Truyện ngụ ngôn là gì? TOP những câu chuyện ngụ ngôn hay nhất hiện nay

CẬP NHẬT 05/09/2023 | Bài viết bởi: Dương Dương

Truyện ngụ ngôn là thể loại văn học dân mà chúng ta đã được tiếp xúc ít nhiều ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Truyện ngụ ngôn dung dị, gần gũi, dễ hiểu và chứa đựng bài học nhân văn sâu sắc khiến ai cũng phải suy ngẫm. Vậy truyện ngụ ngôn là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở trong bài viết này, bạn nhé!

1. Truyện ngụ ngôn là gì? 

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian được kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, theo đó truyện mang tính chất răn dạy đối nhân xử thế, sử dụng những biện pháp ẩn dụ hay nhân vật, con vật hoặc kể cả con người nhằm thuyết minh một chủ đề, triết lý, một quan niệm nhân sinh. Đặc biệt, có một số truyện ngụ ngôn gây cười nhưng ngụ ý bóng gió, kín đáo để khuyên nhủ và răn dạy con người. 

Trong quá trình sinh sống gần gũi với thiên nhiên và lúc con người chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Lúc này, con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì cũng là lúc truyện ngụ ngôn bắt đầu xuất hiện. 

truyện ngụ ngôn là gì
Tìm hiểu truyện ngụ ngôn là gì?

2. Nguồn gốc ra đời truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn là thể loại văn học lâu đời nhất, có thể nói thể loại này đã xuất hiện từ ngay trước công nguyên ở trong kho tàng văn hoá dân tộc Ai Cập, Hy Lạp, Trung Hoa, Ấn Độ… Xa hơn nữa là những thể truyện gắn liền với một nửa truyền thuyết do Ezop sáng tác, các tác phẩm này có ảnh hưởng đến vùng Trung Đông và phương Tây. 

Có thể nói truyện ngụ ngôn Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng không hề nhỏ và tương đồng nhất với truyện ngụ ngôn trong dân gian Việt Nam. Ngụ ngôn là thể loại đã tồn tại trong mọi nền văn hoá, ảnh hưởng đến quá trình giáo huấn con người, là dạng văn học trung tâm cho những thể loại văn học khác như văn xuôi ở vùng Trung Đông. 

nguồn gốc ra đời truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là thể loại văn học lâu đời

Văn chương Kitô giáo và văn học Trung Đại gọi truyện ngụ ngôn là dụ ngôn, ở thời đó văn học đại diện cho tâm thức đặc biệt như một tiếp nhận rất đặc thù. Đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết nhà văn đã xem xét đến tính kiệm lời, sự súc tích của thể loại truyện này trở thành chuẩn mực cho những sáng tác của mình. 

Hơn nữa, sự xúc tích về nội dung mang đến cho người đọc truyện ngụ ngôn nhiều hàm nghĩa trừu tượng, dấu hiệu về hình thức của thể loại này cũng ảnh hưởng đến những loại khác. 

3. Đặc điểm truyện ngụ ngôn

3.1. Nghệ thuật ẩn dụ và nhân hoá

Nhóm người đọc chủ yếu của truyện ngụ ngôn là thiếu nhi. Do đó, khi xây dựng những nhân vật truyện ngụ ngôn, tác giả ưu tiên sử dụng những hình tượng quen thuộc và thường gặp quanh đời sống trẻ em, nổi bật nhất chính là những loại động vật.

Bên cạnh đó, truyện ngụ ngôn La Fontaine cũng đã đặt ra một chuẩn mực mới cho những câu truyện ngụ ngôn khi ông đã liên tục sử dụng mối quan hệ giữa động vật để ẩn dụ về những bài học đạo đức, thay thế hoàn toàn mối quan hệ giữa con người. Điều này khiến cho nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá trở thành đặc điểm chính của truyện ngụ ngôn. 

đặc điểm truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và nhân hoá

3.2. Về cốt truyện

Khác với truyện cổ tích, những tác phẩm ngụ ngôn có cốt truyện không ngắn, không xây dựng rõ bối cảnh và phát sinh nhiều tình tiết. Thay vào đó, các nhân vật ở trong tác phẩm lại được tô điểm và phát triển hơn, nhằm thể hiện rõ bài học đạo đức cùng triết lý đối nhân xử thế của xã hội. Thông thường, truyện ngụ ngôn có độ dài từ 5 đến 15 câu, vừa đủ để tạo ra bối cảnh và câu chuyện.

3.3. Bài học  về đạo đức

Một yếu tố không thể thiếu trong truyện ngụ ngôn là những bài học về đạo đức. Ở mỗi vùng văn hoá, những bài học đạo đức sẽ có phần khác nhau. Tuy nhiên, điểm giống nhau ở các bài học này là hướng người đọc đến sự tử tế, lối sống lương thiện và không làm những điều gian ác. 

Bài học đạo đức trong thể loại truyện này thường xuất hiện theo kiểu trực tiếp, tức là nội dung câu chuyện sẽ tiết lộ bài học cho người đọc. Dù vậy, cũng có những tác phẩm khiến chúng ta phải suy luận một chút mới có thể nghiệm ra bài học riêng mình. 

Những câu truyện ngụ ngôn chứa đựng bài học về đạo đức, triết lý cuộc sống
Những câu truyện ngụ ngôn chứa đựng bài học về đạo đức, triết lý cuộc sống

3.4. Sự hài hước

Là một trong những thể loại văn học dân gian, truyện ngụ ngôn là công cụ giải trí của người nông dân sau giờ làm việc vất vả. Do đó, yếu tố hài hước là một trong những đặc điểm của dòng tác phẩm này. Sự hài hước ở đây sẽ gắn liền với truyện cười dân gian, vốn dùng tiếng cười để châm biếm hành động ngu dốt, ngốc nghếch của một số người.

4. Cấu trúc và hình thức truyện ngụ ngôn

Hầu hết những tác phẩm truyện ngụ ngôn sẽ được chia làm hai phần, đó là:
Phần thứ nhất: Diễn đạt hiện tượng hay nhân việt, sự kiện gây cười. Ví dụ như truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” là hiện tượng mỗi nhân vật trong chuyện sẽ mô tả con voi một cách hoàn toàn khác nhau mang tính gây cười, rất hài hước. 

Phần thứ hai: Là bài học đạo đức, lý lẽ, phải trái ẩn chứa đằng sau cốt truyện. Chẳng hạn như truyện ngụ ngôn “thầy bói xem voi”, ngoài yếu tố gây cười ở trên, người học có thể rút ra bài học đạo đức là luôn nhìn sự vật, sự việc tổng thể, luôn biết lắng nghe, đứng ở góc độ, vị trí người khác trước khi đánh giá. 

5. TOP những truyện ngụ ngôn hay nhất

5.1. Truyện “Cháy nhà hàng xóm” 

Tóm tắt nội dung: Ở trong một làng nọ có một ngôi nhà bị cháy, người dân xung quanh ai nấy đều tìm cách để dập ngọn lửa. Duy chỉ có người nhà kế bên trùm chăn ngủ, nghĩ rằng việc ai người nấy lo. Ai ngờ ngọn gió thổi qua làm lửa lan sang nhà đó, lúc này hắn mới tìm cách dập lửa nhưng mọi thứ đã quá muộn. 

Ý nghĩa của truyện: Truyện ngụ ngôn này nhằm phê phán người có lối sống ích kỷ vì bản thân mình, cho đến khi bản thân gặp phải trường hợp như vậy mới nhìn ra hậu quả. 

5.2. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng”

Tóm tắt nội dung: Ở trong một cái giếng nọ có một chú ếch sống ở đó rất nhiều năm, tiếng kêu của chú làm cho những con vật xung quanh sợ hãi. Bởi vì ở dưới đáy giếng nên khi nhìn lên chỉ thấy khoảng trời nhỏ nên chú nghĩ rằng bầu trời chỉ to bằng cái vung. 

