Sức khỏe giấc ngủ

Tìm hiểu về Microsleeps và Micro Naps, cách phân biệt và chữa trị 

CẬP NHẬT 30/06/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Thực tế, giấc ngủ ngắn, ngủ gật (micro naps) là hiện tượng không hiếm người từng trải qua. Chẳng hạn, vào khoảng 3 giờ chiều sau khi đã dùng bữa trưa, bạn bắt đầu mất tập trung khi đang suy nghĩ miên man… rồi chợt giật mình. Đầu bạn ngẩng lên, mắt bạn mở to và bạn tự hỏi có phải mình vừa ngủ gật?

Sự thật là so với ngủ gật bị phát giác trong giờ làm việc thì vi ngủ ( Microsleeps) còn nguy hiểm hơn nữa. Làm sao để phân biệt Microsleeps và Micro Naps? Cùng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!

1. Micro Sleep là gì?

Giấc ngủ Microsleep
Giấc ngủ Microsleep rất dễ diễn ra vào những thời điểm cơ thể cảm thấy uể oải

Tổ chức US & World Report News cho biết qua những hiển thị trên điện não đồ, ta có thể nhận định rằng microsleep là những giai đoạn giấc ngủ thực sự. Mặc dù không sâu, nhưng những khoảng thời gian vô thức này là một phản ứng không chủ ý đối với việc thiếu nghỉ ngơi.

Giấc ngủ Microsleep rất dễ diễn ra vào những thời điểm cơ thể cảm thấy uể oải chẳng hạn như sau bữa trưa hay do một cuộc họp nhàm chán, khô khan.

Giấc ngủ ngắn này thường kéo dài từ 3 đến 5 giây và vì chúng diễn ra quá nhanh nên đôi khi bạn thậm chí không nhận ra rằng chúng đang diễn ra. Trong một số trường hợp, một người có thể đang lái xe, nói chuyện hoặc thậm chí giao tiếp bằng mắt với người khác và ngay sau đó, họ rơi vào những giấc ngủ ngắn này.

Theo Tiến sĩ Cliff Saper của Trường Y Harvard, khi chúng ta thiếu ngủ đến 1 mức nào đó, bộ não của chúng ta ra tín hiệu khiến các tế bào thần kinh ngừng hoạt động, giống như một công tắc điện.

Khi chúng ta đấu tranh với bộ não của mình để giữ sự tỉnh táo, chúng ta trải qua các giai đoạn ngủ và thức chỉ kéo dài vài giây mỗi lần. 1 nghiên cứu được thực hiện bởi Trường  Đại học Y Emory cho thấy hiện tượng này can thiệp đáng kể vào hiệu suất nhận thức, tâm trạng và chức năng vận động.

Giấc ngủ Microsleeps đôi khi được phân loại là giấc ngủ cục bộ. Nghiên cứu cho thấy rằng con người có thể ngủ trong khi thức. Điều này là có thể bởi vì trong khi một phần não của bạn có thể đang ngủ, phần còn lại vẫn có thể thức và hoạt động đầy đủ chức năng.

Giấc ngủ Microsleeps là giấc ngủ cục bộ
Giấc ngủ Microsleeps đôi khi được phân loại là giấc ngủ cục bộ.

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy rằng giấc ngủ cần kéo dài hơn 1 đến 2 phút để bộ não của chúng ta có thể nhận biết và nhớ lại nó. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể trải qua Microsleeps mà không hề hay biết khi nó đang diễn ra. 

2. Microsleep và Micro Naps có giống nhau không?

Trong khi vi ngủ Microsleep kéo dài nhiều nhất là vài giây, giấc ngủ gật micro naps kéo dài vài phút. Những micro naps là những giấc ngủ ngắn tự nguyện trong thời gian ngắn có khả năng giúp một người thiếu ngủ vượt qua cơn buồn ngủ.

