Vải thô đũi là gì? Những ưu điểm và ứng dụng của vải thô đũi

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Vải thô đũi là một trong những chất liệu phổ biến khi may trang phục mùa hè với những ưu điểm nổi bật như thoáng mát, mỏng nhẹ. Vậy vải thô đũi là gì? Những ưu điểm và ứng dụng của vải thô đũi như thế nào? Cùng tìm hiểu về loại vải này một cách thật chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!

1. Vải thô đũi là gì?

Vải thô đũi là loại vải được dệt từ vải đũi, không pha lẫn thêm các loại sợi khác giống như vải đũi xước hay vải đũi lụa…..  Sau công đoạn xử lý thì vải thô đũi sẽ giữ được nét mộc từ chính sợi dệt. Nhờ đó, vải có được nét đẹp tự nhiên, phù hợp với những sản phẩm hướng đến môi trường. Tuy nhiên, loại vải này cũng có điểm hạn chế đó là bề mặt không được bóng mịn cho lắm.

vải thô đũi là gì
Chất thô đũi không trộn lẫn bất cứ chất liệu nào khác

2. Quy trình sản xuất vải thô đũi

Vải thô đũi cũng có 4 công đoạn sản xuất chính, tương tự như vải đũi đó là:

2.1. Bước 1: nấu sợi

Ở giai đoạn này, người ta sẽ thu thập phần phế liệu của quá trình nuôi tằm (là phần bị loại ra trong quá trình ươm tằm kén tơ để dệt thành lụa). Sau đó mang đi xử lý và làm sạch để nấu thành sợi. 

2.2. Bước 2: kéo sợi vải

Sau khi nấu đũi, người ta sẽ đem chúng ngâm vào nước và tiếp tục kéo thành sợi. Có thể nói là công đoạn quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của cả quá trình sản xuất. Chính vì vậy, công đoạn này yêu cầu những người thợ dày dặn kinh nghiệm nhất thực hiện.

2.3. Bước 3: phơi sợi đũi

Sợi đũi sau khi được kéo sợi sẽ được mang đi phơi khô và chuyển sang bước dệt. Quá trình phơi khô bạn cũng nên chú ý không nên cho sợi đũi tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng để tránh làm mất đi độ mềm dẻo của vải thành phẩm. Đồng thời, cũng không nên phơi sợi đũi ở nơi không có ánh nắng dẫn đến ẩm mốc.

quy trình làm vải thô đũi
Tổng hợp những công đoạn làm nên chất thô đũi

2.4. Bước 4: dệt vải đũi khô

Bước cuối cùng của quy trình sản xuất vải thô đũi đó chính là dệt vải. Sợi vải đũi sẽ được dệt mà không thêm bất kỳ chất liệu nào khác. Một số nơi còn không nhuộm màu vải để giữ lại màu sắc tự nhiên của vải thô đũi. 

3. Ưu và nhược điểm của vải thô đũi

3.1. Ưu điểm

Vải thô đũi có tính tự nhiên, đây được xem là ưu điểm rất lớn của loại vải này. Vải thô đũi thành phẩm vẫn giữ được sự vốn có mộc mạc của vải đũi, không lẫn thêm các tạp chất nên vô cùng an toàn với làn da của người sử dụng. Đặc biệt, nhờ vào đặc tính này mà vải thô đũi rất thích hợp để may những trang phục mang đậm thiết kế cổ điển.

vải thô đũi có tốt không
Chất thô đũi an toàn cho làn da

3.2. Nhược điểm

Vì là vải thô, không được trải qua nhiều công đoạn xử lý với hóa chất, nên bề mặt không bóng mịn giống như các phân loại khác của vải đũi, nhất là vải đũi lụa. Ngoài ra, vải thô đũi cũng khá dễ nhăn. Do đó, bạn nên cẩn thận nếu muốn gấp hoặc bảo quản chúng.

4. Ứng dụng của vải thô đũi

Vải thô đũi chủ yếu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thời trang, đặc biệt là trang phục mùa hè vì sở hữu tính chất dễ chịu, thoáng mát. Cụ thể, ta có thể bắt gặp chất thô đũi trong những loại trang phục sau:

  • Áo sơ mi: Áo sơ mi chất thô đũi được dùng nhiều vào mùa hè do đem lại sự thoải mái với chất liệu lạ mắt.
  • Váy liền: Những chiếc váy liền làm từ vải thô đũi khiến người nữ mặc vào tăng thêm sự nữ tính, nhẹ nhàng.
  • Chân váy: Chân váy làm từ chất liệu thô đũi cho phép người mặc có thể kết hợp được với đa dạng các mẫu áo khác nhau. Đặc biệt, những chiếc chân váy này không chỉ đem lại cảm giác dễ chịu mà còn giúp người mặc được “hack dáng” hiệu quả.
  • Quần baggy: Nếu bạn là một người ưa thích sự năng động thì quần baggy làm từ vải đũi sẽ là gợi ý tuyệt vời để bạn thỏa sức thể hiện cá tính.
  • Quần short: Bên cạnh quần baggy thì quần short làm từ đũi thô cũng là item tuyệt vời để bạn bộc lộ sự cá tính, mạnh mẽ.

Ngoài những ứng dụng đã đề cập ở trên thì chất vải đũi thô còn được bắt gặp nhiều ở những sản phẩm nội thất như chăn mền, rèm cửa,… Vậy nên nếu bạn đang muốn tạo sự mới mẻ cho những món nội thất của mình thì chất đũi thô là một chất liệu không thể bỏ qua.

5. Làm thế nào để phân biệt vải thô đũi?

Để phân biệt được chất thô đũi không phải là điều quá khó khăn. Bạn chỉ cần áp dụng một trong những phương pháp sau:

  • Dùng tay vò nhẹ bề mặt vải, nếu nhận thấy vải có hiện tượng nhăn và không trở về nguyên trạng ban đầu thì đó chính là vải đũi.
  • Thử lấy tay kéo dãn 4 chiều của vải, nếu vải vẫn không co giãn thì đó là vải thô đũi và ngược lại.
  • Bề mặt vải có dấu hiệu nhám, thô ráp thì đó chính là vải đũi. Nếu sờ thấy vải mềm trơn, mát lạnh thì khả năng cao đó là vải polyester.
  • Vì vải thô đũi làm từ chất liệu tự nhiên nên khi dùng lửa để đốt, ta sẽ nhận thấy có khói và tro màu trắng xuất hiện. Trong trường hợp ngửi thấy mùi nhựa khét, tro vón cục lại thì đó là vải tổng hợp polieste.
chất thô đũi
Chất đũi thái không khó để phân biệt

6. Giặt và bảo quản vải đũi thô như thế nào cho đúng cách?

Để tăng độ bền và chất lượng của vải đũi thô, người sử dụng cần có phương án giặt và bảo quản vải phù hợp. Một số lưu ý trong quá trình giặt và bảo quản dưới đây sẽ giúp bạn đảm bảo được tuổi thọ của vải.

6.1. Hướng dẫn cách giặt chất đũi thô

Để giặt chất đũi thô, bạn cần giặt trước vải đũi bằng nước để vải bắt đầu co lại. Điều này sẽ khiến tuổi thọ của vải được kéo dài. Đối với những nước vải sau, bạn chỉ nên giặt bằng nước lạnh, không dùng thuốc tẩy hay nước nóng vì có thể làm vải bị co lại. 

Nếu được, hãy giặt những trang phục làm từ đũi thô bằng tay. Việc giặt máy sẽ có nguy cơ làm vải bị nhăn và mất đi tính thẩm mỹ của trang phục.

vệ sinh vải thô đũi
Việc giặt chất đũi thô cũng cần trải qua nhiều công đoạn kỹ càng

6.2. Hướng dẫn cách bảo quản vải thô đũi

Bảo quản vải thô đũi tuy không quá phức tạp nhưng nếu bạn áp dụng sai cách có thể ảnh hưởng đến trực tiếp đến chất lượng vải. Vì thế, bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau để vải luôn bền đẹp:

  • Không phơi vải ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ khiến vải nhanh bị mục.
  • Sử dụng đến bàn là hơi nước để kịp thời là phẳng áo, lưu ý nhiệt độ bàn là không vượt quá 200 độ C. Tốt nhất là hãy xịt nước lên một mặt vải và là phẳng mặt trái sản phẩm theo từng lớp. Chỉ cần thiết làm phẳng những vết nhăn chứ không phải toàn bộ vải, lý do là vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến vải bị co lại so với ban đầu.

>> Xem thêm:

Trên đây là thông tin chi tiết về chất liệu vải thô đũi mà nhiều bạn đọc quan tâm. Qua bài viết, Vua Nệm rất hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ đem đến cho bạn nhiều cái nhìn tổng quan hơn về chất vải này!

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM