Chuyện quanh ta

Seminar là gì? Cách tổ chức một buổi seminar hiệu quả và thành công

CẬP NHẬT 08/05/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Seminar là thuật ngữ quen thuộc trong tiếng Anh, xuất hiện ở Việt Nam vài năm trở lại đây. Seminar dùng để chỉ những buổi hội thảo, chuyên đề hoặc hội nghị, quy tụ nhiều người tham dự. Trên thực tế, seminar có ý nghĩa sâu rộng hơn, ứng dụng trong nhiều trường hợp, ngữ cảnh hơn. Cùng Vua Nệm tìm hiểu seminar là gì và cách tổ chức buổi seminar thành công nhé!

 Cách tổ chức một buổi seminar
Seminar là gì? Cách tổ chức một buổi seminar hiệu quả và thành công

1. Seminar là gì? 

Seminar là gì? Seminar có nguồn gốc từ tiếng Anh, được đọc là /ˈsem.ɪ.nɑːr/, có thể hiểu đơn giản là một cuộc hội thảo, được tổ chức với mục đích báo cáo kết quả học tập hay trình bày chuyên sâu về một nghiên cứu chuyên đề.

Trong những buổi seminar, người học được xem là “speaker” – là người nói chính. Người học hoặc người báo cáo sẽ hoàn toàn chủ động trong việc chuẩn bị nội dung, tài liệu và thực hiện trình bày trước những người tham dự.

Trong buổi seminar, các thành viên tham dự sẽ cùng trao đổi và bàn luận về vấn đề nghiên cứu mà speaker đã đề cập. Cuối buổi hội thảo, mọi người sẽ cùng đề xuất phương án, mở rộng hướng xử lý mới và cách thức khắc phục triệt để ưu – nhược điểm của vấn đề đặt ra.

khái niệm seminar là gì
Khái niệm seminar là gì?

Seminar được đánh giá là phương pháp học tập và nghiên cứu đầy sáng tạo, đem đến nhiều niềm vui, sự thích thú cho người học cũng như những người tham dự. Không chỉ vậy, seminar còn là cơ hội để người học xây dựng và phát triển khả năng trình bày quan điểm cá nhân.

Từ đó, tạo nên một môi trường bàn luận tích cực, cũng như đem đến các cơ hội để giới thiệu về kết quả nghiên cứu mới, hay những sản phẩm, dịch vụ tiềm năng…

Các buổi seminar còn là những dịp quý giá để người nói gặp gỡ, giao lưu và xây dựng mối quan hệ với những người trong cùng lĩnh vực, thậm chí là khác lĩnh vực.

2. Ưu và nhược điểm của seminar là gì?

Seminar sở hữu mục đích và chức năng tổ chức đầy tích cực. Vậy phương pháp này có những ưu và nhược điểm gì? Cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!

2.1 Ưu điểm của seminar

Seminar là hình thức học tập và nghiên cứu mới mẻ, sở hữu nhiều ưu điểm và đem đến nhiều lợi ích như:

  • Tạo điều kiện cho người học khai thác đa dạng các khía cạnh của một đề tài, hoặc môn chuyên đề nghiên cứu khoa học. Việc khai thác vấn đề ở nhiều mặt giúp người học rèn luyện kỹ năng critical thinking (tư duy biện luận). 
  • Seminar buộc người học phải phân tích chuyên sâu hơn đề tài mà mình đang nghiên cứu hoặc báo cáo. Để có thể trình bày trước nhiều người tham dự, người học phải thực hiện nghiên cứu sâu nhằm trang bị đủ kiến thức cho việc diễn thuyết và thảo luận.
Ưu điểm của seminar
Ưu điểm của seminarlà gì?
  • Seminar còn tạo cơ hội cho người học rèn luyện khả năng lắng nghe và phản biện trực tiếp với những người tham dự. Điều này giúp người học trang bị tâm thế chủ động cho mọi tình huống, duy trì sự tự tin cũng như khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Seminar còn có tác dụng rèn luyện tư duy của sinh viên trở nên năng động và linh hoạt hơn. Đây là những kỹ năng vô cùng cần thiết trong cả môi trường làm việc và học tập.
  • Các buổi seminar còn giúp người học tiếp thu, lĩnh hội thêm nhiều kiến thức mới trong quá trình trao đổi, học hỏi từ những người tham dự seminar. 
  • Seminar còn là một dấu hiệu tích cực cho các lĩnh vực nghiên cứu vì sau các buổi hội thảo, phần lớn sinh viên/ người học và giới chuyên môn quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề được đề cập và thảo luận.
  • Seminar còn có tác dụng hình thành các kỹ năng thiết yếu cho sinh viên, có thể kể đến như: khả năng phân tích và tổng hợp thông tin dữ liệu, tư duy sáng tạo, kỹ năng thuyết trình
  • Seminar còn giúp người học nắm rõ quy trình tiến hành tranh luận dân chủ được diễn ra trong suốt buổi hội thảo.

