục tiêu cốt lõi là lợi nhuận nhằm tiết kiệm nhân lực và chi phí cho doanh nghiệp.
- Tiếp cận công nghệ một cách nhanh chóng khi cần phân tích dữ liệu.
- Cập nhật liên tục xu hướng Marketing mới nhất để đề ra chiến lược phù hợp thị trường.
- Giảm bớt lượng công việc mà đội ngũ Marketing doanh nghiệp phải đảm nhận.
- Tiết kiệm ngân sách và thời gian cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả chiến dịch.
XEM THÊM:
- Deadline là gì? Tầm quan trọng của Deadline và cách chạy deadline hiệu quả
- Copywriting là gì? Những điều cần biết về nghề Copywriting
- Data Analyst là gì? Đâu là những nghề nghiệp thuộc ngành Data Analyst?
Trên đây là giải đáp thắc mắc “Agency là gì?” cũng như nhận diện vai trò và lợi ích mà Agency đem lại cho doanh nghiệp. Qua bài viết, Vua Nệm tin rằng doanh nghiệp sẽ sớm tìm ra giải pháp marketing hiệu quả!