Áp lực công việc, nợ nần, căng thẳng, định kiến xã hội khiến cho giới trẻ Hàn Quốc thiếu ngủ trầm trọng, thậm chí đất nước này còn được mệnh danh là “Quốc gia thiếu ngủ nhất Châu Á”. Tình trạng thiếu ngủ gia tăng và kéo dài gây nên những hệ lụy xấu với sức khỏe, ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất cũng như tinh thần của nhiều người.
Nội Dung Chính
1. Hàn Quốc – Nơi được mệnh danh là “Quốc gia thiếu ngủ nhất Châu Á”
Hàn Quốc vốn là quốc gia nổi tiếng về tình trạng “cuồng công việc”. Người dân nước này dành phần lớn thời gian để làm việc, cũng vì vậy mà thời gian ngủ của họ bị thiếu hụt một cách trầm trọng. Cũng theo thời gian, số lượng người dân gặp phải các vấn đề về giấc ngủ ngày càng gia tăng.
Theo một nghiên cứu của tập đoàn bảo hiểm AIA thì quốc gia có số giờ ngủ ít nhất Châu Á – Thái Bình dương là Hàn Quốc. Nghiên cứu này cũng chỉ ra, mỗi đêm mỗi người Hàn Quốc chỉ ngủ trung bình 6,3 giờ, trong khi đó số giờ ngủ trung bình là 6,9 giờ.
Theo một dữ liệu khác từ Dịch vụ Bảo hiểm Y tế Quốc gia Hàn Quốc thì số lượng người mắc các chứng rối loạn giấc ngủ liên tục tăng trong 5 năm qua, trung bình mỗi năm tăng 8,1%. Vào năm 2021, có đến 381.403/người bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ, đến năm 2022, số lượng người bị mắc chứng này lên đến nửa triệu người. Theo thống kê, số người mắc chứng rối loạn giấc ngủ bao gồm nhiều độ tuổi khác nhau nhưng chủ yếu là độ tuổi 20 (chiếm 34%).
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ngủ ở Hàn Quốc
Có nhiều nguyên nhân khiến người dân Hàn Quốc bị thiếu ngủ trầm trọng và được coi là Quốc gia thiếu ngủ nhất Châu Á, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
2.1. Thay đổi nội tiết
Nguyên nhân này thường xảy ra với những người từ 50 tuổi trở đi. Tuy nhiên, những người này khi còn trẻ cũng gặp phải một số vấn đề như: áp lực, căng thẳng, uống nhiều cà phê, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử…
2.2. Văn hóa làm việc quá sức
Theo thống kê, trung bình mỗi người Hàn Quốc làm việc khoảng 1967 giờ/1 năm vào năm 2019, cao hơn 241 giờ so với số giờ làm việc trung bình 1726 giờ do OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) đưa ra. Người dân làm việc hăng say, quên giờ giấc do áp lực công việc, áp lực cơm áo gạo tiền và để trả nợ.
Số liệu từ các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, đa phần các khoản nợ là do tiền vay để mua nhà hoặc tiền đầu tư vào cổ phiếu, đồng tiền điện tử… Khi kinh tế suy thoái thì các khoản đầu tư này ảnh hưởng, điều này khiến cho người dân càng phải làm việc nhiều hơn để gồng gánh nợ và các khoản chi tiêu của mình.
2.3. Chủ nghĩa dân tộc độc lập
Chủ nghĩa này khiến cho người dân tại Hàn Quốc làm việc và học tập một cách chăm chỉ, có năng suất để cống hiến cho xã hội. Sự canh tranh và tinh thần làm việc nhiệt tình của người xung quanh khiến cho mỗi người đều cố gắng làm việc nhiều hơn để không bị thụt lùi.
2.4. Áp lực trong ngành giáo dục
Hàn Quốc là quốc gia có thành tích tốt về giáo dục. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng coi trọng yếu tố ổn định tài chính, trình độ học vấn và địa vị xã hội… Điều này sẽ gây áp lực nên phụ huynh và con em của họ, học sinh tại Hàn liên tục phải học thêm, tham gia các lớp học ngoại khóa.
Ngoài ra, áp lực từ các kỳ thi cũng khiến cho các em học sinh bị thiếu ngủ trầm trọng, lâu dần việc “ngủ ít” vô hình chung đã trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá con người tại quốc gia này.
2.4. Định kiến xã hội
Tại Hàn Quốc, việc ngủ nhiều và sự lười biếng bị đánh đồng với nhau. Những người ngủ ít thường được đánh giá cao và cho rằng sẽ thành công, ngược lại, những người ngủ nhiều lại được cho là sẽ không thể tránh khỏi sự thất bại.
2.5. Người dân được tạo điều kiện để “thiếu ngủ”
Nghe có vẻ lạ nhưng đó lại là sự thật đang diễn ra tại Hàn Quốc. Tại quốc gia này, việc thiếu ngủ là điều bình thường và không phải là vấn đề lớn.