2.2 Nhược điểm của seminar

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của phương pháp học tập seminar, một số nhược điểm vẫn còn tồn đọng có thể kể đến như: 

  • Hiện nay, rất nhiều sinh viên/người học lựa chọn phương thức seminar cho các buổi báo cáo kết quả nghiên cứu, kết quả học tập của bản thân. Tuy nhiên, khá nhiều các buổi hội thảo chỉ quan tâm đến hình thức mà ít chú trọng vào nội dung báo cáo. Điều này khiến cho các buổi seminar ít ý nghĩa và hiệu quả hơn.
Nhược điểm của các buổi seminar
Nhược điểm của các buổi seminar là gì?
  • Các buổi seminar chất lượng đòi hỏi người học sinh viên phải đầu tư khá nhiều tiền, công sức và chất xám. Điều này gây mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ các công việc khác của người học.

3. Các bước thực hiện một buổi seminar 

Để thực hiện một buổi seminar hiệu quả và thành công, người chủ trì cần phải dành nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị thật kỹ cho mọi công đoạn. Vua Nệm xin giới thiệu 11 bước về quy trình tổ chức một buổi seminar cực kỳ hiệu quả và thành công:

  • Bước 1: Lựa chọn và xác định đề tài sẽ trình bày trong buổi seminar. Trước khi quyết định đề tài, bạn có thể tham khảo ý kiến thầy cô, bạn bè hoặc những người trong ngành để có lựa chọn phù hợp và chính xác nhất.
  • Bước 2: Tìm kiếm tài liệu phục vụ cho đề tài mà bạn sẽ trình bày trong buổi hội thảo. Nguồn tài liệu tham khảo đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công của seminar. Tài liệu tham khảo sẽ giúp bạn xác định hướng đi đúng đắn hơn, trang bị kiến thức cần nói đầy đủ hơn và hiểu sâu hơn về đề tài mà mình sẽ diễn thuyết.
  • Bước 3: Triển khai việc lọc tài liệu để lựa chọn tài liệu chất lượng nhất cho chủ đề mà bạn sẽ diễn thuyết trong buổi seminar. Tiến hành lọc tài liệu theo phương pháp chính xác nhất, gần nhất và quan trọng nhất.
  • Bước 4: Làm dàn ý cho bài diễn thuyết theo trình tự logic, chi tiết, và cụ thể. Bạn có thể tham khảo ý kiến của giảng viên hoặc người hướng dẫn để đảm bảo dàn ý phù hợp và chính xác nhất.
Các bước thực hiện một buổi seminar 
Các bước thực hiện một buổi seminar
  • Bước 5: Đọc và hiểu tài liệu tham khảo một cách thật kỹ càng, chi tiết. Từ những hiểu biết của bản thân, bạn nên đưa ra cách dẫn chứng, truyền đạt và kết luận của bản thân đối với vấn đề được trình bày.
  • Bước 6: Sau khi đã tạm hoàn thành xong dàn bài chính, bạn sẽ nhận ra một số thông tin còn khuyết thiếu. Bạn nên tiếp tục tìm kiếm các tài liệu bổ sung để hoàn chỉnh bài trình bày một cách tốt nhất, thuyết phục nhất.
  • Bước 7: Viết bài diễn thuyết dựa trên dàn bài đã chuẩn bị từ các nguồn tài liệu đã tham khảo.
  • Bước 8: Tập luyện thuyết trình nhiều lần cũng như hiểu rõ các nội dung mà bạn dự định nói trong buổi seminar để có sự chuẩn bị tốt cho mọi tình huống.
  • Bước 9: Ghi âm lại phần luyện tập để từ đó chỉnh sửa phần trình bày của bản thân sao cho hay nhất, thu hút nhất. Lưu ý, một bài diễn thuyết hấp dẫn cần phải có điểm nhấn rõ ràng, cụ thể.
  • Bước 10: Thực hiện in ấn các ấn phẩm truyền thông đã lan truyền rộng rãi và nhanh chóng hơn về buổi seminar của bản thân.
  • Bước 11: Chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái, sẵn sàng và tràn đầy tự tin cho buổi seminar của bản thân thật thành công và hiệu quả.

XEM THÊM:

4. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin về ý nghĩa của seminar là gì, cách thực hiện cũng như ưu-nhược điểm của hình thức này. Seminar quả thật là phương pháp học tập và nghiên cứu hiệu quả. 

Hy vọng Vua Nệm đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở các bài viết tiếp theo nhé!

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên