Thực hư học ngôn ngữ ký hiệu tay dễ hay khó?

CẬP NHẬT 11/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Học ngôn ngữ ký hiệu tay là một cách giúp bạn giao tiếp với người thân, bạn bè bị bệnh khiếm thính hoặc câm điếc bẩm sinh. Vậy bạn đã biết ngôn ngữ ký hiệu tay là gì và học ngôn ngữ này bằng phương pháp nào vừa đơn giản, nhanh chóng? Câu trả lời sẽ được Vua Nệm giải đáp tại bài viết này.

1. Khái niệm, đặc điểm, nguồn gốc của ngôn ngữ ký hiệu tay 

1.1.  Ngôn ngữ ký hiệu tay là gì?

Ngôn ngữ ký hiệu tay là một loại ngôn ngữ sử dụng các động tác của bàn tay để thay thế cho lời nói. Ngôn ngữ ký hiệu là công cụ giao tiếp chính của những người khiếm thính. Bên cạnh các tín hiệu từ tay, bạn có thể sử dụng thêm chuyển động của vai, môi và nét mặt nhằm thể hiện trọn vẹn nội dung muốn diễn đạt.

ngôn ngữ ký hiệu tay là gì
Ngôn ngữ ký hiệu tay là phương thức giao tiếp giữa những người bị câm hoặc khiếm thính.

1.2. Nguồn gốc của ngôn ngữ ký hiệu tay

Hiện nay chưa có thông tin nào chứng minh nguồn gốc ra đời của ngôn ngữ ký hiệu tay.  Có thể nói loại ngôn ngữ này xuất hiện độc lập với nhiều cách biểu đạt khác nhau từ trước khi có ngôn ngữ chính thức. Một số bảng chữ cái và hệ thống ký tự tay đã được các nhà khoa học tìm thấy khi khai quật các di tích ở khắp nơi trên thế giới. Nhiều ghi chép cho thấy ngôn ngữ ký hiệu ra đời vào thế kỷ 17 tại khu vực châu Âu. 

1.3. Đặc điểm

Tương tự như tiếng nói, ngôn ngữ ký hiệu tay cũng có sự khác biệt giữa từng quốc gia, thậm chí là từng khu vực trong một đất nước. Sở dĩ có sự khác biệt này là do tác động của lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán. Từ  đó cách diễn đạt sự vật, hiện tượng cũng không giống nhau.

Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu thì ngôn ngữ ký hiệu cũng có một vài điểm tương đồng nhất định. Điển hình là việc miêu tả một số hành động phổ biến trong cuộc sống hằng ngày như uống nước. Dù bạn có là người của quốc gia nào đi nữa thì khi diễn tả hành động uống nước cũng sẽ phải dùng động tác giả bộ như đang cầm ly đưa lên miệng. 

Trong mỗi người chúng ta dù là bình thường hay mắc các khiếm khuyết như khiếm thính, câm bẩm sinh đều có sẵn 30% kiến thức về ngôn ngữ ký hiệu. Do đó, hai người bị câm điếc bẩm sinh ở hai đất nước khác nhau sẽ có thể giao tiếp tốt hơn người bình thường cho dù họ không biết ngoại ngữ.

Đặc điểm thứ hai của ngôn ngữ ký hiệu tay là tính giản lược. Thay vì diễn đạt một câu đầy đủ cấu trúc thì họ có thể rút gọn lại ở những cụm từ chính. Ví dụ câu: “Bạn đã ăn chưa?” qua ngôn ngữ ký hiệu sẽ thành “Ăn chưa?”

Chính vì đặc điểm này mà nhiều khi ngôn ngữ ký hiệu tay không có sự thống nhất, đồng bộ. Một câu sẽ có nhiều cách sắp xếp khác nhau, tuy nhiên khi diễn đạt người dùng sẽ đưa cụm từ quan trọng nhất lên hàng đầu tạo thành đặc điểm có điểm nhấn thu hút sự chú ý của đối phương.

học ngôn ngữ ký hiệu tay
Bài toán về giao tiếp với người khiếm thính sẽ được hóa giải nếu bạn nắm được các ngôn ngữ ký hiệu.

2. Học ngôn ngữ ký hiệu tay có dễ không?

Có một điều chắc chắn là học ngôn ngữ ký hiệu sẽ cần nhiều thời gian hơn so với học tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ.

Theo đánh giả của đa số cá nhân tự nguyện là sinh viên đại học tìm hiểu ngôn ngữ ký hiệu thì việc học loại ngôn ngữ này khó khăn hơn quá trình học ngoại ngữ. Bởi đặc trưng của ngôn ngữ ký hiệu là dùng động tác tay để truyền đạt thông tin tới người khác. Các chữ cái, từ ngữ sẽ được quy ước với một ý nghĩa truyền đạt riêng. Thế nhưng có rất nhiều động tác lại có nét tương đồng khiến người dùng dễ bị nhầm lẫn. Đôi khi chỉ cần diễn đạt sai lệch một chút thôi là thông điệp gửi tới người nghe có thể rơi vào cảnh “tam sao thất bản”.

Để khắc phục tình trạng này, hiện nay các tổ chức của Nhà nước đang lên kế hoạch chuẩn hóa lại nội dung ngôn ngữ ký hiệu thành một chuẩn thống nhất sử dụng trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, đó vẫn là chuyện của tương lai, còn hiệu tại chúng ta vẫn đang học cách thích nghi với sự lệch chuẩn của ngôn ngữ này.

học ngôn ngữ ký hiệu tay có dễ không
Quá trình học ngôn ngữ ký hiệu tay sẽ không quá khó nếu bạn thật sự nghiêm túc

3. Gợi ý 5 phần mềm học ngôn ngữ ký hiệu tay hiệu quả

Dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ, các nhà nghiên cứu đã phát hành ra rất nhiều phần mềm tiện ích hỗ trợ quá trình học ngôn ngữ ký hiệu tay. Trong đó phải kể đến các phần mềm tự học rất tiện lợi trên điện thoại thông minh giúp bạn có thể học mọi lúc mọi nơi. 

Dưới đây, Vua Nệm sẽ giới thiệu tới bạn Top 5 app dạy ngôn ngữ ký hiệu được đông đảo người dùng trên khắp thế giới đánh giá cao:

3.1. The ASL App

The ASL App cung cấp nhiều loại video trực quan diễn tả cách sử dụng ngôn ngữ ký hiệu cho các từ thông dụng trong cuộc sống giúp bạn tiếp thu hiệu quả.

App có hệ thống từ điển chứa bảng chữ cái cùng các từ được chia theo nhiều chủ đề cụ thể. Mỗi chữ và từ sẽ được cung cấp kèm theo một video hướng dẫn để người đọc dễ ghi nhớ. Sau khi đã nắm được một vài thông tin chuẩn bạn có thể luyện kỹ năng bằng cách xem các clip hoặc phim ngắn để kiểm tra lại độ tiếp thu kiến thức của bản thân. Điểm cộng của phần mềm là hạng mục Articles tập hợp các nghiên cứu về ngôn ngữ ký hiệu cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng.

3.2.  Hands On ASL

Ứng dụng Hands On ASL cung cấp các thẻ từ và câu đố đa dạng nội dung và có tính tương tác cao. Phần giao diện app cũng được thiết kế rất khoa học, dễ sử dụng.Khác với các phần mềm dạng ASL khác, bạn có thể làm cái bài kiểm tra trực tiếp trên phần mềm và có thể quay lại check những bài chưa đạt hoặc làm lại bất cứ khi nào. Tại chuyên mục Movie, phần mềm cung cấp sẵn các bộ phim hay có kèm phụ đề và giải thích bằng ngôn ngữ ký hiệu để bạn dễ dàng nắm bắt cuộc hội thoại.

phần mềm học ngôn ngữ ký hiệu tay
Học ngôn ngữ ký hiệu tay trên các phần mềm trực tuyến đang là lựa chọn phổ biến hiện nay nhờ tính tiện dụng

3.3. ASL American Sign Language

Điểm khác biệt của ASL American Sign Language so với các công cụ khác là có thể dịch ngôn ngữ ký hiệu trong thời gian ngắn với độ chính xác cao. 

Bạn chỉ cần nhập một cụm từ bất kỳ vào app, lập tức phần mềm sẽ xuất hiện một hiệu ứng hình người diễn tả cụm từ đó bằng ngôn ngữ ký hiệu chỉ sau vài giây. Ngoài ra, bạn cũng có thể chỉnh tốc độ hình ảnh chậm lại để tiện cho việc ghi nhớ và luyện theo dễ dàng hơn. Ứng dụng cũng cho phép người dùng tải từ điển về máy để sử dụng ngoại tuyến.

3.4. Sign ASL

Cách thức hoạt động của phần mềm Sign ASL tựa như cuốn từ điển tìm kiếm thông tin về ngôn ngữ ký hiệu. Bên cạnh bản dùng miễn phí với bảng chữ cái cơ bản thì bạn có thể cân nhắc việc nâng cấp lên bản trả phí để tìm hiểu rõ hơn về các từ nâng cao và có quyền truy cập nội dung được thiết kế dành riêng cho trẻ em.

Thêm một điểm cộng của phiên bản Sign ASL trả phí là bạn có thể tua chậm video xuống 25%, 50%, thậm chí là 75% so với tốc độ ban đầu để dễ dàng bắt chước.

3.5. Sign Language Alphabet Ireland

Sign Language Alphabet Ireland được thiết kế theo hệ thống ISL – Ngôn ngữ ký hiệu Ireland. Hiện tại, Sign Language Alphabet Ireland đang có bản sử dụng trên Android.

Khi sử dụng phần mềm, bạn sẽ được trải nghiệm học ngôn ngữ ký hiệu thông quá các con số, chữ cái có đính kèm video hướng dẫn chi tiết. Bạn cũng có thể xem lại bài giảng nhiều lần để củng cố chắc kiến thức.

Giao diện app được đánh giá khá hiện đại, chất lượng video rõ nét, không chứa quảng cáo, đặc biệt bạn có thể tải video về điện thoại.

Hy vọng những thông tin về học ngôn ngữ ký hiệu tay được Vua Nệm nêu trên đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện về khái niệm, đặc điểm và cách rèn luyện loại ngôn ngữ này.

>>Đọc ngay:

Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 điều quan trọng để làm chủ nghệ thuật giao tiếp

Top 20 trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ phát triển toàn diện

Đánh giá post
Không có bài viết liên quan.