Còn vi ngủ microsleep là một phản ứng không tự chủ trong não bị thiếu ngủ, trong khi này, cơ chế nghiêng về cân bằng nội môi khi ngủ của cơ thể nặng đến mức khiến các tế bào thần kinh ngừng hoạt động (dù chỉ diễn ra trong vài giây) có thể gây nguy hiểm cho người gặp phải.

Chẳng hạn như xảy ra trên đường trong khi bạn đang lái xe hoặc vận hành máy móc. Thật vậy, 3 giây ngủ gật khi đang điều khiển xe với tốc độ 60 dặm một giờ là đủ để gây tai nạn. 

XEM THÊM: Bật mí 7 cách để không buồn ngủ khi đi xe mà ai cũng nên biết

Phân biệt Microsleep và Micro Naps
Phân biệt Microsleep và Micro Naps

Những giấc ngủ Microsleeps này còn giảm hiệu suất làm việc, gây ra cái lỗi sai trong khi chỉnh sửa bảng tính, nhập dữ liệu quan trọng hoặc xử lý thông tin nhạy cảm. Microsleep dường như làm phức tạp ngay cả những công việc hàng ngày bình thường đơn giản.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Não bộ New Zealand cho thấy giấc ngủ microsleep bao gồm việc hoàn toàn không phản ứng với các kích thích bên ngoài trong suốt thời gian ngủ, nghĩa là đối với những người làm việc trong bếp, dao sắc, mặt bếp nóng và sàn trơn trượt đều là những mối nguy hiểm.

Những người có nguy cơ cao nhất gặp tình trạng này:

  • Người thường xuyên thiếu ngủ
  • Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ
  • Công nhân làm việc ca đêm

3. Những dấu hiệu cho biết bạn sắp trải qua một giai đoạn Microsleep

Theo Healthline, có một vài dấu hiệu chính có thể báo hiệu bạn sắp trải qua một giai đoạn Microsleep. Nếu bạn thấy mình gặp phải bất kỳ điều nào sau đây, Vua Nệm khuyên bạn nên dừng công việc đang làm và dành thời gian cho 1 giấc ngủ ngắn.

3.1. Nếu Bạn Không Thể Mở Mắt

dấu hiệu cho biết bạn sắp trải qua một giai đoạn Microsleep
Buồn ngủ không thể mở nổi mắt là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn cần nghỉ ngơi

Vì tầm nhìn là một yếu tố cần thiết để điều khiển phương tiện hoặc thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, chính vì thế việc buồn ngủ không thể mở nổi mắt là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn cần nghỉ ngơi. Thời báo New York đã báo cáo rằng dành thời gian ngủ trưa sẽ giúp giảm nguy cơ sai sót hoặc tai nạn và tăng năng suất lao động

3.2. Ngáp quá mức

Đây là một dấu hiệu chắc chắn rằng sự tỉnh táo của bạn đang giảm dần và đã đến lúc bạn nên nghỉ ngơi. Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết chính xác tại sao ngáp lại dễ lây lan như vậy, nhưng chúng ta biết rằng nó liên quan chặt chẽ đến giấc ngủ hoặc sự buồn chán.

Tiến sĩ Anthony Komaroff của Trường Y Harvard cho biết điều này có thể xảy ra vì ngáp là dấu hiệu của việc thở nông, nó xuất hiện khi cơ thể trong trạng thái chuẩn bị đi ngủ hoặc thư giãn.

3.3. Co giật hoặc giật cơ

dấu hiệu thông báo bạn sắp trải qua giấc ngủ microsleeps
Những cú giật bất ngờ kéo bạn ra khỏi giai đoạn chìm vào giấc ngủ khá phổ biến

Được gọi là Hypnic Jerk, những cú giật bất ngờ kéo bạn ra khỏi giai đoạn chìm vào giấc ngủ là điều phổ biến và cho thấy não của bạn đã và sẽ tiếp tục cố gắng đi vào giấc ngủ. Chúng tôi không biết chính xác nguyên nhân gây ra chúng, nhưng nếu chúng xảy ra trong khi bạn cần tỉnh táo, thì điều quan trọng là phải tạm dừng và tắt đèn đi ngủ.

