Nhân cách là gì? Đặc điểm cấu trúc của nhân cách và các yếu tố hình thành nên nhân cách

CẬP NHẬT 08/05/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Con người là động vật cấp cao trong xã hội. Chính vì thế mà mỗi người luôn sở hữu một nhân cách riêng, tạo thành dấu ấn rõ nét, phân biệt giữa người với người. Nhân cách được xây dựng và phát triển trong quá trình trưởng thành của con người. Cùng Vua Nệm tìm hiểu sâu hơn nhân cách là gì cũng như các thông tin liên quan đến vấn đề này nhé!

khái niệm nhân cách
Nhân cách là gì? Đặc điểm cấu trúc của nhân cách và các yếu tố hình thành nên nhân cách

1. Nhân cách là gì?

Mặc dù là cụm từ rất quen thuộc, nhiều người vẫn khá bỡ ngỡ khi được hỏi về ý nghĩa của “nhân cách”. Vậy nhân cách là gì?

Để tìm hiểu nhân cách là gì, trước hết cần hiểu rõ một số cụm từ sau:

  • Con người: con người có thể được hiểu là một thực thể sinh học & xã hội. Theo các nhà nghiên cứu, con người chính là sinh vật cao nhất trong bảng tiến hóa vật chất của các loại sinh vật khác. Sự khác biệt giữa con người và các loài vật khác nhờ vào: khả năng lao động, ngôn ngữ sử dụng, và hệ ý thức… Sự tồn tại của con người có ý nghĩa ở cả hai mặt: xã hội và sinh học. Hai yếu tố này liên kết và có mối quan hệ chặt chẽ.

Tuy nhiều, một điều đáng lưu ý là tính cách đặc trưng của con người không phải bẩm sinh như các loài vật khác mà có sự phát triển, thay đổi trong thời gian sinh sống, học tập và làm việc.

  • Cá nhân: Là từ ngữ dùng để chỉ một cá thể độc lập, riêng biệt trong xã hội. Cá nhân có những đặc điểm về tính cách, thể chất, tâm lý khác biệt với những cá thể còn lại, tạo nên một cộng đồng đa dạng và nhiều màu sắc.
  • Cá tính: Là một trong những yếu tố tác động bởi gen di truyền, môi trường sống và cách thức giáo dục, cá tính thể hiện tâm lý và thể chất riêng biệt, độc đáo của mỗi cá thể.
thế nào là nhân cách
Nhân cách là gì? Hiểu thế nào về nhân cách?

Nhìn chung, nhân cách có thể hiểu đơn giản là tổng hợp những đặc điểm, tính cách, tâm lý của một cá thể nhất định. Các yếu tố cấu thành nhân cách có mối quan hệ liên kết chặt chẽ và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Từ nhân cách của từng cá thể riêng biệt, các nhà nghiên cứu sẽ thực hiện mẫu số chung cho nhân cách tiêu biểu của một đất nước, một nền văn hóa hoặc một xã hội.

Nhân cách không phải là yếu tố bẩm sinh mà được hình thành và phát triển thông qua quá trình trưởng thành của mỗi con người. Mỗi nhân cách có một bản sắc và đặc trưng riêng, tuy nhiên vẫn nằm trong sự thống nhất chung của hình mẫu xã hội.

2. Cấu trúc của nhân cách là gì?

Theo suy nghĩ của phần lớn chúng ta, nhân cách là một khái niệm trừu tượng nhằm mô tả tính cách, hình thái tâm lý của mỗi cá thể, nên vì thế mà không thể có cấu trúc. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược với điều này. Nhân cách có cấu trúc rõ ràng và chặt chẽ. Vậy cấu trúc của nhân cách là gì?

Cấu trúc của nhân cách có thể hiểu đơn giản là cách thức mà các thành phần liên kết với nhau để tạo ra một chỉnh thể nhân cách nhất định. Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của nhân cách: một số giả thiết cho rằng không có sự khác biệt trong cách thức phân loại cấu trúc nhân cách; số khác lại lập luận có những điểm khác nhau rõ rệt.

Cấu trúc của nhân cách là gì
Cấu trúc của nhân cách là gì?

Một số quan điểm về cấu trúc của nhân cách được các nhà tâm lý học nghiên cứu và lập luận:

  • Lập luận của các nhà tâm lý học Việt Nam: Theo nhà tâm lý học Phạm Minh Hạc, cấu trúc của nhân cách được xây dựng và hình thành từ nhiều yếu tố, bao gồm: xu hướng của nhân cách; các khả năng của nhân cách; hành vi và phong cách thể hiện của nhân cách; và bộ hệ thống điều khiển nhân cách.
  • Lập luận của các nhà tâm lý học người Nga: Nhà tâm lý học người Nga – K.k platonov đã chỉ ra rằng cấu trúc của nhân cách gồm 4 tiểu cấu trúc: nguồn gốc của sinh học (như: giới tính, độ tuổi, các bệnh lý…); đặc điểm tâm lý (như: ý chí, cảm xúc, trí tuệ…); kinh nghiệm (như: kỹ năng, thói quen, kiến thức…); và xu hướng của nhân cách (như: thế giới quan, sở thích, nhu cầu cá nhân…)
  • Một số nguồn khác: Một số tài liệu nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng cấu trúc của nhân cách chỉ gồm hai yếu tố: tài và đức, hay còn có thể hiểu là phẩm chất và khả năng của một cá thể. Nhiều nghiên cứu lại cho rằng cấu trúc nhân cách gồm hai tầng: tự chủ và vô thức…

Tóm lại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của nhân cách. Tuy nhiên, dù theo lập luận nào, cấu trúc của nhân cách cũng khá phức tạp. Chính vì lẽ đó, nhân cách luôn là một chỉnh thể độc đáo và duy nhất, mang bản sắc và nét tính cách riêng biệt của mỗi người.

3. Một số đặc điểm của nhân cách

Không chỉ sở hữu cấu trúc, nhân cách cũng có những đặc điểm khác nhau. Dưới đây là một số đặc điểm của nhân cách được các nhà tâm lý học chỉ ra trong các nghiên cứu:

 đặc điểm của nhân cách
Nhân cách cũng có những đặc điểm khác nhau.

3.1 Tính ổn định

Tính ổn định chính là đặc điểm nổi bật và chính xác nhất đối với phần lớn các cá thể trong một xã hội. Trong nền văn hóa Việt Nam, tính ổn định được thể hiện qua rất nhiều câu ca dao, tục ngữ như “Mưa dầm thấm đất”, hay “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”… Mặc dù là câu nói của cha ông ta ngày xưa, đến nay vẫn vô cùng chính xác để mô tả về đặc điểm của nhân cách một con người.

Được hình thành và phát triển trong thời gian dài, nhân cách có tính ổn định và bền vững cao. Cấu trúc nhân cách khó thay đổi và bị tác động bởi các yếu tố xung quanh, luôn duy trì ở mức ổn định.

Chính nhờ đặc điểm này mà các nhà tâm lý học đã thành công trong việc nghiên cứu cũng như thiết lập quy chuẩn đối với lĩnh vực điều tra tâm lý và hành vi tội phạm. Tính ổn định trong nhân cách tồn tại ở mọi cá thể, mọi xã hội và nền văn hóa với các mức độ khác nhau.

3.2 Tính thống nhất

Bao gồm nhiều yếu tố và thuộc tính khác biệt, nhân cách vẫn là một chỉnh thể mang tính thống nhất cao vì các yếu tố thành phần có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong một tổng thể thống nhất.

Tính thống nhất tạo nên sự logic trong nhân cách của một con người. Các thuộc tính con đều có những nét tương quan chung tạo thành một chỉnh thể nhân cách thống nhất và hợp lý.

sự logic trong nhân cách
Tính thống nhất tạo nên sự logic trong nhân cách của một con người.

3.3 Tính tích cực

Trong các mối quan hệ xã hội, nhân cách đảm đương cả hai vai trò: khách thể và chủ thể. Điều này đồng nghĩa với việc tích cực chính là nét đặc điểm của nhân cách. Câu hỏi đặt ra, vậy tính tích cực của nhân cách thể hiện ở yếu tố nào?

Câu trả lời chính là thể hiện trong quá trình đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của chủ thể.

Ví dụ cho tính tích cực của nhân cách chính là con người luôn tích cực sáng tạo, biến đổi và tìm cách phát triển mọi thứ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân. Việc đặt mục tiêu trong mọi vấn đề khiến nhân cách của con người trở nên tích cực và hoạt động hiệu quả hơn.

3.4 Tính giao tiếp

Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của mọi người trong đời sống xã hội hàng ngày. Giao tiếp chính là cách thức để xây dựng các mối quan hệ, để làm việc, hợp tác và để người hiểu người.

tính giao tiếp trong nhân cách
Một số đặc điểm của nhân cách: tính giao tiếp

Ngoài ra, giao tiếp cũng chính là công cụ để mỗi cá thể được đánh giá, nhìn nhận trong các mối quan hệ cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ có giao tiếp, con người có thể biểu hiện rõ nét nhân cách của mình cho xã hội.

XEM THÊM:

4. Kết luận

Bài viết đã giải đáp câu hỏi nhân cách là gì cũng như các vấn đề liên quan đến nhân cách. Hy vọng các thông tin trên bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi và ủng hộ Vua Nệm ở những bài viết sau nhé!

Đánh giá post