Chơi cây cảnh được xem là một thú vui tao nhã của dân làm vườn, chúng vừa thể hiện tính nghệ thuật cao vừa nói lên được phẩm chất của người chăm sóc. Hơn hết, mỗi loại cây cảnh hay thế cây một phần mang ý nghĩa phong thủy đằng sau đó. Nếu bạn là người mới gia nhập bộ môn nghệ thuật này thì không thể bỏ qua 72 thế cây cảnh phổ biến sau.
Nội Dung Chính
1. Nghệ thuật tạo hình và các dáng cây cơ bản hiện nay
1.1. Dáng cây trực
Cái tên dáng trực cũng thể hiện phần nào dáng cây này, cây được mọc thẳng đứng trên đất bằng phẳng. Dáng trực thường được chia làm 2 loại là dáng trực quân tử và dáng trực lắc. Hai dáng cây này có một số đặc điểm khác biệt sau:
- Dáng trực quân tử: Trong tự nhiên chúng ta khó mà bắt gặp được dáng cây này, chúng thường được chăm chút từ nhỏ và phải trải qua nhiều lần cắt tỉa. Dáng cây trực quân tử có đặc điểm là mọc thẳng đứng, thân thon dài và nhỏ dần từ gốc đến ngọn.
- Dáng trực lắc: Dáng trực lắc lại khác, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các loại cây này. Vẫn là dáng thon dần từ gốc đến ngọn như nghệ nhân sẽ uốn cây theo sở thích cá nhân.
1.2. Dáng cây siêu
Ngoài tự nhiên, những cây có dáng siêu thường do tác động của môi trường, nhất là ánh sáng. Khi cây thiếu sáng phải vươn lên và nghiêng về hướng nắng sẽ tạo nên dáng siêu. Bên cạnh đó, gió mạnh hay có những vật chèn ép cũng tạo nên dáng siêu của cây. Đặc điểm của chúng là thân bị nghiêng về một bên phải hoặc trái.
1.3. Dáng cây bay
Không phải bất kỳ cây gì cũng tạo được dáng bay, chỉ có những cây thân thoai thoải mới tạo nên dáng bay độc đáo này. Đặc điểm của chúng là khá thấp, nhánh thấp nhất mọc ở mép thân cây. Đây cũng là dáng cây được nhiều người chơi cây cảnh thích thú và sưu tầm.
1.4. Dáng cây huyền
Ngoài tự nhiên thì dáng cây huyền được tìm thấy ở những sườn núi dốc đứng. Nếu trồng cây trong chậu thì chúng sẽ như dòng thác đổ xuống, nhánh thấp nhất sẽ thấp hơn cả đáy chậu.
2. 72+ thế cây cảnh mà dân chơi vườn tược phải biết
2.1. Nhất thế trụ kình thiên
Trong 72 thế cây cảnh phổ biến thì nhất thế trụ kình thiên khá kén chọn, không phải loại cây nào cũng phù hợp để tạo hình. Vì có đặc điểm thẳng đứng chọc trời và kiên cường nên loại cây phù hợp phải là cây không có nhánh, loại cổ thụ có thân gồ ghề.
Trong 72 thế cây cảnh, nhất thế trụ kình thiên đòi hỏi nghệ nhân phải cắt tỉa thường xuyên sao cho cây có tàn ngọn bằng phẳng hoặc lúp búp. Dáng cây này thể hiện ý nghĩa và là biểu tượng của anh hùng, người không thể bị khuất phục.
2.2. Thế cây tam đa
Thế tam đa có nhiều tên gọi khác, đại loại như thiên – địa – nhân, tam tài hay tam giáo. Cũng giống như nhất thế trụ kình thiên, người nghệ nhân phải lựa chọn những cây cổ thụ và thân to. Tuy nhiên chúng không phải là dáng cây thẳng đứng mà được chia làm 3 tàn lá, trong đó các tàn thứ 3 phải nhỏ hơn 2 tàn còn lại và được cắt tỉa lúp búp.
Cho những ai chưa biết, thế tam đa tượng trưng cho ba vị Phúc – Lộc – Thọ mang đến tài lộc, hạnh phúc và trường thọ.
2.3. Thế cây ngũ phúc
Thế cây tam đa trong 72 thế cây cảnh khá giống với thế cây ngũ phúc, những tán lá tròn là đặc điểm của cả hai. Tuy nhiên ở ngũ phúc lại có đến 5 tán lá thay vì 3 tán lá. 5 tán là mang ý nghĩa là Phúc – Lộc – Thọ – An – Khang. Các nghệ nhân có thể tạo ra thế này bằng cách nuôi cây từ thế tam đa.
2.4. Thế cây vũ trụ
Đây là một trong những thế cây khá đặc biệt trong 72 thế cây cảnh phổ biến hiện nay. Thế vũ trụ đòi hỏi phải là cây cổ thụ, thân hình xù xì, gốc rễ có phần lồi lõm và hình dáng thẳng đứng.
Chúng có tàn lá to và số lượng có thể từ 3 cho đến 5, các tán lá được cắt tỉa giống hình quạt, nhỏ dần từ dưới lên trên. Có một quy tắc mà các nghệ nhân phải tuân thủ đó là tỉa cây theo đúng luật âm dương, nghĩa là cành tả – hữu, tiền – hậu đầy đủ, cành lá xum xuê đầy đặn.
2.5. Thế cây trung bình ngay
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các cây kiểng được cắt tỉa theo thế trung bình ngay. Các đặc điểm nổi bật của chúng là thân thẳng và có bộ rễ lồi lên trên mặt đất, gốc thì to.
Luật âm dương luôn được vận dụng trong nghệ thuật uốn cây cảnh, thế trung bình ngay cũng thế. Nếu cây nghiêng về phải thì nhánh thứ nhất uốn về dương, ngược lại nhánh thứ hai uốn về âm để cân bằng.
Đây có thể nói là thế cây cho người mới bắt đầu gia nhập bộ môn cây cảnh vì chúng dễ thực hiện. Đây cũng là thế cây mang ý nghĩa của sự thật thà, ngay thẳng, chính trực.
2.6. Thế cây trung bình cong
Thế trung bình cong có phần giống với thế trung bình ngay nhưng chúng lại phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều kỹ thuật uốn hơn. Thân cây cong như thân của một con rồng, điều này bắt buộc người nghệ nhân phải uốn thân cây theo từng đoạn – nhánh để giữ được thế cân bằng cho tổng thể. Nhưng có một lưu ý, phần đầu ngọn cây phải uốn giống như đuôi cá.
2.7. Thế cây long cuốn thủy
Kim quýt và mai chiếu thủy là hai ứng cử viên sáng giá cho dáng cây long cuốn thủy. Dáng này tựa như rồng hút nước nên người ta gọi là thế long cuốn thủy.
Điều kiện cần thiết để tạo ra thế long cuốn thủy là gốc cây to, sau đó uốn sao cho giống với hình dạng của một con rồng đang hút nước. Điều này đòi hỏi nghệ nhân có kinh nghiệm mới có thể tạo ra dáng cây độc đáo, ấn tượng.
2.8. Thế cây long thăng
Long thăng hay còn gọi là thế rồng bay có 2 cách để tạo hình. Một là tạo hình để phần đầu rồng nằm phía trên cho giống với hình dáng bay lên, còn hai là tạo hình để phần đầu rồng phía dưới nhưng đang vươn lên.
Nhìn chung thì cách hai sẽ khó thực hiện hơn cách một và đòi hỏi nhiều kỹ thuật từ người nghệ nhân. Đây là một trong số 72 thế cây cảnh mà chúng mang ý nghĩa của sự vươn lên, sự phấn đấu và tiến bộ.
2.9. Thế cây long giáng
Thế long giáng trái ngược với long thăng, hình tượng con rồng lần này lại là chúi xuống chứ không phải bay lên. Phần ngực của chú rồng sẽ nằm ở mặt chậu, các nhánh cây sẽ tạo nên hình tượng của những chùm mây vây quanh.
Nhưng có một lưu ý là phần đầu rồng lúc nào cũng sẽ to hơn phần đuôi rồng. Chú rồng đáp xuống mang ý nghĩa của sự ôn hòa tuy nhiên vẫn rất oai phong và quyền lực.
2.10. Thế cây long đàn phượng vũ
Thế long đàn phượng vũ là một thế cây khó trong 72 thế cây cảnh, người nghệ nhân lúc này có thể kết hợp 2 cây trong cùng 1 chậu để tạo hình. Long đàn phượng vũ có nghĩa là phượng hoàng múa trên lưng rồng, chúng khá phức tạp nên cần nhiều kỹ thuật cao.
Ở cây thứ nhất tượng trưng cho rồng, phần thân được uốn cong ngã về một hướng, ngoài ra phần nhánh được tạo hình để làm chân và mây bao quanh. Bên cạnh đó, ở cây thứ hai, rễ rẽ đôi làm chân phượng, riêng phần thân sẽ uốn ôm lấy cây thứ nhất để tạo nên phượng quấn quanh rồng. Một dáng cây chuẩn phải thể hiện được sự nhẹ nhàng, mềm mại như một chú phượng đang múa.
Ngày xưa, thế cây này chỉ được dùng trong cung điện vì chúng thể hiện quyền lực của vua chúa.
Ngoài 10 thế cây cảnh trên thì còn rất nhiều các thế cây cảnh khác, đại loại như: thế xuy phong, thế bạt phong hồi đầu, thế tùng thập, thế lưỡng long tranh châu, thế long mã hồi đầu, thế trực liên chi, thế thất hiền, thế thoát tục, thế bè gỗ, thế cây trôi biển,…
XEM THÊM:
- 10+ loại cây cảnh phong thủy trong văn phòng thêm may mắn, thịnh vượng
- Cây bonsai là gì? Ý nghĩa phong thủy của các dáng cây bonsai
- TOP cây cảnh trong nhà hợp phong thủy được yêu thích nhất
Bên trên là 72 thế cây cảnh phổ biến, các nghệ nhân đều có sở thích riêng nên có thể chọn một dáng phù hợp để tạo hình và mang chúng trở thành tác phẩm nghệ thuật riêng biệt.