Chuyện quanh ta

Tết hàn thực là ngày gì? Ý nghĩa của tết hàn thực trong văn hoá của người Việt

CẬP NHẬT 03/01/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Tết Hàn Thực là một ngày cực kỳ trong quan trọng trong truyền thống, văn hóa của người Việt. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết Tết Hàn Thực là ngày gì, ý nghĩa cũng như những hoạt động phổ biến trong ngày lễ này nhé!

tết hàn thực còn được gọi là ngày tết gì
Tìm hiểu chi tiết Tết Hàn Thực là ngày gì, ý nghĩa

1. Tết hàn thực là ngày gì?

Hàn Thực trong tiếng Hoa có nghĩa là thức ăn lạnh. Cứ đến ngày này, người ta sẽ nặn bánh trôi, bánh chay để cúng lên tổ tiên, ông bà. Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày 3/3 Âm Lịch hàng năm, như vậy, Tết Hàn Thực 2023 sẽ rơi vào ngày 22/4/2023.

Tết Hàn Thực là ngày gì? Ngày lễ này bắt nguồn từ 1 phong tục của người Trung Quốc vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay, liên quan đến 1 điển tích về vua nước Tần là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi vào thời Xuân Thu.

Chuyện kể rằng, hiền sĩ Giới Tử Thôi là tôi tớ trung thành của vua nước Tần Tấn Văn Công. Trong gần 2 thập kỷ, ông đã đi theo phò tá vị vua, cùng nhau vào sinh ra tử, nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương và làm vua nước Tấn. 

Sau khi lên ngôi, ông phong thưởng rất hậu hĩnh cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Mặc dù không oán giận gì, nghĩ mình theo phò vua vua là chuyện nên làm nhưng Giới Tử Thôi cũng rời xa quan trường, về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn mai danh ẩn tích.

Về sau, Vua Tấn Văn Công sức nhớ tới ông, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng là người không tham vọng, Giới Tử Thôi từ chối quay về chốn quan trường để lĩnh thưởng. Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng, với ý định muốn thúc ép Tử Thôi quay về. Ai ngờ rằng Tử Thôi quyết chí không theo.

ngày tết hàn thực là gì
Tết Hàn Thực là ngày gì? Bắt nguồn từ đâu?

Cuối cùng, 2 mẹ con chết cháy trong rừng. Đau lòng thương xót khôn nguôi, vua Tấn Văn Công lập miếu thờ và hạ lệnh cho người dân phải kiêng đốt lửa trong vòng 3 ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn (Hàn Thực) để tưởng niệm Giới Tử Thôi. 

2. Ý nghĩa của tết hàn thực trong văn hoá của người Việt

Sau khi giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Tết Hàn Thực là ngày gì, chúng ta có thể bàn sâu hơn về ý nghĩa xoay quanh ngày lễ này. Khi du nhập vào Việt Nam, Tết  Hàn Thực được hợp nhất với Tết bánh trôi. Đối với người Việt, ngày Tết này không phải tưởng nhớ Giới Tử Thôi mà mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc, tưởng nhớ về cội nguồn, tổ tiên.

Vào ngày này, người dân cũng kiêng đốt lửa. Ngoài ra, trong dịp này, người đi xa quê sẽ quay về đoàn tụ với gia đình, cùng nhau đi tảo mộ người đã khuất và thưởng thức bữa cơm sum họp gia đình. 

Vào mùng 3/3 âm lịch hàng năm, các gia đình Việt sẽ nấu món bánh trôi, bánh chay để dâng lễ Phật, gia tiên. Một số địa phương còn dâng lên thần hoàng và thổ địa.

Một mâm cúng Tết Hàn Thực sẽ bao gồm các vật phẩm sau: 

Tết  Hàn Thực
Khi du nhập vào Việt Nam, Tết  Hàn Thực được hợp nhất với Tết bánh trôi.
  • Nhang, đèn
  • Hoa quả tươi (chuẩn bị 5 loại quả, tránh lựa các loại trái cây gai góc)
  • Trầu cau 
  • 1 ly nước sạch
  • Bánh trôi nước, bánh chay (5 đĩa hoặc 3 đĩa bánh trôi 3 bát bánh chay) 

3. Ý nghĩa của món bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực

3.1 Ý nghĩa của món bánh trôi

Cứ đến tháng 3 Âm Lịch, thời tiết chuẩn bị bước sang hè nên bắt đầu oi nực hơn. Người Việt ưa chuộng các món ăn nguội, mang tính hàn, giúp chống chọi lại cái nóng hạ sang. Họ sáng tạo ra 2 món là bánh trôi và bánh cháy với vị ngọt thanh nhẹ, mát. 

Bên cạnh yếu tố thời tiết, bánh trôi và bánh cháy còn mang ý nghĩa tốt đẹp, vẹn tròn, thể hiện cho nền văn minh lúa nước. Cả 2 thứ bánh đều được làm từ bột gạo, nếp thơm, là thành quả những ngày miệt mài đồng áng mới có được, dâng lên ông bà, tổ tiên. 

Bánh trôi và bánh cháy
Bánh trôi và bánh cháy còn mang ý nghĩa tốt đẹp, vẹn tròn

Ngoài ra, bánh trôi nước còn tượng trưng cho sự tích Âu Cơ, Bánh trôi bánh chay cũng gợi nhớ đến tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”.

3.2 Mong muốn thời tiết thuận lợi hài hòa

Tết Hàn Thực diễn ra vào thời điểm giao mùa giữa xuân và hè, theo luật âm dương ngũ hành, thì đây là ngày đánh dấu sự kết thúc của Mộc Khí. Vì vậy mà ngày này còn mang ý nghĩa cầu mong thời tiết thuận lợi hài hòa hơn khi hè sang để mùa vụ bội thu hơn. 

Món lạnh theo ngũ hành thuộc mệnh Kim, bánh trôi bánh chay màu trắng cũng thuộc hành Kim. Mà mùa hè đại diện cho hành Hỏa. Hỏa sinh Kim nên là mối quan hệ tương sinh, tương hợp, mang đến ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy. 

Bên cạnh đó, hình dáng của bánh trôi nước tròn đều, bên trong phần nhân hình vuông, tượng trưng cho sự vẹn tròn, thuận hòa, giống ý nghĩa của câu “mẹ tròn con vuông”. Về phần bánh chay, có vẻ trắng mang tính dương, nhân đậu xanh màu vàng ruộm tượng cho âm, âm dương thuận hòa. 

Tết Hàn Thực diễn ra vào thời điểm giao mùa
Tết Hàn Thực diễn ra vào thời điểm giao mùa giữa xuân và hè

4. Bài cúng Tết Hàn thực theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng Tết Hàn Thực theo văn khấn cổ truyền Việt Nam sẽ có nội dung như sau:

“Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ chúng con là… , ngụ tại…

Hôm nay là ngày… (đọc ngày theo Âm lịch) gặp tiết Hàn thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Bài cúng Tết Hàn thực
Bài cúng Tết Hàn thực theo Văn khấn cổ truyền

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).”

5. Tết hàn thực có phải là tết thanh minh?

Có không ít người nghĩ rằng Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh là 1, nhưng thực tế, đây là 2 ngày lễ chẳng liên quan tới nhau. 

Tết Thanh Minh được diễn ra tại quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 4-5/4 (Dương lịch), kéo dài trong nhiều ngày, thường là đến hết 21/4. Xét theo lịch âm thì Tết Thanh Minh rơi vào khoảng tháng 3 (Chạp) và không có ngày cố định qua các năm. Tết Thanh Minh gắn liền với truyền thống tảo mộ.

Trong khi đó Tết Hàn Thực ít phổ biến hơn, chỉ diễn ra ở Trung Quốc và miền bắc Việt Nam. Thường rơi vào ngày 3/3 âm lịch và không kéo dài như Tết Thanh Minh. Vào ngày này, nhà nhà sẽ làm bánh trôi nước, bánh chay để dâng cúng tổ tiên. Còn ở Trung Quốc, người dân sẽ kiêng đốt lửa 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh (hàn thực). Tại Việt Nam, người dân vẫn đốt lửa nấu ăn bình thường. 

Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh là 1
Có không ít người nghĩ rằng Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh là 1

Phong tục bánh trôi, bánh chay đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết Hàn Thực tại Việt Nam.

XEM THÊM:

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan tới câu hỏi tết Hàn Thực là ngày gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có câu trả lời liên quan tới chủ đề này rồi nhé!

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên