Tiểu thuyết là gì? Các loại tiểu thuyết phổ biến nhất hiện nay

CẬP NHẬT 05/09/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Những ai đam mê văn học hay thường xuyên đọc sách chắc hẳn không còn xa lạ với thể loại tiểu thuyết. Đây là một thể loại đem đến cho độc giả nhiều giá trị về mặt tinh thần. Vậy tiểu thuyết là gì? Đặc điểm của thể loại này ra sao? Vua Nệm sẽ đem đến góc nhìn chi tiết nhất! 

Tiểu thuyết là thể loại gì
Tiểu thuyết là một thể loại phổ biến trong nền văn học

1. Tiểu thuyết là gì?

1.1. Nội dung chính của tiểu thuyết

Từ những năm 1010, Truyện Genji của Murasaki Shikibu đã được công nhận là cuốn tiểu thuyết dài kỳ đầu tiên trong lịch sử loài người. Nội dung chính trong những cuốn tiểu thuyết có thể là hư cấu hoặc bán hư cấu.

Không chỉ vậy, tiểu thuyết còn tường thuật lại các trải nghiệm cuộc sống, suy nghĩ hành động của nhân vật, thay thế cho các trường ca hay sử thi dài kể chuyện bằng thơ trước đây. Nhờ vào kết cấu câu từ phong phú và không bị giới hạn, mà những câu chuyện bên trong tiểu thuyết được phát họa một cách rõ ràng, gần gũi hơn rất nhiều.

nội dung chính của tiểu thuyết
Tiểu thuyết có thể là những trải nghiệm cuộc sống hay hư cấu/bán hư cấu

1.2. Kết cấu và phong cách trong tiểu thuyết

Tùy theo phong cách, cảm hứng,… của từng tác giả mà kết cấu của tiểu thuyết sẽ có những sự khác biệt nhất định. Theo như xu hướng văn thơ tự do như hiện nay thì không có một quy định cụ thể nào cho kết cấu tiểu thuyết. 

Ngày nay, một vài kết cấu tiểu thuyết phổ biến mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp phải kể đến như kết cấu chương hồi, kết cấu đa tuyến, kết cấu đơn tuyến, kết cấu luận đề, kết cấu tâm lý,… Mỗi loại kết cấu tiểu thuyết sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, chỉ cần tác giả thay đổi các khuôn mẫu có sẵn thì hoàn toàn có thể tạo ra một kết cấu tiểu thuyết mới. 

Dẫu vậy, nếu muốn thu hút nhiều đọc giả hơn thì một trong những điều quan trọng mà tác giả không nên bỏ qua đó là cần tạo ra những điểm nhấn về phong cách riêng cho bản thân. Tác giả có thể cân nhắc đến việc phát triển các mâu thuẫn lên mức kịch tính, tạo nên các biến cố nhằm thúc đẩy nhân vật hoặc sử dụng tình tiết xung đột xã hội và cá nhân,… tùy thích.

 Kết cấu và phong cách trong tiểu thuyết
Một cuốn tiểu thuyết hay phải thể hiện được phong cách riêng của tác giả

1.3. Đặc điểm của tiểu thuyết

Sau khi tìm hiểu tiểu thuyết là gì, chúng ta cùng đi sâu vào khám phá những đặc điểm của nó:

  • Tính văn xuôi: Là hình thức tự sự đại diện cho văn học kể chuyện. Vai trò của tính chất này là mô tả một lượng lớn nội dung, qua đó tái hiện và phơi bày những góc khuất tối tăm nhất của hiện thực cuộc sống.
  • Tính đa dạng về sắc độ thẩm mỹ: Tiểu thuyết không phải là một quá trình chọn lựa màu sắc của hiện thực đời sống. Nó là sự pha trộn hài hòa làm nên cuộc sống muôn màu, cụ thể là hội tụ đủ những màu sắc nội dung như thiện, ác, đẹp, xấu, hài, bi,…
  • Nghệ thuật kể chuyện: Tương tự những hình thái tự sự khác, thể loại tiểu thuyết cũng đòi hỏi nghệ thuật kể chuyện độc đáo. Bởi lẽ, tiểu thuyết thường mô tả diễn biến cũng như dao động tâm lý nhân vật dựa trên góc độ của người kể chuyện. Với mỗi góc nhìn tự sự khác nhau thì nội dung và giá trị mà tác phẩm muốn truyền tải cũng sẽ thể hiện khác nhau.
  • Tính phản ánh hiện thực: Tiểu thuyết có thể tái hiện hiện thức đời sống một cách sinh động và đầy đủ. Nội dung tiểu thuyết có khả năng bao quát toàn diện không gian và thời gian, do đó nó cho phép nhà văn mở rộng tầm vóc hiện thực đến tối đa cho “đứa con tinh thần” của mình.
  • Tính hư cấu: Tiểu thuyết không giới hạn nhưng tình tiết hư cấu hay bắt buộc phải tuân theo những khuôn mẫu lịch sử có sẵn. Vì vậy, tác giả có thể thỏa sức sáng tạo và vẽ nên bức tranh đời sống của riêng mình.
  • Tính tổng hợp: Tiểu thuyết không quy định việc tác giả dung nạp nhiều phong cách nghệ thuật đến từ những thể loại văn học khác. Những thủ pháp nghệ thuật xuất hiện trong tiểu thuyết đương thời là những xung đột xã hội, thanh âm, hiện thực đời sống,… kết hợp với những lĩnh vực khoa học khác.
 Đặc điểm của tiểu thuyết
Tiểu thuyết phải truyền tải ý nghĩa nhân văn đến người đọc

2. Cấu trúc của tiểu thuyết là gì?

Tương tự như kết cấu và phong cách, cấu trúc của tiểu thuyết cũng vô cùng đa dạng. Trước hết, bạn cần nắm rõ những thành phần cấu trúc cơ bản được nhiều tác giả lựa chọn.

  • Chương: Là những phần được chia theo mốc thời gian, không gian hay nhân vật. Giữa các chương sẽ có sự khác biệt về địa điểm, thời gian, quan điểm hay góc nhìn. Không có quy định cụ thể nào về độ dài cũng như nội dung giữa các chương, điều này tùy thuộc phần lớn vào tác giả.
  • Nhân vật: Đây là một trong những yếu tố cấu thành nên tiểu thuyết. Bàn về cách xây dựng nhân vật có thể phân thành nhiều vai trò khác nhau như chính diện – phản diện, nhân vật chính – phụ,… Nhà văn sẽ căn cứ vào góc độ của nhân vật để lựa chọn hình thái kể chuyện phù hợp nhất.
  • Cốt truyện: Cốt truyện giúp nội dung tiểu thuyết được rành mạch, rõ ràng, cảm xúc của nhân vật cũng được tái hiện chân thực hơn.
 Cấu trúc của tiểu thuyết
Tiểu thuyết có cấu trúc vô cùng đa dạng

3. Một số thể loại tiểu thuyết phổ biến hiện nay

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển thì tiểu thuyết có rất nhiều hình thái thể hiện khác nhau. Thế nhưng, nếu muốn có được một tác phẩm hoàn hảo thì tiểu thuyết thường phải kết hợp cùng với nhiều thể loại khác nữa. Vậy những thể loại phổ biến nhất của tiểu thuyết là gì?

3.1. Tiểu thuyết trinh thám

Tiểu thuyết trinh thám là dòng truyện văn xuôi có nội dung lớn, chủ đề xoay quanh các vụ án, tội ác, hoặc những bí ẩn cần được khám phá, giải đáp và tìm ra thủ phạm cuối cùng. Motif thường thấy nhất trong thể loại tiểu thuyết này đó là thám tử tư hoặc người thường làm công việc thám tử, đi tìm thủ phạm cho những vụ án hóc búa. 

Quá trình phát triển mạch truyện bên trong tiểu thuyết trinh thám thường là một người nào đó (chủ yếu là thám tử) cố gắng tìm kiếm manh mối, giải mã và xác định nghi phạm. Những vụ án bên trong tiểu thuyết trinh thám có thể là vụ án có thật, hoặc được hư cấu theo trí tưởng tượng của tác giả.

Một số tác phẩm tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng thế giới mà bạn nên tìm đọc ít nhất 1 lần trong đời phải kể đến như Sherlock Holmes, Nancy Drew, Conan, Hardy Boys,… ngoài ra, những tác phẩm của tác giả Agatha Christie’s cũng là một gợi ý mà bạn không nên bỏ qua đâu đấy. 

Tiểu thuyết trinh thám
Tiểu thuyết trinh thám xoay quanh những vụ án, tội phạm,…

3.2 Tiểu thuyết lịch sử

Tiểu thuyết lịch sử là dòng văn học tự sự mô tả những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng được đặt ở những thời điểm có thật trong lịch sử loài người, thông thường là trước khi chúng được viết ra khoảng 50 năm. Ở tiểu thuyết lịch sử nhân vật có thể là hư cấu, bán hư cấu hoặc có thật tùy vào tác giả.

Một số tác phẩm tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng có phải kể đến như Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà, Những người khốn khổ, hay Chiến tranh và hòa bình,…

3.3 Tiểu thuyết tình cảm

Tiểu thuyết tình cảm là thể loại khắc họa tình yêu lãng mạn lứa đôi. Theo đó, mạch truyện thường sẽ xuôi theo dòng cảm xúc của nhân vật, có thể dùng những tình tiết mô tả tư duy, suy nghĩ, cách cư xử để phác họa chân dung nhân vật rõ ràng nhất.

Ngày nay, Trung Quốc và Mỹ là hai nước phát triển thể loại tiểu thuyết tình cảm. Ở Trung Quốc, thể loại này còn được phân loại thành tiểu thuyết ngôn tình, tiểu thuyết đam mỹ, tiểu thuyết bách hợp,…

Một số tác giả đã thành công trong thể loại này là Johanna Lindsey, Marc Levy, Thierry Cohen, Diệp Lạc Vô Tâm, Cửu Lộ Phi Hương, Thánh Yêu, Đồng Hoa,…

Tiểu thuyết ngôn tình
Tiểu thuyết ngôn tình được nhiều bạn trẻ đón nhận

3.4. Tiểu thuyết giả tưởng

Tiểu thuyết giả tưởng là một trong những thể loại được nhiều người yêu thích. Thể loại này đề cập đến những thế giới không có thật, thế giới tương lai tưởng tượng,…nên có sức hút khó cưỡng đối với bạn đọc.

Thông thường, tiểu thuyết giả tưởng lấy cảm hứng từ văn học sử thi hay truyện cổ tích. Có thể kể một số tiểu thuyết tiêu biểu trong thể loại này là “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, “Harry Potter”, “Trò chơi vương quyền”,…

3.5. Tiểu thuyết hư cấu hiện thực

Tiểu thuyết hư cấu hiện thực xây dựng nên một thế giới mà những nhân vật hư cấu vẫn tồn tại và song hành cùng thời gian và không gian với chúng ta. Thể loại này tái hiện một cách trung thực, không nghệ thuật hóa hay lãng mạn hóa những yếu tố không gian, thời gian.

Vì chứa đựng lượng lớn thông tin nên tiểu thuyết hư cấu hiện thực thường có kết cấu nội dung tương đối phức tạp. Một số tác giả đã theo đuổi thành công thể loại này là Honore de Balzac, Mark Twain, George Eliot, Anton Chekhov, John Steinbeck,…

Tiểu thuyết hư cấu
Tiểu thuyết hư cấu hiện thực vẽ ra một thế giới song song

3.6 Tiểu thuyết kinh dị

Kết hợp với các yếu tố trinh thám, giả tưởng, tiểu thuyết kinh dị đem đến một màu sắc bí ẩn, hồi hộp. Đặc trưng của dòng tiểu thuyết này là những chi tiết nhuốm màu đáng sợ khiến người đọc bị ám ảnh về mặt tâm lý.

Cụ thể, nó đề cập đến những vụ ám sát, giết người, ma quỷ hay những yếu tố linh dị. Một số tác phẩm tiêu biểu hiện nay là “Bạch dạ hành”, “Bá tước Monte Cristo”, “Kỳ án ánh trăng”, “Heart of Darkness”, “Tokyo hoàng đạo án”, “Dracula”, “Người tìm xác”,…

XEM THÊM:

Trên đây là giải đáp câu hỏi “Tiểu thuyết là gì” cũng như cung cấp những thông tin quan trọng về thể loại tiểu thuyết. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn và cân nhắc có nên theo đuổi thể loại văn học này không nhé!

Đánh giá post