Chuyện quanh ta

Khám phá ý nghĩa của Tứ Diệu đế, Tứ Thánh đế

CẬP NHẬT 10/12/2022 | BỞI Hoàng Uyên

Tứ Diệu đế không chỉ được biết đến là giáo lý căn bản của phật pháp mà còn là 4 sự thật sâu sắc về cuộc đời mỗi người. Vậy ý nghĩa của Tứ Diệu đế, Tứ Thánh đế là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết nội dung qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tứ Diệu đế, Tứ Thánh đế là gì?

Giải thích ý nghĩa của cụm từ:

  • Từ “tứ” có nghĩa là bốn
  • Từ “diệu” có ý nghĩa là diệu kỳ là những phép màu nhiệm
  • Từ “đế” có ý nghĩa là sự thật
tứ diệu đế và bát chánh đạo
Tứ Diệu đế, Tứ Thánh đế là gì?

Vậy, Tứ Diệu đế được hiểu là bốn sự thật màu nhiệm, diệu kỳ. Bên cạnh đó, Tứ Diệu Đế còn được biết đến với tên gọi khác là Tứ Thánh đế. Đây chính là đại diện cho bốn điều chân thật mà Đức Phật Thích Ca khám phá ra, đã chứng nghiệm và tuyên bố trước chúng sinh. 

2. Tứ Diệu đế, Tứ Thánh đế ra đời như thế nào? 

Trong kinh giáo nhà Phật đã ghi lại rằng, sau 49 ngày đêm thiền định dưới gốc cây Bồ Đề, Thái tử Tất Đạt Đa đã thành tựu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề và trở thành bậc Chính Đẳng Chính Giác, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. 

Theo đó, ngài đã chứng đạo tối thượng, thể nhập chân lý của pháp giới và thấu tỏ được 4 sự thật trên thế gian – đó chính là Tứ Diệu đế. Khi đó, tâm ngài đã được lắng trong thanh tịnh và có thể diệt trừ hoàn toàn mọi đau khổ của trần thế, cũng như những cấu uế và phiền não tự trong tâm.

kinh tứ diệu đế
Sự ra đời của Tứ Diệu đế, Tứ Thánh đế

Với tấm lòng từ bi của mình, Đức Phật đã đem sự thật căn bản ấy đến thuyết giảng và giáo hoá cho muôn vạn chúng sinh để giúp đỡ họ thoát khỏi khắc nghiệt của vòng sinh tử luân hồi. Chính bởi vậy, Tứ Thánh đế đã được Ngài thuyết giảng ngay trong bài kinh đầu tiên. 

3. Tứ Diệu đế, Tứ Thánh đế gồm những điều gì?

Trong Tứ Diệu đế bao gồm: Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Dưới đây là những phân tích chi tiết về 4 sự thật này.

3.1. Khổ đế là gì? Gồm những gì?

Đức Phật cho rằng đời khổ là một sự thật. Sinh – lão – bệnh – tử tất cả đều mang đến những nỗi thống khổ cho con người. Dẫu chúng ta có ở bất cứ địa vị nào với vai trò nào thì cũng đều không thoát khỏi bể đời khổ cực.

3.1.1. Sinh là khổ

Ở đây chỉ cả người mẹ lẫn người con khi sinh là khổ. Với người mẹ, họ phải mang nặng đẻ đau, đối diện với rất nhiều nguy hiểm trong quá trình mang thai. 

Còn với người con, khi ở trong bụng mẹ đã được ví như ở trong ngục tù tăm tối, nhầy nhụa, không được chủ động quyết định mọi thứ. Mẹ ăn nóng thì phải chịu nóng, ngược lại, mẹ ăn lạnh thì phải chịu lạnh.

Đến khi chào đời lại phải tiếp xúc với mọi thứ khác lạ, khiến thân thể non nớt trở nên đau rát nên con đã khóc khổ.

Sau này, khi lớn lên lại phải làm việc vất vả ngày qua ngày để nuôi sống chính mình và đó cũng lại là một nỗi khổ tiếp theo của cuộc đời. Chung quy lại, sinh ra đã là một sự khổ.

tứ diệu đế bát chánh đạo
Nội dung của Tứ Diệu đế

3.1.2. Già là khổ

Về già, khi toàn bộ cơ thể đã dần trở nên lão hoá và chúng ta cũng có thể cảm nhận rõ ràng thân thể mình đang dần yếu đi: mắt mờ, tay chân chậm chạp, run rẩy, tai điếc, gối chùn, lưng còng, lú lẫn,… Điều này làm cho cuộc sống trở nên bất tiện hơn rất nhiều và do đó già là khổ.

3.1.3. Bệnh là khổ

Bệnh khiến cơ thể chúng ta bị suy nhược, có người thì được chăm sóc tận tình nhưng cũng có người phải tự mình chăm lo cho chính mình. Tuy nhiên dù có được chăm sóc hay không thì bị bệnh đã là một nỗi khổ. Cơ thể yếu mòn, tinh thần mỏi mệt và sợ hãi.

