Quỳ tím một loại giấy quen thuộc đối với nhiều người, chúng cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Vậy liệu bạn đã biết cụ thể quỳ tím là gì chưa? Nguồn gốc và phân loại của giấy quỳ như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây từ Vua Nệm để có thêm những thông tin hữu ích về quỳ tím nhé!
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Quỳ tím là gì?
Quỳ tím hay còn có tên gọi khác là giấy quỳ, đây là loại giấy được tẩm trong dung dịch etanol hoặc nước tách ra từ rễ cây địa y ( loại cây cộng sinh giữa tảo và nấm). Đúng như tên gọi của mình màu gốc ban đầu là màu tím, thường được sử dụng trong ngành hóa học để thử và kiểm tra độ pH.
Độ pH là khái niệm dùng để chỉ phương pháp định lượng nhằm xác định tính acid, base của một loại dung dịch. Độ pH được tính dựa trên nồng độ hydrogen concentration (hydro) tồn tại trong dung dịch cần thử.
Hiểu đơn giản, giấy quỳ được dùng để đo độ pH của các chất hóa học. Qua đó người ta có thể phân loại, chia mức độ của các chất đó dựa theo bảng pH. Giấy quỳ là vật dụng thử độ pH thuận tiện, cho kết quả hóa học nhanh chóng nhất. Ngoài ra người ta còn dùng quỳ tím ẩm để phân biệt các loại khí. Trong môi trường trung tính thì màu chính các của giấy quỳ là màu tím.
2. Nguồn gốc của quỳ tím
Theo một số tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia khoa học, giấy quỳ được tìm thấy từ rất sớm bởi một thầy thuốc người Tây Ban Nha có tên Arnaldus de Villa Nova (~1240-1311). Giấy quỳ tím được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1300. Bắt đầu từ thế kỷ 16. khi phương phát thử nghiệm bằng quỳ tím trở nên phổ biến thì các loại thuốc nhuộm màu xanh lam được chiết xuất từ địa y gồm: Leuconora tartarea và Rocella tinctoria đã được sản xuất với quy mô công nghiệp. Tại Hà Lan nổi tiếng với hai nhãn hiệu Bergmoos và Klippmoos chuyên sản xuất quỳ tím để xuất khẩu.
Vào năm 1704, trong tiếng Hà Lan quỳ tím được gọi là lakamoes – từ leg với nghĩa nhỏ giọt và mus có nghĩa là cháo. Tên gọi này phản ánh phương pháp sản xuất giấy quỳ bằng cách chiết xuất nhỏ giọt địa y đã được nghiền vụn như cháo. Tên gọi nói trên làm tiền đồ cho tên gọi của quỳ tím tại một số quốc gia châu âu khác như tiếng Anh litmus, tiếng Đức lackmus, tiếng Nga лакмус.
Đến năm 1640, các nhà thực vật học mô tả một loại thuốc nhuộm được làm từ loài thực vật vòi voi có hương thơm với màu tím tía. Lúc đầu các nhà nghiên cứu sử dụng nó để làm chất chỉ thị (khi trong dung dịch axit nó chuyển thành màu đỏ, trong dung dịch kiềm sẽ chuyển sang màu xanh làm. Ban đầu chỉ được dùng để phục vụ việc nghiên cứu nước khoáng, nhưng đến năm 1670 chúng được quan tâm và sử dụng rộng rãi hơn.
3. Phân loại của quỳ tím
Quỳ tím được chia thành 2 loại chính gồm: giấy quỳ đỏ và giấy quỳ xanh và những điểm giống khác nhau của hai loại giấy này:
Giấy quỳ đỏ: Loại giấy này được tạo ra bằng phương pháp xử lý giấy trơn và một loại thuốc nhuộm được ngâm trong dung dịch axit sunfuric loãng. Sau đó được đem đi sấy khô bằng cách cho giấy quỳ tím này tiếp xúc trực tiếp với không khí.
Giấy quỳ xanh: Với loại giấy này, khi đem nhúng vào trong dung dịch nếu đổi màu đỏ thì dung dịch thử có tính axit, trường hợp không đổi màu là dung dịch ở trạng thái cân bằng. Giấy quỳ thường được sử dụng để nhận biết axit và base.
Ngoài màu sắc, người ta còn chia giấy quỳ thành giấy quỳ ẩm, giấy quỳ khô. Để phân biệt được hai loại quỳ tím này, bạn chỉ cần cho 2 loại giấy quỳ vào khí amoniac. Nếu không đổi màu sẽ là quỳ tím khổ, còn chuyển màu xanh thì đó là quỳ tím ẩm.
4. Cơ chế đổi màu của quỳ tím
Giấy quỳ có thể thay đổi thành 3 màu khi gặp các dung dịch tương ứng gồm: axit, bazo, trung tính:
- Khi giấy quỳ đổi sang màu đỏ khi tiếp xúc với dung dịch thì đó là dung dịch có tính axit.
- Khi giấy quỳ đổi sang màu xanh khi tiếp xúc với dung dịch thì đó là dung dịch có tính bazo
- Khi giấy quỳ vào dung dịch mà không có hiện tượng gì xảy ra thì dung dịch đó là trung tính ( tính bazo = tính axit)
5. Đặc điểm của quỳ tím
Để có thể hiểu rõ hơn về những đặc điểm của giấy quỳ thì bạn hãy tìm hiểu những yếu tố được nếu sau đây:
5.1. Hóa trị của quỳ tím là gì?
Giấy quỳ thực chất là chất chỉ thị của axit – bazo. Vì thế giấy quỳ không mang hóa trị, màu sắc quỳ tím thay đổi phụ thuộc vào nồng độ pH có trong dung dịch đó.
5.2. Quỳ tím liệu có độc không?
Quỳ tím được sản xuất từ gỗ và các công đoạn sản xuất tương đương giống như làm giấy. Để có được giấy quỳ tím, trong quá trình sản xuất giấy quỳ, người ta sẽ cho vào bột giấy một lượng hoạt chất quỳ và đem giấy đó đi sấy khô. Chính vì được làm từ gỗ, nguyên liệu thân thiện nên giấy quỳ hoàn toàn không gây độc hại cho sức khỏe của con người.
6. Ứng dụng của quỳ tím
6.1 Phân biệt dung dịch hóa học
Để nhận biết dung dịch cần thử có tính bazo hay axit, bạn chỉ cần cho một mẩu giấy quỳ vào các mẫu dung dịch cần phân biệt sẽ cho kết quả chính xác.
- Giấy quỳ khi tác dụng với axit ( như HCL, H2SO4,…) sẽ hóa thành màu đỏ.
- Giấ quỳ khi tác dụng với bazo ( như NaOH,. KOH,..) sẽ đổi sang màu xanh.
- Trong trường hợp dung dịch cân bằng axit và bazo thì giấy quỳ sẽ không thay đổi màu.
6.2 Thử nước trong bể bơi
Giấy quỳ được dùng phổ biến trong các công trình bể bơi kinh doanh hoặc bể bơi gia đình. Người ta sử dụng quỳ tím để đo nồng độ pH nước trong bể bơi, kiểm tra xem liệu chất lượng nước trong bể bơi có an toàn đối với sức khỏe. Khi đo nồng độ pH bể bơi, giúp đưa ra các phương án để có thể cân bằng nước trong bể bơi thông qua các thiết bị bơi hoặc hóa chất chuyên dụng.
>>>Tìm hiểu:
- Cách tập bơi ếch, bơi bướm và bơi sải đúng kỹ thuật
- Hướng dẫn cách học bơi sải đúng kỹ thuật cho người mới bắt đầu
6.3 Đánh giá chất lượng thực phẩm
Công dụng xác định độ pH của giấy quỳ cũng được ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm. Quỳ tím cho phép con người đo độ pH trong thực phẩm nhằm đảm bảo tính an toàn đối với sức khỏe.
Bạn cũng có thể dùng giấy quỳ để đánh giá chất lượng thực phẩm, nguồn nước trong gia đình. Đây là cách giúp bạn và gia đình sử dụng thực phẩm ngon, an toàn cho sức khỏe
7. Mua quỳ tím ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, giấy quỳ được bày bán ở nhiều nơi mà bạn dễ dàng mua được. Tuy nhiên, các loại quỳ tím này thường có mức giá rẻ và chất lượng cũng như nguồn gốc không được kiểm định. Đặc biệt đối với những nghiên cứu nếu mua phải giấy quỳ không đạt chuẩn sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả. Vì vậy, bạn nên mua tại những nơi uy tín như trung tâm nghiên cứu khoa học, hiệu thuộc để sở hữu quỳ tím đạt chuẩn và chất lượng nhất.
Có thể thấy quỳ tím là loại giấy thông dụng đối với nhiều lĩnh vực của đời sống. Quỳ tím giúp việc phân biệt các dung dịch hóa học hay đo độ pH,… trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Vua Nệm mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện đầy hữu ích về giấy quỳ tím.
>>>Đọc ngay: Cách làm giấm táo giảm cân đúng chuẩn, chua chua ngọt ngọt mê ly