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng"
Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”

Một năm nọ trời mưa to đã làm nước ở trong giếng đầy lên đưa chú ra khỏi miệng giếng. Khác với những gì mình tưởng tượng, bầu trời rộng lớn và bao la biết bao nhiêu, ếch không tin vào mắt mình nên đã tiếp tục kêu oai. Tuy nhiên chẳng một ai quan tâm đến tiếng kêu của chú và ếch đã bị một con trâu đi ngang qua dẫm chết.

Ý nghĩa của truyện: Truyện phê phán những người hay ra vẻ dù vốn sống rất hạn hẹp. Bên cạnh đó chính là bài học thích nghi với hoàn cảnh mới, khi sống quá lâu với tư duy cũ, lối sống duy ý chí sẽ khiến bạn không thể vươn lên và có kết cục tốt đẹp được. 

5.3. Truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”

Tóm tắt nội dung: Có một bác nông dân nghèo sống bằng công việc cấy cày, vậy nên bác đã muốn làm một cái cày thật bền để hỗ trợ cho công việc này. Một ngày kia bác đã xin được khúc gỗ nhưng không biết làm cày như thế nào bèn mang gỗ ra đường để đẽo cày rồi xin ý kiến những người qua đường. Cuối cùng, khúc gỗ chỉ còn lại một miếng nhỏ nhưng vẫn chưa có một cái cày nào ra đời. 

Ý nghĩa của truyện: Truyện muốn khuyên chúng ta hãy có lập trường riêng mình, khi nhận góp ý của người khác nên có sự cân nhắc và chọn lọc. Có như vậy mới có thể đạt được mục tiêu của mình. 

5.4. Truyện ngụ ngôn “Rùa và thỏ”

Tóm tắt nội dung truyện: Thỏ và Rùa tranh cãi với nhau xem ai là người chạy nhanh hơn, do đó chúng đã quyết định chạy đua với nhau. Khi mới bắt đầu, Thỏ chạy đã bỏ xa Rùa một đoạn, thế là chú dừng ở lại gốc cây ven đường để đánh một giấc thật sâu. Còn rùa vì chậm chạp nên đã miệt mài chạy cho đến khi về đích, lúc này Thỏ mới tỉnh dậy nhưng không đuổi kịp Rùa nữa rồi. Cuối cùng do sự chủ quan mà Thỏ đã thua Rùa rồi.

Ý nghĩa của truyện: Truyện đã gửi gắm thông điệp rằng khi ta siêng năng và chăm chỉ sẽ đạt được thành quả tốt. Bên cạnh đó là không nên ỷ lại, ẩu đoảng mà bỏ dở những việc mình đang làm.

Truyện ngụ ngôn “Rùa và thỏ" 
Truyện ngụ ngôn “Rùa và thỏ”

5.5. Truyện ngụ ngôn “Con quạ thông minh”

Tóm tắt nội dung truyện: Một con quạ khát nước và đang tìm kiếm nước uống, một lâu sau nó mệt quá nên đã đậu xuống một cành cây. Nó nhìn quanh và thấy chai nước nhưng ở bên trong khá ít nước, nó không thể uống nước. Vậy nên nó đã nghĩ ra một cách là bỏ những viên sỏi nhỏ bỏ vào chai để nước dâng lên thì nó mới dễ dàng uống được. 

Ý nghĩa của truyện: Dựa vào sự nhanh trí và thông minh mà nó đã tự cứu mình khỏi hoàn cảnh khó khăn. Từ đó truyện cũng mang đến cho chúng ta bài học về sự kiên trì, chớ nản trí mà bỏ cuộc bởi vấn đề nào cũng có cách giải quyết riêng.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến truyện ngụ ngôn là gì, hy vọng rằng bài viết này đã trang bị cho bạn đọc thêm kiến thức bổ ích. Đặc biệt, top những tác phẩm truyện ngụ ngôn hay ở trên sẽ giúp bạn có giây phút thư giãn tuyệt vời. 

>>>Đọc thêm:

Đánh giá post