Tháng Giêng, tháng Chạp là tháng mấy? Nên và không nên làm gì trong 2 tháng này? Để tìm hiểu về 2 tháng quan trọng này trong năm thì đừng bỏ qua những chia sẻ thú vị mà Vua Nệm sắp sửa mang đến trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Tháng Chạp là tháng mấy?
1.1. Nguồn gốc của tháng Chạp
Tháng 12 hay theo cách gọi của người Trung Quốc là tháng Quý đông (tháng cuối mùa đông). Ngoài ra, tháng 12 còn hay được biết đến với tên gọi khác là “Lạp nguyệt” (nguyệt có nghĩa là tháng). Từ “lạp” trong “Lạp nguyệt” có xuất xứ từ thịt.
Bởi từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã có thói quen ướp thịt khô vào mùa đông, nhất là tháng 12 và để dành ăn trong cả năm. Đây chính là lý giải vì sao tháng 12 được người Trung Quốc gọi là “Lạp nguyệt”.
Trong “Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt” do Nguyễn Tài Cẩn biên soạn,thì “Lạp nguyệt” được người Việt đọc lệch từ Lạp thành Chạp.
1.2. Tháng Chạp là tháng củ mật có đúng không?
Người xưa gọi tháng 12 là tháng củ mật không phải vì đây là tháng của bất kỳ loại củ nào, mà tên gọi này xuất phát từ việc tháng cuối năm thường có rất nhiều “trộm đạo”. Trong Hán Việt thì “củ” có nghĩa là kiểm soát, củ soát. Còn “mật” mang ý nghĩa là kiểm mật, cẩn mật.
Do đó, đến tháng 12, người dân cần lưu ý tăng cường kiểm soát và hết sức cẩn thận để phòng ngừa trộm cắp. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian thì tháng củ mật còn là tháng xui xẻo, dễ “tai bay vạ gió”, mất mát tiền của.
1.3. Tháng Chạp có bao nhiêu ngày?
Trên thực tế, tùy theo thời điểm diễn ra hai kỳ trăng non kế tiếp nhau theo giờ địa phươngmà chúng ta có thể xác định tháng Chạp có 29 hay 30 ngày. Việt Nam thuộc múi giờ GMT+7 (múi giờ Đông Dương) nên ngày Đông Chí luôn diễn ra trước tháng Chạp.
1.4. Tháng Chạp có gì đặc biệt?
1.4.1. Ngày Rằm tháng Chạp
Nhân dân ta quan niệm rằng Rằm tháng Chạp (15/12 Âm lịch) thực chất cũng không có gì khác biệt so với những ngày rằm khác. Sở dĩ ngày này trở nên đặc biệt hơn là do yếu tố thời điểm. Với ý nghĩa là ngày rằm cuối cùng của một năm, đây là lúc để mọi người tổng kết lại những gì đã trải qua trong một năm, đồng thời lên “dây cót” tinh thần để đón nhận những điều tốt đẹp trong năm mới.
Để ngày rằm cuối cùng của năm được diễn ra tươm tất, trọn vẹn nhất có thể, nhiều gia đình thường dặn dò nhau phải thật sự chú trọng đến ngày này. Do đó vào lễ cúng rằm, gia đình nào cũng muốn bày tỏ sự thành kính, vẹn toàn trong suốt một năm. Đây cũng là lúc ta cảm nhận được không khí Tết bắt đầu rục rịch gõ cửa từng nhà.
1.4.2. Cúng ông Công ông Táo
Cúng ông Công ông Táo là một nghi thức mang đậm nét truyền thống lâu đời của dân tộc Việt. Cụ thể vào ngày này, nhà nào nhà nấy sẽ sửa soạn lễ cúng để đưa ông Công ông Táo – thần cai quản bếp núc – cưỡi cá chép chầu Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những công việc đã làm trong năm.
1.4.3. Lễ Tất niên
Lễ Tất niên thông thường sẽ diễn ra vào ngày 29 (nếu tháng thiếu) hoặc ngày 30 tháng Chạp. Vào ngày cuối cùng của năm này, toàn bộ thành viên của gia đình sẽ quây quần, sum họp lại để cúng tất niên. Sau đó, họ cùng nhau thưởng thức bữa cơm tất niên và đón chào khoảnh khắc năm mới sắp đến.
1.5. Một số kiêng kỵ trong tháng Chạp
Một số kiêng kỵ mà bạn nên tránh vào tháng Chạp như:
- Hạn chế gây ra thị phi, những mâu thuẫn không đáng có.
- Không nên để nhà cửa không sạch sẽ, bừa bộn.
- Vào ngày Rằm tháng Chạp không nên vay mượn.
- Khi tìm chỗ ngủ thì nên cẩn thận.
- Không nhặt tiền khi thấy rơi ở ngoài đường.
1.6. Những điều nên làm ở tháng Chạp
- Hoàn thành những công việc đang dang dở: việc thực hiện hết những công việc còn dang dở cuối năm sẽ giúp bạn có những khởi đầu tốt hơn vào năm mới. Ngoài ra, điều này cũng làm tâm lý bạn trở nên thoải mái và dễ chịu hơn.
- Lập kế hoạch mới cho cả năm: Nếu bạn muốn có phương hướng phấn đấu và tự tin hơn, thì điều cần làm đó là dành một ít thời gian của bản thân để lập kế hoạch, mục tiêu cụ thểcho năm mới.
- Dọn dẹp nhà cửa: cuối năm là thời điểm vô cùng thích hợp để bạn thu dọn nhà cửa, bỏ đi những vật dụng không còn giá trị thay vào đó là đồ đạc mới được mua sắm cho ngày Tết.