3.4. Chớp mắt liên tục 

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Phòng khám Charité-Đại học Y khoa ở Berlin, chớp mắt nhanh là một dấu hiệu khá đúng báo hiệu cho cơn buồn ngủ vào ban ngày. Nếu bạn thấy mình chớp mắt thường xuyên hơn và nhanh hơn như 1 cách để tập trung vào nhiệm vụ của mình, thì đây là thời điểm tốt để tạm gác nhiệm vụ đang làm và dành thời gian chợp mắt.

4. Làm thế nào để tránh giấc ngủ Microsleep?

4.1. Nghỉ ngơi trước những chuyến đi xa

Nếu bạn chuẩn bị lái xe trong 1 chuyến xa, đặc biệt là vào ban đêm, thì điều quan trọng là bạn phải đảm bảo ngủ đủ giấc trong tuần trước chuyến đi. Nếu bạn đã thức suốt cả tuần nhưng chỉ ngủ được 8 tiếng vào đêm hôm trước, bạn có thể cân nhắc dời lịch khởi hành lại, vì thiếu ngủ là yếu tố chính gây ra những giấc Microsleeps.

4.2. Tấp vào lề/ nhờ người khác lái

làm sao để tránh giấc ngủ microsleeps
Tấp vào lề/ nhờ người khác lái để tránh rơi vào giấc ngủ Microsleeps

Nếu nhận thấy mình đang gặp phải một hoặc nhiều dấu hiệu có thể rơi vào giấc ngủ Microsleeps, bạn nhanh chóng tấp vào lề để chợp mắt một lúc và nạp lại năng lượng. Nếu bạn đi chung xe vẫn còn tỉnh táo thì hãy thay phiên nhau chợp mắt và lái xe có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa giấc ngủ microsleep.

Hội đồng An toàn Quốc gia Hoa kỳ khuyến nghị nên hạn chế thời gian lái xe vào ban đêm do có rất nhiều vụ tai nạn, đặc biệt là đối với những người lái xe lớn tuổi.

4.3. Giữ cho cơ thể luôn vận động

Nếu bạn thấy mình cảm thấy mệt mỏi hơn sau bữa trưa nặng nề, hãy đứng dậy đi bộ nhanh có thể giúp cơ thể bạn tỉnh táo hơn. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Georgia, đi bộ lên cầu thang có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn so với việc nạp caffeine.

4.4. Nghe nhạc sôi động

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Leigh M Riby, âm nhạc sôi động rất tốt để kích thích não bộ và có thể tăng cường sự tỉnh táo, sự tập trung và thậm chí cả trí nhớ. Vì vậy nếu bạn cảm thấy hơi mệt mỏi, hãy nghe 1 bản nhạc thật sôi động nhé!

nên làm gì để tránh giấc ngủ microsleeps
Âm nhạc sôi động rất tốt để kích thích não bộ và có thể tăng cường sự tỉnh táo

4.5. Nói chuyện với người trong xe

Theo báo cáo của Tiến sĩ Barry Krakow của Maimonides Sleep Arts & Science, MedicineNet báo cáo rằng việc thu hút hành khách trên xe trò chuyện với bạn có thể giúp bạn tỉnh táo. Ông khuyên rằng các chủ đề như tôn giáo và chính trị có thể đủ kích thích để ngăn chặn cơn buồn ngủ.

XEM THÊM: 

Trên đây là những kiến thức thú vị liên quan đến giấc ngủ Microsleep và Micro Naps. Hy vọng thông bài bài viết, bạn đã phân biệt được 2 loại giấc ngủ này cũng như được những biện pháp khắc phục hiệu quả rồi nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/microsleep/

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên