Sức khỏe giấc ngủ

Tác động của coronavirus lên thói quen ngủ của con người 

CẬP NHẬT 23/07/2022 | BỞI Tôn Vân

Sự xuất hiện và lan nhanh của virus corona đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội toàn cầu. Nó mang tới nhiều hệ lụy về mặt kinh tế – đời sống, tạo nhiều tác động tiêu cực lên cuộc sống con người. Mặc dù, ở một mặt tích cực nào đó, nó cũng giúp hình thành những thói quen tốt trong xã hội, thế nhưng mặt hạn chế là điều hiện diện rõ nhất.

Tác động của coronavirus lên thói quen ngủ của con người cũng được thể hiện rất rõ nét. Ở bài viết này, Vua Nệm sẽ cùng các bạn làm rõ những tác động của dịch bệnh covid lên thói quen ngủ của con người đã có những thay đổi như thế nào và được biểu hiện ra sao.

Coronavirus
Coronavirus – loại virus nguy hiểm gây ra đại dịch Covid – 19 trên toàn cầu

1. Giấc ngủ của con người đã bị ảnh hưởng bởi coronavirus

1.1. Tìm hiểu về coronavirus

Để biết được coronavirus đã gây ảnh hưởng tới giấc ngủ con người như thế nào trước tiên chúng ta cần tìm hiểu rõ về nó.

Thực chất đây là một họ virus lớn với nhiều loại khác nhau. Loại virus này thường lây từ động vật sang động vật. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể lây từ động vật sang người khi tiến hóa. Khi xâm nhập vào cơ thể của con người hoặc động vật, virus này chiếm lấy bộ tế bào và gây tổn thương viêm đặc hiệu ở đường hô hấp. Đồng thời virus chuyển hướng bộ máy đó để phục vụ cho nó, tạo ra virus mới và nhiễm tiếp sang cơ thể khác.

Tính tới nay người ta đã phát hiện 7 loại virus corona. Trong đó có 4 loại không nguy hiểm. 3 loại gây nguy hiểm cho con người là hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và một loại mới được tìm ra là SARS-CoV-2.

Coronavirus 2019 còn được gọi là nCoV hay được biết tới với cái tên quen thuộc là SARS-CoV-2 – là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm phổi cấp ở người. Loại virus mới này được tìm thấy ở một vùng chợ hải sản thuộc Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc vào năm 2019. Đây là một loại virus vô cùng nguy hiểm, có thể lây lan từ người sang người một cách nhanh chóng.

Ở mức nhiệt độ cao từ khoảng 20 độ trở lên, tốt nhất là ở mức 25 độ, môi trường thông thoáng và có ảnh nắng thì coronavirus này sẽ suy yếu và giảm khả năng lây lan. Ngược lại, ở môi trường nhiệt độ thấp và ẩm ướt, không khí lạnh, độ ẩm cao sẽ là điều kiện để nó phát triển và lây lan nhanh hơn.

Virus Corona
Virus Corona dễ dàng xâm nhập qua đường hô hấp của con người

Ở người, virus lây từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Đơn giản như việc ho, hắt hơi hay bắt tay cũng có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Những người thân trong gia đình hoặc người chăm sóc bệnh nhân cũng sẽ bị phơi nhiễm ngay khi tiếp xúc với nhau hoặc xử lý đồ dùng, chất thải của người bệnh.

Hiện nay, SARS-CoV-2 gây ra một đại dịch kinh hoàng trên toàn thế giới với tỷ lệ tử vong ngày càng cao với những biến chủng mới vô cùng nguy hiểm. Nó gây ra nhiều hệ lụy cho đời sống con người. Không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà còn có những dấu hiệu tác động đến giấc ngủ của con người.

1.2. Coronavirus ảnh hưởng tới giấc ngủ của con người

1.2.1. Vai trò của giấc ngủ đến cơ thể con người

Chúng ta đều biết, giấc ngủ ngon là điều vô cùng quan trọng và cần thiết với bất kỳ ai và bất cứ thời điểm nào. Một giấc ngủ trọn vẹn sẽ giúp chúng ta nâng cao tinh thần, sự tỉnh táo và nhiều lợi ích cho sức khỏe, thể chất.

Cụ thể, giấc ngủ sẽ giúp cơ thể được nạp năng lượng sau một ngày dài lao động mệt mỏi; làm giảm tình trạng và nguy cơ viêm nhiễm. Đồng thời, giấc ngủ chất lượng cũng sẽ giúp giải tỏa căng thẳng và trầm cảm; cải thiện chức năng thận. Mặt khác, giấc ngủ đầy đủ cũng giúp tái tạo tế bào trong cơ thể, điều chỉnh thể trạng và ngăn ngừa bệnh tật.

Giấc ngủ
Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể được nạp năng lượng sau một ngày dài lao động mệt mỏi

Trong thời điểm khi mà Covid-19 đang hoành hành thì một giấc ngủ chất lượng lại càng trở nên quan trọng hơn cả. Bởi giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, tạo ra hệ thống miễn dịch tốt cho cơ thể chống lại virus. Thế nhưng, nhiều báo cáo khoa học cho thấy, hiện nay giấc ngủ của con người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi loại virus này.

1.2.2. Giấc ngủ và thói quen ngủ có sự thay đổi

Tác động của Coronavirus lên giấc ngủ của con người cũng gây sự chú ý lớn tới các nhà nghiên cứu. Tiến sĩ Melinda Jackson và các đồng sự tại Viện Turner về Sức khỏe Não và Tâm thần tại Đại học Monash của Úc đang thực hiện một nghiên cứu đặc biệt về các triệu chứng mất ngủ trong đại dịch. Cô cho biết: “tác động của đại dịch này có tác động kinh tế, sức khỏe và xã hội rất lớn – tất cả đều có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta ngủ”.

Kết quả cho thấy, nó có 2 chiều hướng tác động, một là tích cực và 2 là tiêu cực. “Một số người cho biết họ ngủ kém hơn hoặc ít hơn bình thường, trong khi có những người khác lại thích thú với thực tế là họ không phải thức dậy vào một giờ cố định mỗi ngày và thực sự ngủ nhiều hơn”. 

mất ngủ do căng thẳng
Trong thời đại dịch mọi người thường mất ngủ thường xuyên do căng thẳng, lo âu

Thói quen ngủ và thức dậy của con người cũng có sự thay đổi đáng kể. Trong thời gian cách ly ở nhà, mọi người thường sẽ ngủ muộn hơn và thức dậy muộn hơn vào sáng hôm sau vì hầu như họ không còn phải đi làm.

1.2.3. Căng thẳng, lo âu là yếu tố hàng đầu gây hưởng tới giấc ngủ của con người

Theo một báo cáo gần đây từ Express Scripts, một nhà cung cấp chương trình phúc lợi cho biết, nhu cầu sử dụng các loại thuốc chống mất ngủ, giảm căng thẳng lo âu, chống trầm cảm có sự gia tăng đột biến trong đại dịch. Từ tháng 2 – 3 năm 2020, số đơn thuốc đã tăng tới 21%. Khi tổ chức Y tế Thế giới WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch thì con số này đạt đến đỉnh điểm.

Alcibiades Rodriguez, MD, giám đốc y tế của Trung tâm Giấc ngủ-Trung tâm Động kinh Toàn diện tại NYU Langone Health đã chia sẻ: Tình huống COVID-19 là chưa từng có trong đời chúng ta – nó ảnh hưởng đến mọi người, mọi lúc. Cũng liên quan tới điều này, mức độ lo lắng cao có thể dẫn đến giấc ngủ rời rạc, thời gian ngủ bất thường.

Mức độ lo lắng
Mức độ lo lắng cao có thể dẫn đến giấc ngủ rời rạc, thời gian ngủ bất thường

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau tác động đến não. Brandon Peters – Mathews, MD, bác sĩ y học giấc ngủ tại Trung tâm Y tế Virginia Mason, Seattle cho biết: Cortisol tăng cao là biểu hiện của sự căng thẳng thần kinh.

Những chất hóa học này có thể thay đổi sự cân bằng giấc ngủ – thức trong não, có thể làm tăng sự phân mảnh giấc ngủ và dẫn đến chứng mất ngủ (mất ngủ thường xuyên hoặc không thể ngủ được) và tăng sự xuất hiện của những giấc mơ.

2. Những biểu hiện của tác động của coronavirus lên thói quen ngủ của con người

Như đã thấy qua các nghiên cứu, coronavirus có tác động rất lớn tới giấc ngủ cũng như thói quen ngủ của con người. Vậy nó được thể hiện như thế nào? Tìm hiểu chi tiết thông qua những biểu hiện cụ thể dưới dây.

2.1. Mất ngủ – biểu hiện dễ nhận thấy bởi tác động của dịch bệnh

Dịch bệnh mà coronavirus gây ra có liên quan chặt chẽ tới các rối loạn tâm thần, lo lắng, khiến nhiều người bị mất ngủ. Đại dịch làm trầm trọng thêm chứng mất ngủ ở những người có tiền sử mắc bệnh lý mất ngủ và gây mất ngủ ở cả những người bình thường khác. Có thể thấy nguyên nhân chính ở đây chính là sự lo âu, căng thẳng trong thời gian dịch bệnh đe dọa.

Tiếp xúc với ánh sáng xanh
Tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều vào buổi tối có thể gây mất ngủ

Bên cạnh đó, mọi người hình thành thói quen theo dõi tin tức nhiều hơn, xem các bản cập nhật tin tức, đọc lời khuyên về COVID-19 và duy trì kết nối với gia đình và bạn bè thông qua mạng internet, điện thoại do bị cô lập ở nhà. Điều này làm tăng khả năng tiếp xúc với ánh sáng xanh, nhất là vào ban đêm. Khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh vào ban đêm sẽ khiến bạn trở nên khó ngủ hơn. Do não bộ trở nên tỉnh táo khi ngừng sản xuất hormone gây buồn ngủ và ngủ ngon – melatonin.

Mất ngủ cũng có thể là do trầm cảm gây ra. Tinh thần chán nản và thời gian ở nhà quá lâu, không được ra ngoài giải tỏa, khiến mọi người thiếu năng lượng trầm trọng và rơi vào trầm cảm ở mức độ nhất định. Điều này làm tăng các giấc ngủ ngắn vào ban ngày, ngủ nhiều hơn vào ban ngày và gây mất ngủ, khó ngủ hơn vào ban đêm.

2.2. Giấc ngủ rời rạc, bị phân mảnh

Nhiều người lại gặp tình trạng giấc ngủ bị phân mảnh, rời rạc bởi kích thích tạo ra trong đêm ngủ. Khi đại dịch, thời gian của mọi người gần như hoàn toàn ở nhà. Nó có thể làm tăng những căng thẳng trong cuộc sống gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên.

Trong khi đó không có những không gian mở để phân tán và giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Không có rạp chiếu phim, quán cafe, không đi du lịch, thậm chí là không có nơi để tập thể dục… tất cả đều khiến chúng ta cảm thấy thật ngột ngạt và bí bách.

Thức giấc giữa đêm
Thức giấc giữa đêm do những căng thẳng và lo âu trong cuộc sống

Trong khi ngủ, não bộ sẽ xử lý thông tin, nhận thông tin từ con người. Khi não bộ xử lý những căng thẳng này và ngày một gia tăng, tích tụ thì sẽ làm cho giấc ngủ trở nên gián đoạn, rời rạc. Chúng ta thường bị thức giấc giữa đêm khi đang ngủ nhiều lần hơn và khó đi vào giấc ngủ lần nữa.