3.1.4. Chết là khổ

Chết là chấm dứt một cuộc đời, là để lại tất cả mọi thứ ở cuộc đời và ra đi bằng hai bàn tay trắng. Hầu hết bất cứ ai cũng đều sợ chết vì không thể biết chết là hết hay sẽ phải đi về đâu.

3.1.5. Cầu bất đắc khổ

Sống trên đời ai cũng có những ước nguyện, chờ mong và cầu nguyện cho những điều mình mong muốn thành sự thật. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được như ý nguyện và khi cầu mong không thành thì chúng ta khổ.

khổ đế
Những điều cần ghi nhớ trong Tứ Diệu đế

3.1.6. Ái biệt ly khổ

Ở đây muốn nói rằng những người yêu thương nhau chân thành mà phải lìa xa, chia đôi con đường thì là một nỗi khổ. Trong gia đình có cha mẹ ly thân, ly dị, trong mối quan hệ bạn bè phải chia xa, trong tình yêu nam nữ phải chia rời thì đều là khổ cực là muộn phiền đau đớn.

3.1.7. Oán tắng hội khổ

Oán tắng có nghĩa là hận là thù ghét nhau. Như vậy cũng là một nỗi khổ. Chúng ta có thể thấy rõ ràng trong cuộc sống không phải ai cũng hợp ý, vừa lòng với tất cả mọi người và điều này dễ sinh ra oán ghét. Đó đã là khổ nhưng còn khổ hơn nếu những người không ưa nhau lại được nhân duyên sắp đặt  ở gần nhau.

3.1.8. Ngũ ấm xí thịnh khổ

Ngũ ấm gồm có: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nếu 5 yếu tố này cường thịnh quá cũng là nỗi khổ mà nếu suy quá thì cũng rất khổ. Có thể hiển đơn giản rằng nếu trong đầu suy nghĩ nhiều quá thì dễ loạn mà nếu suy chưa đủ, không tìm ra được mấu chốt vấn đề thì cũng khổ.

3.2. Tập đế là gì?

Một sự thật tiếp theo chính là tập đế. “Tập” được hiểu là nguyên nhân tích tụ lâu ngày mà thành. “Đế” có nghĩa là sự thật và Tập Đế có nghĩa là sự thật về các nguyên nhân làm nên sự đau khổ của chúng sinh.

tứ thánh
Giải thích ý nghĩa của Tập Đế

Nguyên nhân chính dẫn đến đau khổ này được cho là vô minh và ái dục. Trong đó, ái dục có nghĩa là tham đắm, là bám víu vào ngũ dục lục trần. Còn vô minh thì được hiểu là chấp thủ về cái ta, cái của ta – chấp thủ về tôi, cái của tôi, cho rằng tôi là nhất và chỉ có tôi mới đúng. Những điều này chính là nguyên nhân chính làm nên nỗi thống khổ của chúng sinh.

3.3. Diệt đế là gì?

Sự thật thứ ba được khai sáng là Diệt đế. Ở đây, “diệt” có nghĩa là cái chết, là không còn tồn tại. Vậy “diệt đế” được hiểu là sự thật về diệt hết các thứ khổ đau trong cuộc đời này. 

Diệt đế còn được biết đến với cách gọi khác là niết bàn và niết bàn được biết là nơi vắng bóng của tất cả mọi loại khổ đau và ở đây chúng sinh hoàn toàn được thanh thản thoải mái bởi không còn chút khổ đau nào nữa.

bát chánh đạo và tứ diệu đế
Giải thích ý nghĩa của Diệt Đế

3.4. Đạo đế là gì?

Đạo đế trong giới pháp nhà Phật được hiểu là con đường đê đi đến cõi niết bàn. Ở đây, “đạo” chính là con đường đưa con người đến nơi không còn nỗi thống khổ.

Đạo đế cũng là một trong những giáo lý quan trọng nhất được Đức Phật gọi là đường thực hành 8 điều – Bát Chính Đạo. Cụ thể:

  • Thứ nhất là chính chi kiến: hiểu hết mọi chân chính, nhận thức mọi điều một cách đúng đắn.
  • Thứ hai là tư duy: suy nghĩ đúng đắn dựa trên cơ sở ban đầu của chính kiến
  • Thứ ba là chính ngữ: lời nói chân thành, từ tư duy đến ngôn ngữ đều là những thứ chân chính, không tồn tại sự ác nghiệt, nham hiểm.
  • Thứ tư là chính nghiệp: tạo nên sự nghiệp chân chính cho chính mình
  • Thứ năm là chính mạng: nuôi sống chính bản thân mình bằng cách thức chân chính
  • Thứ sáu là chính tinh tấn: nỗ lực, chăm chỉ làm ăn phát triển một cách chân chính.
  • Thứ bảy là chính niệm: suy nghĩ về những điều đúng đắn
  • Thứ tám là chính định: kiên định với ý chí, tư duy đúng đắn của mình.

XEM THÊM: 

Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về Tứ Diệu đế, Tứ Thánh đế và áp dụng được lời Phật dạy để làm con đường tu tập hướng đến sự giác ngộ và an nhiên.

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên