EQ được biết đến là chỉ số thể hiện mức độ thông minh về mặt cảm xúc của mỗi người. Đa số đều nghĩ rằng đây là yếu tố mang tính di truyền bẩm sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ số EQ có thể cải thiện thông qua những thói quen trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cùng Vua Nệm tìm hiểu các bước cải thiện chỉ số EQ giúp thông minh và nhanh nhạy hơn nhé!
Nội Dung Chính
1. Chỉ số EQ là gì?
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai chỉ số: EQ và IQ. Nếu IQ là chỉ số thể hiện mức độ thông minh, về khả năng trí tuệ của một cá thể, thì chỉ số EQ chỉ thể hiện mức độ thông minh về cảm xúc. EQ là từ viết tắt của Emotional Quotient, rất phổ biến trong tiếng Anh.
EQ thường được dùng để đo lường, đánh giá các yếu tố có khả năng về mặt cảm xúc như: sự sáng tạo, sự liên tưởng hay trí tưởng tượng…Với những người sở hữu chỉ số EQ cao, họ có khả năng nhận biết, điều chỉnh và đánh giá cảm xúc của bản thân cũng như của những người xung quanh.
Chỉ số EQ cũng được đánh giá và đo lường thông qua các bài kiểm tra đã được các nhà khoa học nghiên cứu và công bố.
2. Lợi ích của người có chỉ số EQ cao
Là khả năng nhận thức, đánh giá và điều tiết cảm xúc theo hướng tích cực, EQ không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với bản thân mỗi người mà còn là yếu tố đóng góp, xây dựng các mối quan hệ thêm thắt chặt và gắn bó hơn.
Lý do là vì người có EQ cao có khả năng nhận biết cảm xúc của những người xung quanh, từ đó họ có những cư xử, giao tiếp khéo léo hơn nhằm duy trì các mối quan hệ, chẳng hạn như: bạn bè, đồng nghiệp, bạn học…
Không chỉ có được thế mạnh trong việc gìn giữ và duy trì các mối quan hệ, người có chỉ số EQ cao còn có khả năng quản lý và kiểm soát cảm xúc bản thân hiệu quả. Điều này giúp họ luôn giữ trạng thái tích cực và tràn đầy năng lượng.
3. Các bước cải thiện chỉ số EQ giúp thông minh và nhanh nhạy hơn
Chỉ số EQ có thể được cải thiện thông qua các thói quen rèn luyện hàng ngày. Cùng Vua Nệm tìm hiểu các bước giúp cải thiện chỉ số EQ nhé!
3.1 Giao tiếp cụ thể, rõ ràng
Dù đối phương là bất cứ đối tượng nào, bạn vẫn nên duy trì khả năng giao tiếp một cách rõ ràng và khúc chiết, đảm bảo đối phương luôn hiểu cụ thể ý nghĩa và nội dung mà bạn đang truyền tải. Việc giao tiếp mập mờ không chỉ làm giảm tính hiệu quả của cuộc trò chuyện mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ cũng như hiệu suất công việc.
Ví dụ, trong một cuộc họp, bạn là người trình bày và dẫn dắt chủ đề ngày hôm đó. Nếu cách bạn truyền tải không rõ ràng, người tham dự sẽ khó hiểu được ý bạn diễn đạt. Họ sẽ hỏi lại để làm rõ ý nghĩa của câu chuyện. Điều này sẽ kéo dài thời gian cuộc họp, gây mất thời gian của mọi người. Nếu họ không rõ và cũng không hỏi lại, họ sẽ thực thi không đúng với mong muốn của bạn, gây giảm hiệu suất trong công việc.
Ngoài ra, khi giao tiếp, bạn cũng nên cân nhắc những việc nào nên được truyền tải, để đảm bảo không gây mất thời gian đối phương cũng như không đẩy chủ đề câu chuyện đi quá xa, gây lan man, khó hiểu.
Cách thức giao tiếp rõ ràng, khéo léo sẽ giúp bạn rèn luyện chỉ số EQ, giúp nó tăng trưởng và vượt bậc hơn qua từng ngày cố gắng và luyện tập.
3.2 Luyện tập để hình thành sự đồng cảm
Đồng cảm được đánh giá là phẩm chất quan trọng, cốt lõi của người sở hữu chỉ số EQ cao. Đồng cảm được hiểu là khả năng lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, người có khả năng đồng cảm thường không có xu hướng chỉ trích hay bài xích các ý tưởng, quan điểm của người khác. Họ luôn đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của đối phương để hiểu và cảm thông.
Nếu bạn cố gắng rèn luyện khả năng đồng cảm, ngày qua ngày, bạn sẽ cải thiện được chỉ số EQ của bản thân ở mức tối đa.
3.3 Lắng nghe góp ý từ người khác
Không phải ai cũng có khả năng lắng nghe góp ý từ người khác. Nhiều người thường cảm thấy bị tổn thương, xúc phạm, thậm chí là nghe phản hồi hoặc góp ý từ mọi người xung quanh. Tuy nhiên, đây là điều chứng tỏ những người này không có chỉ số EQ cao.
Để tăng cường chỉ số EQ, hãy luyện tập lắng nghe phản hồi từ những người xung quanh. Những lời góp ý đôi khi không dễ nghe và khiến bạn khó chịu; tuy nhiên, hãy luôn mạnh dạn đối mặt và đón nhận chúng. Hãy suy nghĩ theo chiều hướng tích cực rằng chỉ khi được nghe đóng góp, bạn mới có thể cải thiện và phát triển bản thân theo hướng tích cực hơn.
3.4 Luôn đón nhận những điều mới mẻ
Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên nhằm nhận biết người có chỉ số EQ cao. Họ luôn đón nhận những điều mới mẻ với thái độ đón nhận và tích cực nhất. Khi đối diện với điều này, họ cảm nhận đây chính là cơ hội để họ học hỏi và mở rộng khả năng hiểu biết hơn nữa.
Những người có chỉ số EQ cao luôn sẵn sàng tiếp thu những điều mới, không trói bản thân vào những định kiến hoặc suy nghĩ, hệ ý thức nhất định. Với họ, thế giới luôn xoay chuyển hàng ngày, hàng giờ.
Chính vì vậy, để gia tăng chỉ số EQ của bản thân, hãy mở rộng tư duy, cởi mở với những điều mới mẻ. Bạn sẽ thấy cuộc sống nhiều niềm vui và thú vị hơn.
3.5 Lan truyền năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh
Lối sống tích cực luôn được đa số mọi người yêu thích và học hỏi. Những người có chỉ số EQ cao luôn nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như mức độ ảnh hưởng của lối sống tích cực đến mọi người xung quanh.
Lối sống tích cực không chỉ mang đến tinh thần khỏe khoắn cho bản thân mà còn có khả năng mang điều kỳ diệu đến mọi người xung quanh? Vậy điều kỳ diệu đó là gì?
Khi bạn suy nghĩ tích cực, điều đó sẽ bộc lộ trên gương mặt, giọng nói hay nụ cười của bạn. Và những người xung quanh sẽ bị lan truyền bởi năng lực tích cực đó. Họ sẽ lấy bạn làm tấm gương, làm động lực để xây dựng lối sống tích cực hơn, nhiều năng lượng hơn cho bản thân mình.
Lối sống tích cực không chỉ giúp bản thân cảm thấy dễ chịu mà còn giúp những người ở gần bạn trở nên vui vẻ và nhiều năng lượng hơn. Hãy luyện tập lối sống tích cực để gia tăng chỉ số EQ của bản thân nhé!
XEM THÊM: Bật mí 8 cách phát triển EQ cho trẻ mà ba mẹ nên biết
3.6 Luyện tập khả năng chủ động lắng nghe
Lắng nghe chủ động là hình thức khi nghe ai đó trò chuyện, trao đổi, bạn thực sự để tâm và chú ý đến những điều họ nói. Đây là trạng thái mà bạn hoàn toàn tập trung vào cuộc trò chuyện, cũng như phản hồi lại đối phương. Điều này thể hiện sự chu đáo, và tận tâm của bạn đối với những người xung quanh.
Lắng nghe chủ động khác với lắng nghe thụ động – tức là chỉ nghe về mặt hình thức mà tâm trí bạn không đặt vào nội dung của câu chuyện. Việc chủ động lắng nghe khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng hơn, vì thế mà mối quan hệ cũng được thắt chặt hơn nữa.
Trên thực tế, việc giao tiếp không chỉ được thực hiện thông qua lời nói mà còn được thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể. Nếu bạn có khả năng kết hợp giữa hình thức lắng nghe chủ động với các phương pháp giao tiếp truyền thống, chắc hẳn bạn sẽ đạt được sự tối ưu trong quá trình giao tiếp với đối phương.
Đây cũng là kỹ năng quan trọng mà bạn nên rèn luyện hàng ngày để tăng cường chỉ số EQ của bản thân.
3.7 Rèn luyện khả năng nhận biết cảm xúc của người khác
Khả năng nhận biết cảm xúc của người xung quanh thể hiện sự tinh tế, kỹ năng quan sát cũng như kinh nghiệm của bản thân mỗi người. Điều này không chỉ giúp bạn xây dựng những mối quan hệ tốt hơn mà còn trở thành người bạn đáng tin cậy, thấu cảm đối với mọi người xung quanh.
XEM THÊM: Các bước lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân đầy đủ và chi tiết nhất
4. Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin về chỉ số EQ cũng như các bước cải thiện chỉ số EQ. Hãy rèn luyện những thói quen trên để tăng cường chỉ số EQ của bản thân nhé! Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở các bài viết tiếp theo nha!