Kết hôn là một dịp vô cùng quan trọng trong đời bởi đây là thời điểm các cặp đôi khẳng định mối nhân duyên, sự gắn bó, cùng đồng hành vượt qua khó khăn và cùng vun vén mái ấm gia đình tương lai. Trao nhẫn cưới là hình thức không thể bỏ sót trong ngày trọng đại này bởi nó cũng phần nào đánh dấu hành trình đầy lãng mạn của vợ chồng. Vậy trao nhẫn cưới khi nào? Hãy cùng Vua Nệm khám phá và tìm hiểu trong bài viết nhé!
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Ý nghĩa sâu sắc của chiếc nhẫn cưới
Khác với nhẫn đính hôn, chiếc nhẫn thay cho lời ngỏ ý kết hôn của đàng trai dành cho cô gái thì nhẫn cưới ở đây là tín vật quý giá và thiêng liêng định tình cho một mối quan hệ bền chặt lâu dài thành người một nhà. Đây là biểu tượng của sự chung thủy, tình yêu trọn đời của đôi vợ chồng.
Hơn nữa, theo quan niệm văn hóa của người Việt, chữ “nhẫn” đại diện cho tấm lòng bao dung, sẵn sàng thứ lỗi và nhường nhịn lẫn nhau. Bởi lẽ trong cuộc sống gia đình, đôi lúc sẽ không tránh khỏi những trận xung đột, bất đồng quan điểm.
Không đơn giản vậy, nhẫn cưới còn là một lời nhắc nhở và biểu lộ cho mọi người xung quanh rằng bạn là người đàn ông hay người phụ nữ đã có gia đình và bạn cần phải có trách nhiệm với mái ấm nhỏ đó.
2. Trao nhẫn cưới khi nào cho phù hợp?
Ông bà ta ngày xưa có câu “Nói trước bước không qua” tức ý nếu đeo nhẫn cưới trước khi tiến hành hôn lễ sẽ không mang lại điều may mắn, tốt đẹp tới cô dâu, chú rể. Vậy nên, theo đúng lẽ thông thường, nhẫn cưới thường được đeo trong khi cử hành lễ cưới trước sự chứng kiến của người thân, gia đình, bạn bè,… cùng với những lời chúc phúc mừng hạnh phúc từ mọi người.
3. Nhẫn cưới nên đeo tay nào là chuẩn nhất cho cả nữ và nam?
Người xưa có quan niệm rằng “nam tả nữ hữu” mang hàm ý về trách nhiệm của nam giới trong mối quan hệ gia đình vợ chồng. Theo quan niệm thông thường, ngón áp út tay trái chính là vị trí phù hợp để chú rể đeo nhẫn cưới, thay vào đó, vị trí ngón áp út tay phải lại phù hợp đối với cô dâu.
Lý do người xưa sở hữu nguyên tắc này vì họ cho rằng ngón áp út có một tĩnh mạch đặc biệt, còn gọi là “tĩnh mạch tình yêu” được nối liền trực tiếp với trái tim nên mang ý nghĩa cho sự gắn bó sâu sắc và chặt chẽ giữa hai người.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thời thế đổi thay, ngày một phát triển vượt bậc như hiện nay, phong tục truyền thống này đang dần đổi thay bởi nhiều cặp vợ chồng Việt Nam nay vẫn thường trao nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái.
4. Hướng dẫn cách đeo nhẫn cưới cùng nhẫn đính hôn
Vậy trao nhẫn cưới như thế nào khi đi cùng nhẫn đính hôn, cùng khám phá cách đeo nhẫn trong từng trường hợp dưới đây.
4.1. Cách đeo nhẫn cưới trong lễ kết hôn
Để chuẩn bị cho nghi lễ trao nhẫn trong ngày lễ kết hôn, cô dâu nên lưu ý thay đổi vị trí đeo nhẫn, cô dâu có thể đeo nhẫn đính hôn ở bàn tay phải và nhẫn cưới khi được trao trong lễ sẽ đeo ở tay trái hoặc có thể đeo nhẫn ở ngón giữa tay trái rồi nhẫn cưới sẽ được chú rể trao vào ngón áp út tay trái.
4.2. Cách đeo nhẫn sau lễ cưới
Sau khi cử hành hôn lễ kết thúc, cặp vợ chồng có thể cùng nhau thảo luận lựa chọn theo cách riêng để đeo một trong hai hoặc cả hai chiếc nhẫn. Cả hai cách đeo đều hợp lý, miễn sao đảm bảo được điều quan trọng nhất rằng cả hai món đồ trang sức quý giá này sẽ được giữ gìn cẩn thận và đặc biệt tạo ra sự thoải mái nhất cho các hoạt động sinh hoạt sống thường ngày. Sự lựa chọn sẽ là của riêng bạn!
5. 03 điều cấm kỵ cần lưu ý khi đeo nhẫn
Bên cạnh câu hỏi “Trao nhẫn cưới khi nào?” thì chắc hẳn các cặp vợ chồng cùng để lại một số thắc mắc về những điều kiêng kỵ đối với việc đeo nhẫn trong hôn nhân gia đình. Dưới đây sẽ là một số lưu ý Vua Nệm cung cấp dành cho bạn:
5.1. Cặp nhẫn của vợ chồng khác nhau
Trải qua một chặng đường dài để từ những người xa lạ dần dần sát lại gần nhau, cùng chung nhịp điệu thành người yêu rồi thành vợ chồng không hề đơn giản vì nó cần sự tin tưởng, sẵn sàng đồng hành tạo thành. Chính vì vậy, việc lựa chọn cặp nhẫn cưới với kiểu dáng khác biệt nhau chắc khác nào biểu trưng cho sự tranh chấp, tương khắc lẫn nhau. Vậy nên, để tránh sự tiêu cực cả hai nên thống nhất bàn bạc về loại nhân, hình thức, màu sắc và chất liệu.
5.2. Bán nhẫn hoặc làm mất
Điều kiêng kị không thể bỏ qua chính là việc đánh mất nhẫn hay bán đi chiếc nhẫn cưới. Bởi lẽ đây là vật thiêng liêng đánh dấu cột mốc quan trọng của tình yêu, sự gắn bó bên nhau suốt cuộc đời. Việc đánh mất hay bán đi chiếc nhẫn quý giá ngụ ý rằng bạn là một người thiếu trách nhiệm, vô tâm và không màng đánh đổi hạnh phúc gia đình, kỷ vật đặc biệt của mối quan hệ.
5.3. Chỉ một người đeo nhẫn
Nhẫn cưới mang ý nghĩa nhắc nhở bản thân mỗi người cần quan tâm, đặt trách nhiệm san sẻ và vun vén tổ ấm cùng nhau. Cũng chính vì thế, nếu như chỉ có vợ hoặc chồng đeo nhẫn cưới nó có nguy cơ tổn hại đến hạnh phúc gia đình bạn: không đeo nhẫn tức chỉ độc thân, gặp phải người thứ ba,…
Những đôi uyên ương mới chắc chắn đều có nhu cầu tìm kiếm cho ngôi nhà hay căn phòng tân hôn của riêng mình một chiếc nệm xinh xắn, thoải mái đáp ứng phù hợp với nhu cầu và sở thích cả hai. Nếu chưa có địa điểm đáng tin cậy nào để mua, hãy thử ghé thăm Vua Nệm. Mua sắm tại đây, bạn luôn được đảm bảo mua sản phẩm giá tốt với chất lượng tốt uy tín.
Vua Nệm còn được biết đến là hệ thống phân phối các mặt hàng chăn ga gối nệm, chính hãng hàng đầu toàn quốc. Vua Nệm được khách hàng yêu thích và đánh giá cao bởi sở hữu đa dạng sản phẩm từ nhiều thương hiệu nổi tiếng cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Bởi vậy, đừng chần chừ mà tới ngay cửa hàng Vua Nệm gần nhất để được tư vấn kỹ lưỡng và có được một trải nghiệm mua sắm hài lòng với những sản phẩm chất lượng hiệu quả nhé!
Trên đây là toàn bộ chia sẻ từ Vua Nệm dành cho bạn về việc trao nhẫn cưới khi nào và cách đeo nhẫn đúng chuẩn cho đôi vợ chồng mới cưới. Hy vọng những thông tin trên mang lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn!
Nội dung này được đội ngũ chuyên viên tư vấn giấc ngủ Vua Nệm biên soạn nhằm cung cấp thông tin hữu ích dành cho khách hàng. Chúng tôi luôn cập nhật mới nhất về sản phẩm cũng như các kiến thức liên quan đến đời sống và chăm sóc sức khỏe giấc ngủ.
Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của chuyên gia. Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua email trainghiem@vuanem.com.