Là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành công nghiệp và thương mại, ISO được biết đến như một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế được thiết lập bởi các nhà quản lý quốc tế. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn không hiểu rõ ISO là gì? Các loại tiêu chuẩn ISO được áp dụng hiện nay?
Cùng Vua Nệm tìm hiểu tất tần tật các thông tin liên quan đến thuật ngữ này nhé!
Nội Dung Chính
1. Khái niệm thuật ngữ ISO: ISO là gì?
ISO là từ viết tắt của International Organization for Standardization – đây là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập vào năm 1947. ISO chính là cơ quan hình thành những tiêu chuẩn quốc tế, được áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên toàn thế giới.
Trụ sở chính của tổ chức này hiện tọa lạc tại Thụy Sĩ, với hơn 160 nước là thành viên của tổ chức. Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn ISO được chuyển thành tiếng Việt với tên gọi chung là Tiêu Chuẩn Việt Nam hay còn viết tắt là TCVN.
Trong tình hình hội nhập hiện tại, các nước thực hiện trao đổi, nhập và xuất khẩu hàng hóa với mật độ cao, ISO chính là phạm vi để áp dụng cho mọi tổ chức, mọi loại hình, mọi quy mô cũng như mặt hàng sản phẩm.
Đến thời điểm hiện tại, ISO đã thiết lập hơn 20 ngàn tiêu chuẩn chất lượng cho mọi lĩnh vực từ dịch vụ, công nghệ, cho đến sản xuất, môi trường, thực phẩm…trên toàn thế giới.
2. Ý nghĩa của tiêu chuẩn ISO
Tiêu chuẩn ISO mang ý nghĩa là một hệ thống quy tắc chung áp dụng trên toàn cầu. Hệ thống này là điều kiện để các công ty, các tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ và sản phẩm đúng như hệ thống đã đề ra. Tiêu chuẩn ISO đồng thời là chỉ tiêu để đánh giá hoạt động cũng như so sánh năng lực giữa các tổ chức, các công ty với nhau.
Tùy vào tính chất và đặc thù của từng ngành nghề mà tiêu chuẩn ISO khác nhau. Khi đã được cấp chứng nhận ISO, các công ty, tổ chức phải áp dụng vào tất cả các công đoạn trong công ty từ nhân sự, vận hành, cho đến sản xuất.
Những công ty được cấp chứng chỉ ISO thể hiện năng lực cao, độ uy tín cũng như khẳng định tầm cỡ doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ.
3. Các tiêu chuẩn ISO được áp dụng hiện nay
Được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, hiện nay có nhiều loại tiêu chuẩn ISO được áp dụng riêng đối với từng ngành nghề, từng sản phẩm khác nhau.
Cùng Vua Nệm tìm hiểu các tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay nhé!
3.1 Tiêu chuẩn ISO 9000
ISO 9000 là hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng trong các tổ chức, tập đoàn, công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng, thi công và thiết kế. Tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm các hướng dẫn, bộ công cụ và hệ thống quản lý chất lượng nhằm giúp công ty thực thi, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được thiết lập để áp dụng trong tất cả các khâu từ sản xuất, kinh doanh cho đến giao dịch, hậu cần cũng phải được duy trì theo hệ thống tiêu chuẩn này.
3.2 Tiêu chuẩn ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn phổ biến và được nhiều người Việt Nam biết đến. Tiêu chuẩn này có tên gọi đầy đủ là ISO 9001:2015, được xem là bộ tiêu chuẩn duy nhất trong ISO 9000 về lĩnh vực QMS (tức là Hệ thống quản lý chất lượng).
ISO 9001 là hệ thống quy tắc phổ biến và được nhiều tổ chức, công ty, doanh nghiệp áp dụng như tiêu chuẩn quản lý chất lượng riêng của công ty.
Hiện tại, tiêu chuẩn ISO 9001 có 5 phiên bản:
- ISO 9001:1987: Đây được xem là phiên bản đầu tiên trong bộ quy tắc ISO về lĩnh vực sản xuất và phân phối.
- ISO 9001:1994: Ở phiên bản này, bộ quy tắc ISO không có nhiều thay đổi so với phiên bản trước đó.
- ISO 9001:2000: phiên bản ISO này có hệ thống tiêu chuẩn phát triển vượt bậc so với các phiên bản trước đó. ISO phiên bản 2000 có nhiều điểm linh động và bao quát hơn, được áp dụng một cách hiệu quả cho hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tối đa.
- ISO 9001:2008: So với phiên bản 2000, phiên bản này chỉ thay đổi một số thuật ngữ. Các hệ thống quy tắc khác đều được giữ nguyên.
- ISO 9001:2015: Phiên bản 2015 nâng cấp hơn rất nhiều so với phiên bản ISO đầu tiên. Ở phiên bản này, hệ thống quy tắc ISO tập trung cải tiến ở khâu kiểm soát và quản lý hệ thống, nhằm hướng tới xu hướng phát triển bền vững, lâu dài hơn.
3.3 Tiêu chuẩn 14001
Kết hợp với cách tiếp cận của bộ tiêu chuẩn ISO 9001, tiêu chuẩn 14001 là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, được công nhận trong lĩnh vực quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhiều cấp độ khác nhau.
Tiêu chuẩn 14001 nhằm hỗ trợ các tổ chức, công ty trong quy trình kiểm tra, và đảm bảo an toàn thực phẩm ở mức tuyệt đối.
3.4 Tiêu chuẩn 20000
Đây là hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin. Tiêu chuẩn 2000 được áp dụng ở phạm vi quốc tế, nhằm xác định và quản lý các hoạt động diễn ra trong quá trình giao dịch dựa trên nền tảng tối ưu và tiên tiến nhất.
3.5 Tiêu chuẩn 22000
Là một tiêu chuẩn được công nhận cấp quốc tế, ISO 22000 bao gồm cách tiếp cận của cả hai hệ thống quy tắc: ISO 9001 (quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm) và HACCP (chứng nhận an toàn thực phẩm). ISO 22000 công nhận khả năng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở tất cả các cấp độ của một công ty, tổ chức.
Đạt được tiêu chuẩn ISO 22000 đồng nghĩa với việc công ty/ doanh nghiệp đã được công nhận khả năng kiểm soát và phòng tránh các rủi ro, nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.6 Tiêu chuẩn 27000
Tiêu chuẩn ISO 27000 được áp dụng cho các tổ chức, công ty, doanh nghiệp chuyên về tạo lấp công cụ. Mục tiêu của hệ thống tiêu chuẩn này chính là xây dựng quy phạm an toàn thông tin trong các hoạt động kinh doanh một cách tối ưu và hiệu quả nhất.
Tiêu chuẩn ISO 27000 được thiết lập thông qua sự phối hợp của Tổ chức ISO và Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc Tế IEC.
3.7 Tiêu chuẩn 45001
Được áp dụng trong lĩnh vực quản lý về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, các tiêu chuẩn trong ISO 45001 có năng lực hỗ trợ nâng cao hiệu suất OH & S với bất kỳ tổn hại hoặc thương tích nào ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân sự.
Dựa trên cách tiếp cận ISO 14001 và ISO 9001, tiêu chuẩn 45001 đã ra đời bởi các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
3.8 Tiêu chuẩn 17025
ISO 17025 là bộ tiêu chuẩn áp dụng kiểm soát chất lượng đối với phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn hoặc các phòng nghiên cứu nhằm xác định năng lực chuyên môn cũng như cách tổ chức, quản lý hoạt động của các tổ chức này.
Không chỉ có chức năng công nhận kỹ thuật, và chất lượng hoạt động, ISO 17023 còn giúp cải thiện hệ thống hoạt động của các phòng nghiên cứu theo cách tốt và hiệu quả nhất.
3.9 Tiêu chuẩn OHSAS 18001
Được thiết lập và ban hành vào ngày 12/03/2018, tiêu chuẩn này giúp các tổ chức, công ty thực hiện kiểm soát và đo lường các rủi ro trong quá trình hoạt động nhằm có những biện pháp ngăn ngừa từ sớm.
3.10 Tiêu chuẩn ISO 13485
Được áp dụng như bộ quy chuẩn trong hệ thống quản lý của các cơ sở kinh doanh, sản xuất thiết bị y tế, ISO 13485 là bộ tiêu chuẩn mới nhất trong lĩnh vực này.
XEM THÊM:
- Ship Cod Là Gì? Những Lưu Ý Khi Chọn Ship cod Dành Cho Người Bán
- Internet là gì, internet và wifi có giống nhau không?
- Seminar là gì? Cách tổ chức một buổi seminar hiệu quả và thành công
4. Kết luận
Trên đây là định nghĩa về ISO cũng như các loại tiêu chuẩn ISO được áp dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin trên đã đem lại những kiến thức bổ ích cho quý độc giả.
Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở những bài viết hấp dẫn sắp tới nhé!