Rượu bia là loại thức uống không thể thiếu trong những bữa tiệc hoặc những dịp đặc biệt như lễ, tết,…. Tuy nhiên, vì là chất kích thích nên độ cồn của những loại đồ uống này cần phải đảm bảo khối lượng theo đúng quy định. Vậy độ cồn của bia là gì? Ảnh hưởng nồng độ cồn của bia đến con người như thế nào? Cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay về nội dung này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Độ cồn của bia là gì?
Độ cồn của bia là số đo dùng để chỉ hàm lượng cồn (ethanol) có trong bia, được tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn của bia sẽ được tính theo số ml ethanol nguyên chất có bên trong 100ml dung dịch bia ở 20 độ C.
2. Nồng độ cồn của bia hiện nay
Tùy theo loại bia mà độ cồn sẽ dao động từ 1 – 12% cồn và khoảng 5% là phổ biến nhất. Những loại bia ít cồn hoặc không có cồn trên thị trường hiện nay thường có độ cồn ở mức 0.05 – 1.2%.
Nồng độ cồn bia của một số loại bia phổ biến nhất trên thị trường hiện nay:
– Bia Sài Gòn:
- Bia Sài Gòn xanh: 4.3%.
- Bia Sài Gòn Special: 4.9%.
- Bia Sài Gòn đỏ: 4.9%
– Bia 333: 5.3%.
– Bia Tiger:
- Bia Tiger bạc: 4.6%
- Bia Tiger nâu: 5%.
– Bia Heineken:
- Bia Heineken không cồn: 0.0% độ cồn.
- Bia Heineken bạc (Heineken Silver): 4%.
- Bia Heineken xanh: 5%.
– Bia Strongbow: 4.5%.
– Bia Budweiser: 5%.
– Bia Huda: 4,7%.
– Bia Larue:
- Bia Larue: 4.2%.
- Bia Larue Special: 4.6%.
>> Xem thêm: Top 11 các loại bia được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay
3. Ảnh hưởng nồng độ cồn của bia đến con người
Độ cồn của bia sẽ được hấp thụ trực tiếp từ niêm mạc miệng, sau đó đi thẳng vào máu. Cuối cùng phân tán ra khắp cơ thể, để tác động lên nhiều cơ quan, bộ phận của con người bao gồm cả não.
Khả năng hấp thụ cồn của mỗi người sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, chủ yếu vẫn là cân nặng người uống, thời gian uống, tốc độ uống và loại đồ uống.
Độ cồn trong bia càng cao thì hàm lượng hấp thụ vào trong máu càng lớn. Khi nồng độ cồn trong máu (blood alcohol concentration – BAC) tăng cao sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau lên cơ thể theo từng giai đoạn:
- Hưng phấn (BAC: 0.03 – 0.12%).
- Kích động (BAC: 0.09 – 0.25%).
- Lúng túng (BAC: 0.18 – 0.3%).
- Sững sờ (BAC: 0.35 – 0.5%).
- Tử vong (BAC > 0.5%).
So với rượu thì nồng độ cồn của bia thấp hơn. Do đó, người ta thường dễ dung nạp 1 lượng lớn hơn vào trong cơ thể.
4. Nồng độ cồn của bia bao nhiêu thì tốt?
Nhìn chung, nồng độ bia khoảng 5% sẽ phù hợp nhất với những cuộc vui vừa phải. Với những loại bia có nồng độ cồn cao từ 7-12% phải uống có chừng mực. Tuy nhiên, tốt nhất là sau khi uống bia thì bạn không nên lái xe để đảm bảo an toàn.
Những loại bia có độ cồn thấp hoặc không cồn (dưới 5%) sẽ phù hợp với những ai muốn lái xe, phụ nữ, cần giải khát,…
5. Cách kiểm soát lượng uống an toàn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng bia an toàn và tốt cho sức khỏe của cơ thể sẽ dao động trong khoảng 1 – 3 đơn vị uống chuẩn. Theo cách tính của WHO thì 10g cồn sẽ bằng 1 đơn vị uống chuẩn.
Theo đó, cách xác định lượng uống tuân theo đơn vị uống chuẩn như sau: dung tích uống (ml) x độ cồn (%) = số (g) cồn có trong lon/chai bia. Sau đó, lấy kết quả vừa mới tính được này đem đi chia với tỷ lệ với đơn vị uống chuẩn, để ước tính được lượng bia có thể sử dụng được trong giới hạn an toàn là bao nhiêu.
Ví dụ: nếu 1 lon bia có dung tích thực là 330ml, độ cồn 5% thì 1 đơn vị uống chuẩn sẽ được tính như sau: 0.05 x 330 = 16.5. Theo đó, tỷ lệ với đơn vị uống chuẩn sẽ là 10/16.5, kết quả này sẽ tương đương với 2/3 lon bia. Do đó, giới hạn uống có lợi sẽ từ 2/3 – 2 lon bia/ngày.
Trong trường hợp 1 lon bia có dung tích thực là 330ml, độ cồn 3% thì 1 đơn vị uống chuẩn sẽ được tính như sau: 0.03 x 330 ml = 9.9. Tỷ lệ với đơn vị uống chuẩn sẽ là 9.9/10, kết quả này sẽ tương đương với 1 lon bia. Do đó, giới hạn uống có lợi sẽ từ 1 – 3 lon bia/ngày.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đó là giới hạn uống có lợi này ở nữ giới thường thấp hơn nam giới. Bởi thể trạng của nữ giới sẽ có sự khác biệt nhất định so với nam giới.
Đặc biệt, bạn nên uống chia bia nhỏ thành nhiều lần, không nên uống liên tục và quá nhiều trong một lần. Đồng thời, khi uống, bạn cũng cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Nói chung, nếu xét theo thói quen và văn hóa của người Việt thì chúng ta đang uống bia một cách thiếu khoa học, gây những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội (tai nạn giao thông, tệ nạn,…)
6. Hướng dẫn cách uống bia an toàn
Uống bia như thế nào an toàn, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe là điều mà mọi người cần quan tâm. Dưới đây sẽ là một số hướng dẫn uống bia đúng cách mà bạn không nên bỏ qua:
- Uống thêm nước: hãy chắc chắn rằng bạn đã uống đủ nước trong quá trình uống bia. Uống từng ngụm nước nhỏ để bản thân không cảm thấy đầy bụng khi uống bia.
- Uống chậm: uống bia từ từ, chậm rãi để quá trình hấp thụ cồn vào máu không diễn ra quá đột ngột.
- Ăn no: đừng quên ăn thật no trước khi bắt đầu uống bia. Điều này sẽ giúp điều chỉnh độ axit và giảm sự hấp thu cồn vào bên trong máu.
- Biết giới hạn của bản thân là bao nhiêu: bạn cần hiểu rõ khả năng uống của bản thân là bao nhiêu, để tránh uống quá nhiều. Khi bản thân cảm thấy khó chịu thì cần phải ngưng uống ngay lập tức.
>> Xem thêm:
- 1 lon bia bao nhiêu calo? Tại sao uống bia nhiều lại béo?
- Uống bia có tốt không? Uống bao nhiêu là hợp lý?
Qua bài viết của chúng tôi, bạn đã biết độ cồn của bia là gì cũng như ảnh hưởng của nồng độ cồn đến với sức khỏe như thế nào hay chưa? Hy vọng những chia sẻ của Vua Nệm, đã giúp bạn biết cách tính toán giới hạn uống của bản thân, để tránh những sự việc đáng tiếc khi uống rượu bia.