- Tạ mộ: là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Phong tục này thường được diễn ra trước ngày Tết, để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn của mình đến ông bà, tổ tiên.
- Dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cúng vào ngày 30 Tết dâng lên ông bà tổ tiên và những người đã khuất.
- Đón giao thừa bên gia đình: dù cuộc sống hiện đại có khiến bạn bận rộn như thế nào, nhưng thời điểm cuối năm, nhất là đêm giao thừa hãy sắp xếp thời gian để cùng với gia đình của mình ôn lại kỷ niệm 1 năm và chờ đón những điều tuyệt vời sắp đến nhé.
2. Tháng Giêng là tháng mấy?
Tiếp nối câu hỏi “Tháng Giêng, tháng Chạp là tháng mấy”, ta cùng đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa của tháng Giêng. Tháng Giêng là một cách gọi nhằm nhắc đến tháng 1 Âm lịch. Nó thường đến chậm cách 1 – 2 tháng so với Dương lịch. Do đó theo lịch Dương, tháng Giêng thường sẽ rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2.
2.1. Nguồn gốc của tháng Giêng
Theo tiếng Hán, chữ “Giêng” có nguồn gốc xuất phát từ chữ “Chính”. Tại Trung Quốc, tháng 1 Âm còn được gọi là Chính Nguyệt. Chữ “Chính” trong tiếng Nôm lại có vần “iêng”, trong khi đó chữ “Nguyệt” lại mang nghĩa là “tháng”. Như vậy có thể thấy, tên gọi tháng Giêng bắt nguồn từ phiên âm tiếng Hán.
2.2. Tháng Giêng có gì đặc biệt?
2.2.1. Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán ở nước ta nhằm vào ngày 1, 2 và 3 tháng Giêng tính theo lịch Âm. Đây là thời khắc có ý nghĩa cực kỳ to lớn và được công nhân là ngày Tết cổ truyền của cả dân tộc. Vào những ngày này, học sinh, sinh viên được nghỉ học, người lao động cũng được nghỉ làm nhưng vẫn tính lương. Do đó, nhà nhà, người người trở về quê để đoàn tụ cùng gia đình và đón một cái Tết đoàn viên ấm áp.
2.2.2. Rằm tháng Giêng (vào 15/1 Âm lịch)
Vào ngày này, nhà nhà sẽ sửa soạn một mâm cơm cúng dâng lên bàn thờ gia tiên. Sau đó, họ sẽ cùng nhau đi chùa làm lễ và cầu mong may mắn, sức khỏe cho những người trong gia đình.
2.3. Một số kiêng kỵ trong tháng Giêng
- Không nhặt tiền khi đi trên đường.
- Không để con trẻ khóc lóc.
- Không chải đầu, soi gương vào lúc nửa đêm, nhất là ngày rằm tháng Giêng.
- Không phát tang ngày mùng 1 Tết.
- Không đòi nợ, cho vay tiền.
- Không quan hệ vào ngày rằm tháng Giêng.
- Không để thùng gạo rỗng.
- Không làm vỡ hay thất thoát tài sản vào ngày rằm tháng Giêng.
- Không đến nơi chứa âm khí nặng.
- Không mặc quần áo chỉ có hai màu đen trắng.
- Không sát sanh vào ngày rằm.
- Không ăn thịt chó mèo.
- Không cắt tóc.
- Không mua sắm những đồ dùng sắc nhọn.
2.4. Những điều nên làm ở tháng Giêng
2.4.1. Dọn dẹp bàn thờ vào ngày rằm
Lau dọn bàn thờ là việc các gia đình nên làm vào rằm tháng Giêng. Tuy nhiên trước đó, bạn nên thắp một nén nhang để xin Thần linh Thổ địa và gia tiên cho phép lau dọn bàn thờ. Lưu ý không được xê dịch bát hương trong khi tiến hành dọn dẹp.
2.4.2. Sắm đồ cúng lễ
Dâng lên bàn thờ cúng Tết Nguyên Đán, cúng rằm tháng Giêng cần mua hoa tươi, tuyệt đối không dâng bằng hoa giả. Những loại hoa thích hợp để dâng là cúc vạn thọ, cúc vàng hay huệ trắng. Vào ngày rằm, gia đình nên sắm 2 lễ bao gồm lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên.
Đối với lễ cúng Phật, mâm lễ phải là mâm chay gồm hương hoa, nến, đèn, hoa quả tươi. Đối với lễ cúng gia tiên, bạn cần chuẩn bị đèn nến, hương hoa, rượu, trầu cau. Mâm cỗ lúc này là mâm mặn với những món ăn như giò, thịt gà luộc, đồ xào, canh.
2.4.3. Cúng lễ bằng đồ mới
Đồ đựng lễ cúng phải là đồ mới hoặc đồ tách biệt với sinh hoạt thường ngày. Bởi lẽ, đồ thờ cúng phải đảm bảo sạch sẽ, không uế tạp.
2.4.4. Không đốt nhiều vàng mã
Vào ngày mùng 1 Tết hay rằm tháng Giêng, các chùa sẽ tổ chức lễ cầu quốc thái dân an, thịnh vượng, no đủ, cầu nguyện an lành. Tuy nhiên, người dân không nên đốt vàng mã cho người đã khuất vì đạo Phật không khuyên dạy điều này. Bạn chỉ cần đi lễ bằng một tấm lòng thành kính, không phí phạm vàng mã hay cố sắm sửa mâm cao cỗ đầy.
Bài viết là giải đáp cho thắc mắc “tháng Giêng, tháng Chạp là tháng mấy” cũng như những điều nên và không nên làm trong những tháng này. Qua đây, Vua Nệm hy vọng rằng độc giả sẽ hiểu hơn về ý nghĩa những ngày lễ quan trọng của dân tộc!