Hệ thống các cửa hàng tiện lợi, dịch vụ ăn uống, mua sắm tại Hàn Quốc được phép mở cửa 24/7 với mục đích tạo điều kiện để người dân có thể mua sắm, sinh hoạt một cách thuận lợi. Các quán cà phê tại Hàn Quốc cũng mọc lên ở mọi nơi, giới trẻ có thể làm việc cả ngày cho đến tối muộn chỉ bằng một bài ly cà phê mỗi ngày.
3. Hệ lụy khôn lường do thiếu ngủ trầm trọng gây ra
Thiếu ngủ trong một thời gian ngắn không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nên nhiều hệ lụy khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của mỗi người.
- Gia tăng tỷ lệ mắc chứng rối loạn giấc ngủ và trầm cảm: Khi bị mắc các chứng bệnh này, giải pháp mà nhiều người tìm đến nhất chính là thuốc ngủ. Nếu sử dụng quá nhiều thuốc ngủ có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh, tâm lý không ổn định, suy giảm trí nhớ, ảo giác, một số trường hợp nặng có thể tự sát.
- Suy giảm sức khỏe: Những người bị mất ngủ thường xuyên có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày do ăn uống trong vô thức, vô tội vạ.
- Thiếu ngủ khiến hệ miễn dịch suy giảm: Khi bạn ngủ, hệ miễn dịch sẽ được củng cố nên cơ thể có khả năng chống chọi được nhiều bệnh do vi khuẩn, vi rút gây nên. Ngược lại, ở những người thiếu ngủ thì quá trình này sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh do hệ miễn dịch gây nên như cảm cúm, cảm lạnh, ho…
- Thừa cân, béo phì: Khi thiếu ngủ, hoạt động của các hormon kiểm soát cảm giác no, đói của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, một số trường hợp sẽ ăn uống nhiều hơn vào ban đêm dẫn đến thừa cân, béo phì.
- Suy giảm trí nhớ: Thiếu ngủ có thể gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, quá trình lưu trữ ký ức bị gián đoạn. Bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề như: mau quên, tăng tỉ lệ mắc hội chứng suy giảm trí nhớ Alzheimer…
4. Giải pháp hiệu quả để hạn chế thiếu ngủ và tăng cường chất lượng giấc ngủ
Tại quốc gia thiếu ngủ nhất Châu Á – Hàn Quốc, số người thiếu ngủ gia tăng khiến cho các ngành công nghiệp hỗ trợ giấc ngủ được đẩy mạnh, trong đó phải kể đến các sản phẩm như các thiết bị thông minh, các loại thực phẩm chức năng, các spa, trung tâm massage, các trung tâm thiền, yoga… Ngoài ra, bạn cũng có thể tự điều chỉnh và nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng những biện pháp đơn giản dưới đây:
- Ngủ trưa: Một giấc ngủ trưa ngắn, mỗi giấc ngủ không quá 30 phút sẽ giúp giấc ngủ buổi tối của bạn trở nên tốt hơn, không còn tình trạng khó ngủ hay thức giấc giữa đêm. Không nên ngủ trưa quá lâu sẽ khiến cho giấc ngủ buổi tối bị ảnh hưởng.
- Tăng cường hoạt động thể chất vào ban ngày như đi bộ, vận động, tập thể dục thể thao khoảng 20-30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
- Không sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine, nước tăng lực, nước chè…vào buổi chiều và tối để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc, cá, thịt, các loại đậu, hạn chế chất béo, đồ ngọt, đồ ăn chiên rán…
- Không sử dụng các thiết bị điện tử trong vòng 1 tiếng trước khi đi ngủ để hạn chế sự ảnh hưởng của ánh sáng xanh gây mất ngủ.
- Ngủ trong điều kiện yên tĩnh, không có nhiều ánh sáng, không bị ồn để giấc ngủ không bị gián đoạn.
- Đi ngủ và thức giấc vào cùng một khung giờ mỗi ngày nhằm tạo ra nhịp sinh học cho bản thân.
- Không ăn trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ, nếu đói thì bạn có thể ăn nhẹ với ngũ cốc, uống sữa ấm.
- Không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn vì các cơn buồn tiểu.
- Lựa chọn chăn ga gối nệm phù hợp với tình trạng cơ thể. Trong quá trình chọn chăn ga gối nệm, cần chú ý đến một số yếu tố như: độ tuổi, tình trạng sức khỏe, sở thích, độ thông thoáng, cảm giác thoải mái khi sử dụng…
Gợi ý một số mẫu chăn/ga/gối/nệm được ưa chuộng hiện nay:
- Bộ ga chun AMD Venus kẻ 4CT
- Bộ Ga chun Hanvico Merry cotton
- Nệm foam Nhật Bản Aeroflow Standard 12cm
- Nệm lò xo túi độc lập Amando Lucio 23cm
Quốc gia thiếu ngủ nhất Châu Á chính là Hàn Quốc, tình trạng này gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống, công việc của người dân. Vấn đề thiếu ngủ tại quốc gia này cũng là hồi chuông cảnh báo cho các nước khác, làm sao để có những định hướng, những giải pháp phù hợp để hạn chế việc thiếu ngủ, từ đó bảo vệ sức khỏe tinh thần, thể chất của người dân.
Nguồn tham khảo: https://vnexpress.net/quoc-gia-thieu-ngu-3759470.html