2.3. Xuất hiện những giấc mơ nhiều hơn

Các nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy những giấc mơ (chủ yếu là ác mộng) có thể dẫn tới tình trạng thức giấc giữa đêm thường xuyên hơn. Nói chính xác thì mơ khiến cho con người bị đánh thức khi đang ngủ, làm chúng ta tỉnh giấc mọi thời điểm.

Khi nằm mơ, mắt chúng ta chuyển động nhanh hơn, nhịp thở và nhịp tim cũng nhanh hơn. Sau khi tỉnh giấc bởi giấc mơ, chúng ta thường sẽ nhớ lại những giấc mơ đó, nhất là những cơn ác mộng. Sự căng thẳng sẽ gia tăng khi nhớ lại những giấc mơ không tốt lành.

Những cơn ác mộng xuất hiện
Những cơn ác mộng xuất hiện nhiều hơn trong giấc ngủ thời đại dịch

Sự lo lắng chính là nguyên nhân gây ra những giấc mơ cực đoan. Những người thuộc tuyến đầu chống dịch thường gặp phải hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý, rất dễ gặp những cơn ác mộng.

3. Làm sao để cải thiện giấc ngủ trong mùa dịch Coronavirus?

Một trong những cách để cải thiện giấc ngủ cho mọi người trong mùa dịch này chính là tạo lập thói quen ngủ theo đúng giờ giấc. Ngủ và thức dậy đúng giờ như chúng ta vẫn thường làm như khi chưa có sự xuất hiện của dịch bệnh và khi chưa bị cách ly ở nhà. Cố gắng thiết lập một “chiếc đồng hồ sinh học” cho cơ thể bạn, nó sẽ khiến bạn ngủ đúng, đủ giấc và thức dậy đúng giờ mà không cần hẹn giờ.

Tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng ban ngày, nó sẽ giúp cải thiện chất lượng và thời gian ngủ trong đêm. Theo các nghiên cứu khoa học thì việc tiếp xúc với ánh sáng ban ngày 2 tiếng thì có thể kéo dài thời gian ngủ lên tới 2 tiếng và chất lượng giấc ngủ lên tới 80%.

Mặt khác, hãy tránh ngủ nhiều lần trong ngày, hạn chế những giấc ngủ trưa và ngủ ngắn vào ban ngày. Cách giờ đi ngủ từ 4 – 6 tiếng không nên sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine. Loại chất này nó sẽ khiến bạn càng thêm tỉnh táo và khó ngủ hơn. Tránh xa các loại đồ uống có chất kích thích khác như rượu, bia…Hãy cố gắng vận động mỗi giờ và tập thể dục thường xuyên, nếu có thể hãy tập luyện ở không gian ngoài trời.

Tự tìm cách giải tỏa áp lực
Tự tìm cách giải tỏa áp lực trong cuộc sống bằng những phương pháp đơn giản

Hạn chế việc tiếp xúc với ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử vào ban đêm. Không sử dụng điện thoại và đọc quá nhiều tin tức nếu như điều đó làm bạn cảm thấy lo lắng hơn. Hãy học cách tự giải tỏa áp lực, căng thẳng để bản thân thoải mái hơn. Thư giãn bằng những cách đơn giản tại nhà như xem một vài bộ phim giải trí, đọc sách, nghe nhạc, tự làm đồ thủ công trang trí…

Chúng ta thấy rằng, sự xuất hiện của coronavirus đã ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội toàn cầu, làm thay đổi nhiều thói quen trong cuộc sống, kể cả giấc ngủ. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tình trạng này cũng như biết được một số giải pháp để cải thiện giấc ngủ của mình trong mùa đại dịch.

Nguồn tham khảo: 

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân