Mãi mận là gì? Mãi mận mãi keo là gì?

CẬP NHẬT 30/06/2023 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Mãi mận là cụm từ hot trend được gen Z sử dụng phổ biến trên mạng xã hội hiện nay. Thế nhưng liệu  bạn đã biết mãi mận là gì và cụm từ này được sử dụng khi nào? Vua Nệm sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé!

1. Tìm hiểu về cụm từ mãi mận

1.1. Mãi mận là gì? 

Mãi mận hay mãi mặn là cách nói nói vắn tắt của “mãi mặn mà”. Sở dĩ cụm từ “mãi mận” được yêu thích vì tính gần gũi với đời sống con người. Nhiều người còn sáng tạo thêm nhiều cách nói lái khác như thay thế từ “mận” bằng cách loại trái cây phổ biến khác như vãi xoài, vãi cóc, vãi ổi, vãi sầu riêng hay vãi măng cụt… nhằm diễn đạt ý nghĩa cảm thán dành cho đối phương tương tự như vãi mận.

Hiện có rất nhiều Tiktoker, Streamer, Youtuber… sử dụng cụm từ này trong video với giọng điệu hóm hỉnh, hài hước và tạo sự sinh động cho câu chuyện của mình. 

mãi mận là gì
Tìm hiểu về mãi mận là gì?

1.2. Mãi mận được sử dụng khi nào?

Câu nói này thường được dùng để cảm thán trước một hành động sự việc nào đó khiến bản thân ngưỡng mộ hoặc trong trường hợp khen ngợi về ngoại hình, tính cách hóm hỉnh của một ai đó.

2. Mãi mận mãi keo là gì?

Hiện nay, có nhiều cách diễn đạt với mãi mận, phổ biến nhất là mãi mận mãi keo. Cắt nghĩa theo cách đơn giản, mãi keo là từ được ghép giữa keo (chất kết dính) và mãi trong cụm từ mãi mãi. Như vậy, cụm từ này mang nghĩa mãi mãi bền chặt, thân thiết tới mức không thể tách rời.

Mãi mận mãi keo là gì
Bạn đã biết mãi mận mãi keo là gì?

Bạn có thể ghép cả cụm mãi mận mãi keo nhằm diễn tả những mối quan hệ tình bạn giữa hai hoặc nhiều người đã gắn bó từ lâu, tình cảm thân thiết, bền chặt như thể người thân trong nhà. 

3. Tìm hiểu một số thuật ngữ Gen Z hiện nay

Nếu các thế hệ lứa 8x, 9x sử dụng ngôn ngữ teencode lừng danh một thời thì nay thế hệ gen Z lại sáng tạo ra ngôn ngữ mới với biến tấu đa dạng, không theo bất kỳ quy tắc nào từ nói trại, nói ngọng hay sử dụng phiên âm của ngoại ngữ.

ý nghĩa mãi mận
Từ điển ngôn ngữ của gen Z ẩn chứa rất nhiều điều thú vị

Bên cạnh cụm từ mãi mận làm mưa làm gió trên mạng xã hội, kho từ vựng của các bạn trẻ Gen Z còn có vô vàn thuật ngữ khiến bạn ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa đấy!

3.1. Báo là gì? 

Nếu bạn là một tín đồ của Tik Tok thì chắc chắn đã khôn ít lần bắt gặp các comment, caption sử dụng các cụm từ như: báo thủ, báo quá, báo quá trời báo, báo quá báo, báo đời, báo cha báo mẹ…

Theo nghĩa đen, báo (danh từ) là động vật ăn thịt hoặc cũng có thể hiểu là báo trong trong lĩnh vực báo chí. Còn đặt trong thế động từ, báo được sử dụng theo nghĩa dự báo, thông báo. Tuy nhiên, qua cách biến tấu của gen Z, nghĩa của từ báo không chỉ dừng lại ở đó. 

Cụ thể từ báo được dùng để nói về để chỉ những người có hành vi “ăn hại”, vô tri khiến mọi người thất vọng, chán chường, thậm chí phải can thiệp để xử lý hậu quả.

3.2. Cpink là gì? 

Cpink là cụm từ dùng để nhắc tới người chồng hoặc người yêu của gen Z. Cụm từ này ra đời dựa trên nguyên tắc cắt nghĩa trong tiếng Việt, sau đó phối hợp chuyển thể 1 phần cấu trúc từ sang nghĩa tiếng Anh. Theo đó, Cpink là kết quả của chữ C + pink  (tức C + hồng trong phiên âm tiếng Việt). 

3.3. Gét gô là gì? 

Gét gô xuất phát từ trend “thử thách 6 ngày 6 đêm”. Đây là kết quả của việc nói lái phát âm từ “Let’s go” trong tiếng Anh với nghĩa đi thôi, đi nào, làm thôi…

Cụm từ này xuất phát từ một video trên Tik Tok khi nhân vật chính diễn cảnh vui nhộn nằm dưới nước và khơi mào cho thử thách 6 ngày 6 đêm vợ gọi không lên cùng kết cảnh bằng cụm từ “gét gô”. Ngay sau video đó, hàng loạt cách thử thách mang yếu tố hài hước đã xuất hiện rần rần trên mạng xã hội và cụm từ này cũng bắt đầu viral từ đó.

3.4. Chằm Zn là gì? 

Theo kho từ điển của gen Z, chằm cảm được cắt nghĩa như sau: Chằm Zn => Trằm kẽm => Trầm cảm. Trong đó, từ Chằm sử dụng cách nói lái, sai chính tả của Trầm và Zn là viết tắt của Kẽm (ứng dụng của hóa học vào thực tế).

Trầm cảm qua cách diễn đạt của giới trẻ
Trầm cảm qua cách diễn đạt của giới trẻ

Như vậy, chằm Zn nhằm diễn tả cảm xúc buồn chán, thất vọng về một vấn đề, tình huống nào đó trong cuộc sống.

3.5. U là trời là gì? 

U là trời là cụm từ cảm thán được biến tấu từ cụm từ gốc úi trời. Nguyên lý chuyển thể cũng khá nhức não. Cụ thể úi trời => Uis trời => U is trời (dịch nghĩa sang tiếng Việt thành U là trời). 

Hiện nay, cụm từ này không chỉ được sử dụng ở mở đầu cho đoạn hội thoại hay status, story, caption mà còn được sử dụng cho các tiêu đề bài viết về gen Z.

3.6. Khum là gì? 

Có thể nói khum là một trong những cụm từ dễ đoán nhất trong vũ trụ từ độc lạ của gen Z.

Khum có nghĩa là không được sử dụng trong cả ngôn ngữ nói và chat nhằm diễn tả sự đáng yêu, dễ mến, đặc biệt được các bạn nữ rất ưa chuộng.

3.7. Lemỏn là gì?

Theo một số chuyên gia ngôn ngữ học thế hệ gen Z, Lemỏn là cách ghép của từ lemon trong tiếng Anh (nghĩa là chanh) được ghép thêm dấu hỏi trong bảng chữ cái tiếng Việt.

Theo tính chất bắc cầu, ta có công thức dịch nghĩa của từ như sau:

 Lemỏn =>  lemon + ? => chanh + ? =>  chảnh

Lemỏn là cách nói về sự chảnh chọe của gen Z
Lemỏn là cách nói về sự chảnh chọe của gen Z

3.8. Trmúa Hmề là gì? 

Trmúa Hmề có nghĩa là chúa hề và được sử dụng để nói về những người có tính cách hài hước, thường xuyên tạo tiếng cười trong một tập thể. Mặt khác, Trmúa Hmề cũng được sử dụng để miêu tả về những tình huống, sự việc gây cười.

Quy tắc hình thành cụm từ này là thêm chữ m vào sau các phụ âm của mỗi tiếng và sử dụng cách đọc sai chính tả giữa âm ch và tr trong tiếng Việt.

3.9. Pềct/Rếpct là gì? 

Nguồn gốc của hai từ này xuất phát từ việc sai chính tả khi dùng bộ gõ Telex.  Như vậy pềct có nghĩa là pefect (hoàn hảo) và rếpct là respect (bái phục) được sử dụng với mục đích khen ngợi một hành động đẹp của ai đó.

3.10. Ét o ét là gì? 

Ét o ét là cách viết theo phát âm của cụm từ SOS mang ý nghĩa cầu cứu hay thông báo một tình huống, sự việc nào đó mang tính khẩn cấp.

Ngược dòng trend, từ ét o ét được sử dụng lần đầu tiên bởi Tik Toker chủ kênh Bà Toạn Vlogs diễn tả một tình huống mang tính hài hước, tạo tiếng cười cho người xem.

3.11. Ô dề là gì? 

Thoạt nghe ô dề, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới từ “oh Yeah’ trong tiếng Anh được sử dụng để bộc lộ sự vui vẻ, hào hứng. Nhưng không, Ô dề ở đây ám chỉ hành vi làm quá, tới mức lố bịch không giống ai.

3.12. Mai đẹt ti ni là gì?

Mai đẹt ti ni có nguồn gốc từ bộ phim “Ngược dòng thời gian để yêu anh” do Thái Lan sản xuất. Mai đẹt ti ni là cách phiên âm của cụm từ tiếng Anh “my destiny” (nghĩa là định mệnh của tôi). Giới trẻ Việt Nam thường dùng cụm từ này để nhắc về người thương, định mệnh của cuộc đời mình.

3.13. Ra dẻ là gì?

Ra dẻ hay da zẻ, ra dzẽ là cách đọc chệch của ra vẻ. Nếu bạn theo dõi chương trình 2 ngày 1 đêm thì sẽ thường xuyên nghe nghệ sĩ hài Lê Dương Bảo Lâm sử dụng câu cửa miệng “hay ra dẻ quá à”. Cụm từ này mang ý nghĩa giễu cợt người khác một cách hóm hỉnh, hài hước, không gây khó chịu.

Trên đây là những thông tin về cụm từ mãi mận cũng như một số cụm từ hot trend được gen Z sử dụng trong thời gian gần đây được Vua Nệm tổng hợp lại. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể hiểu mãi mận là gì và am hiểu ngôn ngữ của giới trẻ!

>>>Đọc thêm: 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.