Vải Acrylic ngày càng phổ biến với người tiêu dùng với những ưu điểm nổi bật cùng giá cả phải chăng. Các bộ đồ thể thao, áo hoodie chúng ta thường mặc được làm từ vải này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng rằng liệu nó có tốt bằng các loại sợi tự nhiên. Vậy vải Acrylic được sản xuất như thế nào và chúng được ứng dụng vào lĩnh vực gì trong đời sống? Hãy cùng theo chân Vua Nệm để tìm hiểu một số thông tin hữu ích về vải Acrylic nhé!
Nội Dung Chính
1. Giới thiệu vải Acrylic
Tên gọi khác của sợi Acrylic ở Trung Quốc là sợi polyacrylonitrile, trong khi ở các nước khác sợi Acrylic được gọi là “Alon” và “Cashmere”. Polyacrylonitrile là polyme thu được từ phản ứng trùng hợp gốc tự do của acrylonitrile đơn phân. Polyacrylonitrile ở áp suất khí quyển, nó sẽ mềm và phân hủy ở 220 đến 300 ° C.
Vải Acrylic được sản xuất từ acrylonitrile (polymer tổng hợp). Bằng các phản ứng của một số hóa chất dầu mỏ hoặc than đá với nhiều monome khác nhau mà vải Acrylic được tạo ra và ứng dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Ngoài ra, sợi Acrylic còn được gọi là “len nhân tạo”, nó được sử dụng rộng rãi trong sản xuất quần áo, đồ trang trí và các lĩnh vực khác.
2. Vải Acrylic được tạo ra như thế nào ?
Để bắt đầu quá trình sản xuất, polyacrylonitrile polymer acrylonitrile được hòa tan bằng dung môi hóa học mạnh, sau đó chúng ta sẽ thu được một dung dịch dạng gel. Dung dịch này được đẩy vào máy trộn để tạo thành sợi Acrylic. Có hai phương pháp để tạo ra sợi Acrylic:
- Kéo sợi ướt: Những sợi này thường được đông tụ trong một dung dịch cùng dung môi.
- Kéo sợi khô: Phương pháp này hiệu quả hơn và thân thiện với môi trường. Kéo sợi khô liên quan đến việc làm bay hơi dung môi bằng dòng khí nóng.
Sau đó, các sợi thu được sẽ rửa sạch, kéo dài và uốn thành các sợi dài và mỏng. Giống như các loại sợi dệt tổng hợp khác, việc kéo giãn là cần thiết để tạo ra một loại vải dệt có thể sử dụng được; việc này giúp giảm chi phí và mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Sau khi sợi acrylic được kéo thành sợi, chúng sẽ được vận chuyển đến các nhà máy dệt may.
Loại vải phát triển lần đầu tiên vào năm 1941 bởi DuPont và được sản xuất hàng loạt vào những năm 1950 tại Hoa Kỳ. Chúng phát triển ở Đức vào năm 1942 và được sản xuất phổ biến tại Bayern từ năm 1954. Đến năm 1991, vải sợi Acrylic đã trở thành loại vải được sử dụng rộng rãi nhất ở Mỹ. Vải Acrylic là một polymer mà 85% trọng lượng chứa acrylonitrile. Vải thường được sử dụng như một chất liệu thay thế rẻ tiền cho len.
3. Đặc tính của vải sợiAcrylic
Khi vải sợi Acrylic được sản xuất lần đầu tiên, người ta thường nghĩ rằng giá của chúng rẻ nên không có giá trị bằng vải được làm từ sợi tự nhiên. Một số loại vải Acrylic ban đầu thật sự không thoải mái và gây ngứa cho người sử dụng. Các quy trình sản xuất mới và tiên tiến chủ yếu giải quyết các vấn đề này. Dần dần nhiều người tiêu dùng thích sợi Acrylic hơn sợi tự nhiên vì dễ bảo quản và vệ sinh. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu một số ưu, nhược điểm của loại vải này!
3.1. Ưu điểm vải Acrylic
Với sự liên kết sợi bền chắc, vải Acrylic tạo cho người sử dụng cảm giác ấm áp như vải len, đặc biệt trọng lượng vải nhẹ hơn. Vải nhăn nhúm là điều mà người sử dụng không cần lo lắng vì vải Acrylic có độ đàn hồi cao và khả năng khôi phục lại hình dạng ban đầu của vải vô cùng tốt. Với khả năng chống sâu bướm, dầu, hóa chất, nấm mốc nên vải Acrylic độ bền cao.
Hơn nữa, mật độ sợi vải cao nên chất vải có khả năng chống nước.Vải Acrylic có khả năng thoát ẩm tuyệt vời. Có nghĩa là, khi cơ thể bạn đổ mồ hôi, vải sẽ hấp thụ nhanh chóng và nó cũng khô nhanh hơn bông tới 60%. Do đó, vải acrylic luôn giúp bạn khô thoáng và thoải mái trong những ngày hè nóng bức.Loại vải này được sử dụng khá phổ biến bởi giá thành của chúng rẻ hơn len rất nhiều và vẫn đảm bảo được những ưu điểm nổi bật của len.
3.2. Nhược điểm vải Acrylic
Vải có đặc tính chống cháy rất thấp, tức là dễ bắt cháy và khó dập tắt. Khi bạn ủi quần áo được làm từ vải Acrylic nên để nhiệt độ thấp. Modacrylic là biến thể của Acrylic với khả năng chống cháy được tăng cường. Khi loại vải này được giặt thường xuyên có thể làm vải xù lông hoặc bị xơ. Để khắc phục điều này, công ty hóa chất Monsanto đã phát triển một quy trình hóa học giữ cho vải Acrylic không bị xù lông và xơ.
Tuy nhiên, vải acrylic vẫn cần được giặt và vệ sinh một cách nhẹ nhàng. Sợi Acrylic không có khả năng chống mài mòn. Khi được sử dụng trong sản xuất hàng may mặc chịu hao mòn cao, tức là phải giảm việc vải bị xù lông khi bị chà xát. Polyurethane hoặc polyvinyl thường được thêm vào để cải thiện tình trạng này.
4. Vải Acrylic bao gồm những loại nào?
4.1. Acrylic
Đây là loại cơ bản nhất của vải Acrylic, chất liệu này chứa ít nhất 85% acrylonitril
4.2. Modacrylic
Modacrylic chứa một lượng lớn vinylidene clorua, vì thế chất liệu này thường có độ dẻo dai, khả năng chống nhăn và độ bền cao hơn vải Acrylic thông thường. Hơn nữa, modacrylic có khả năng chống cháy, còn acrylic bình thường rất dễ cháy.
4.3. Nitrile
Không giống như vải acrylic, thành phần chủ yếu là acrylonitrile, nitrile có thành phần chủ yếu là vinylidene dinitrile. Vì nitrile rất khó nhuộm nên nó không phổ biến và không được sản xuất với số lượng lớn ở bất cứ đâu trên thế giới.
4.4. Lastrile
Loại vải này được ứng dụng tương tự như vải acrylic trong đó độ đàn hồi của nó cao hơn.
5. Ứng dụng vải Acrylic
5.1. May mặc
Vải Acrylic đã phát triển phổ biến trong một loạt các sản phẩm may mặc thể thao. Bạn nên mua vớ bằng vải Acrylic cho trẻ em chơi bóng chày, bóng đá hoặc bóng rổ. Đó là một lựa chọn tuyệt vời vì chúng giữ được hình dạng ban đầu và khả năng đàn hồi cao. Các sản phẩm làm từ loại vải này có thể là một lựa chọn tốt cho những người đi bộ đường dài, bởi vì bạn có nhiều khả năng bị phồng rộp từ vớ cotton hơn so với vớ được làm bằng acrylic.
Các sợi của acrylonitril tương tự như sợi len và có thể được sử dụng trong sản xuất hàng may mặc dệt kim như áo len, găng tay, v.v … Chất liệu này được sử dụng thay thế rẻ tiền cho len.
5.2. Lĩnh vực khác
- Vải Acrylic được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất như: rèm, thảm, bọc ghế sofa…..
- Nó được sử dụng làm tấm phủ mái hiên và rèm cửa trong trang trí nội thất gia đình.
- Do độ bóng cao, nó cũng được sử dụng trong việc làm tóc giả.
- Với đặc tính chống thấm nước, nó là vật liệu được sử dụng để xây dựng lều và các sản phẩm ngoài trời khác.
- Trong các ngành công nghiệp, sợi acrylic được sử dụng thay thế cho amiăng.
6. Bảo quản vải
Bạn có thể giặt vải Acrylic bằng tay và nước ấm, sau đó vắt khô nước và phơi nơi thoáng mát. Nếu giặt bằng máy nên cho thêm chất làm mềm vải. Nếu bạn cần ủi, hãy tham khảo hướng dẫn trên nhãn quần áo để sử dụng nhiệt độ thích hợp. Bạn càng xử lý vải Acrylic càng cẩn thận thì quần áo hay sản phẩm làm từ vải Acrylic sẽ càng bền lâu và giữ được vẻ ngoài mới. Để có kết quả tốt nhất, luôn luôn làm theo các hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm.
7. Những câu hỏi thường gặp
7.1. Vải acrylic tác động đến môi trường như thế nào?
Các chất hóa học được sử dụng để sản xuất vải acrylic rất dễ bay hơi và các nhà máy sản xuất chất liệu này có nguy cơ phát nổ nếu không đảm bảo các biện pháp bảo vệ cần thiết. Một loạt các chất độc hại được sử dụng trong sản xuất vải acrylic, nếu những chất này không được xử lý hoặc thải bỏ một cách chính xác, chúng sẽ xâm nhập vào hệ sinh thái xung quanh và gây hại cho động vật hoang dã và con người.
Không giống như polyester và một số loại vải tổng hợp khác, thực tế vải acrylic không thể tái chế. Sợi acrylic không thể phân hủy sinh học, vì vậy nó chỉ tích tụ trong môi trường và sẽ tồn tại ở đó hàng trăm năm cho đến khi nó bắt đầu bị phân hủy.
7.2. Vải acrylic được sản xuất ở đâu?
Trung Quốc là nơi sản xuất vải acrylic lớn nhất thế giới. Nó sản xuất hơn 30% vải và trang phục acrylic của thế giới, và nó cũng có thị trường lớn nhất cho quần áo acrylic. Ấn Độ và Indonesia cũng đang phát triển để sản xuất vải acrylic đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong khi Trung Quốc là nhà sản xuất vải acrylic lớn nhất thế giới, danh hiệu công ty sản xuất sợi acrylic lớn nhất thuộc về công ty của Ấn Độ Aksa Akrilik Kimya Sanayii AŞ.
Kết luận
Nếu bạn đang tìm một loại vải rẻ tiền thay thế cho vải len thì vải Acrylic sẽ là lựa chọn đáng mong đợi. Hy vọng với bài viết này, chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về vải Acrylic.