Sức khỏe giấc ngủ

Hội chứng sợ người lạ là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

CẬP NHẬT 16/06/2023 | BỞI Minh Anh

Xenophobia là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều hiện nay. Đây là một tình trạng tâm lý đặc biệt phổ biến nhưng lại ít được quan tâm và điều trị đúng mực, dẫn tới những ảnh hưởng lớn cho công việc, cuộc sống thường ngày của người mắc bệnh. Trong bài viết này, cùng Vua Nệm tìm hiểu hội chứng sợ người lạ là gì và nguyên nhân, phương pháp điều trị hội chứng này.

1. Hội chứng sợ người lạ là gì? Biểu hiện ra sao?

1.1. Khái niệm hội chứng sợ người lạ

Hội chứng sợ người lạ trong tiếng anh là Xenophobia, được dùng để chỉ một nỗi ám ảnh, sự sợ hãi với việc phải tiếp xúc với một người lạ hoặc một nhóm người lạ khác biệt với mình. 

Hội chứng này thường được nhầm lẫn với các hình thức định kiến xã hội, ví dụ như phân biệt chủng tộc và kỳ thị đồng tính. Trên thực tế thì chúng có những điểm khác biệt quan trọng.

Khi phân biệt chủng tộc, kỳ thị đồng tính và các hình thức phân biệt đối xử khác dựa trên các đặc điểm cụ thể của các đối tượng, nhóm người. Ví dụ như kỳ thị, phân biệt những người có màu da hoặc sắc tộc, giới tính khác, không giống với mình. Nó thuộc về quan điểm của một cá nhân hoặc một nhóm người với một cộng đồng có những đặc điểm chung nhất định.

Trong khi đó, thì hội chứng sợ người lạ là một trạng thái tâm lý. Người mắc hội chứng này sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi phải tiếp xúc với một người, một nhóm người nào đó không thực sự quen thuộc. Ví dụ như ngại tiếp xúc với một người, một tập thể, khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, vùng miền…

hội chứng sợ người lạ là gì
Hội chứng sợ người lạ là nỗi ám ảnh, sợ hãi, không muốn tiếp xúc với người lạ

1.2. Hội chứng sợ người lạ có những biểu hiện gì?

Những biểu hiện của hội chứng sợ người lạ rất dễ nhận biết. Người mắc hội chứng có thể nhận ra mình đang sợ hãi nhưng không thể tự kiềm chế được nỗi sợ.

Triệu chứng chung của hội chứng này thường là không muốn hoặc tránh hầu hết mọi tiếp xúc bên ngoài, không tham gia vào những hoạt động xã hội. Bên cạnh đó là e sợ giao tiếp, gặp gỡ với những người lạ, chỉ dám trò chuyện với những người thân quen, bạn bè thân thiết, người trong vòng bạn bè đã từng giao thiệp. Những người mắc hội chứng này thường sống khá khép kín và tự cô lập mình với xã hội bên ngoài, nhất là khi ở trong một môi trường xa lạ.

Biểu hiện của hội chứng sợ người lạ
Người mắc hội chứng này tự cô lập mình với người xung quanh trong môi trường mới nhiều người xa lạ

Chúng ta cũng có thể nhận biết hội chứng tâm lý sợ người lạ thông qua một số triệu chứng cụ thể:

  • Cảm thấy không thoải mái cả về tâm lý và mặt sinh lý khi rơi vào một môi trường xa lạ với những người xa lạ: Cảm giác lo lắng, sợ sệt đi kèm với những biểu hiện như cơ thể khó chịu, tức ngực, buồn nôn hay ớn lạnh. Xuất hiện những thay đổi sinh lý như đỏ mặt, đánh trống ngực, nhịp tim tăng nhanh, hồi hộp khi biết mình sắp phải gặp gỡ với một người lạ hoặc khi phải tiếp xúc với một người không quen biết.
  • Thường lảng tránh, tìm cách để không phải đối mặt với cá nhân, tập thể xa lạ. Chủ động kéo mình khỏi những trường hợp phải giao tiếp xã hội.
  • Từ chối kết bạn với người lạ hay làm việc với những người có sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, màu da, vùng miền…
  • Gặp khó khăn trong việc giao tiếp, kết nối với những người không có sự tương đồng về văn hóa, chủng tộc, phong cách sống.

2. Nguyên nhân và những ảnh hưởng của hội chứng sợ người lạ

Để kiểm soát được những triệu chứng cũng như điều trị được hội chứng sợ người lạ, thì yếu tố quan trọng là cần phải xác định đúng nguyên nhân gây ra hội chứng. 

2.1. Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ người lạ là gì?

Hội chứng sợ người lạ khá phổ biến và thường xuất hiện nhiều ở đối tượng là các em nhỏ. Những người trưởng thành thường ít gặp hội chứng này hơn do quá trình tiếp xúc xã hội nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn có những người lớn mắc hội chứng này sau một vài sự cố nào đó. Tình trạng tâm lý này chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, nhưng có thể xác định được một số yếu tố dẫn tới hội chứng này. Bao gồm:

  • Do yếu tố di truyền từ gia đình. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ có cha mẹ sợ người lạ có nhiều khả năng mắc chứng sợ tương tự, thậm chí kèm theo các triệu chứng lo âu khác.
  • Đặc điểm tính cách, cá tính sống khép kín, nội tâm, không thích giao thiệp. Trong thời gian dài sẽ trở nên sợ sệt, lo lắng khi đứng trước người lạ.
  • Một sự việc, sự cố từ quá khứ có thể khiến một người bị sang chấn tâm lý, ám ảnh. Mỗi khi phải tiếp xúc với một người lạ thì nỗi sợ hãi sẽ bộc phát mạnh mẽ. Ví dụ, một người mắc chứng sợ người lạ có thể đã từng bị tấn công bởi một người mà họ không quen biết.
  • Môi trường sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc gây ra hội chứng sợ người lạ. Nếu sống trong môi trường có những người mắc hội chứng này trong thời gian dài, nhất là từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành, thì rất có thể họ cũng sẽ bị mắc hội chứng.
  • Các rối loạn sức khỏe tâm thần khác có thể dẫn tới chứng sợ người lạ. Ví như rối loạn tâm trạng, rối loạn lo âu và rối loạn sử dụng chất kích thích khiến những người này lo sợ việc tương tác với người ngoài.
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ người lạ
Chấn thương tâm lý do từ việc bị tấn công sợ bởi người lạ có thể dẫn tới hội chứng này

2.2. Hội chứng sợ người lạ ảnh hưởng thế nào đến người bệnh?

Những người mắc hội chứng sợ người lạ thường ý thức được bản thân mình đang sợ hãi nhưng không thể kiểm soát được nỗi sợ của chính mình. Mặc dù hội chứng này không gây ra nguy hiểm cho bất kỳ ai, nhưng nó có một số những ảnh hưởng tới cả công việc cũng như cuộc sống của người mắc hội chứng này.

Cụ thể, hội chứng sợ người lạ gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc sống và công việc, cũng như học tập. Nó cản trở quá trình giao tiếp giữa người mắc hội chứng và những người xung quanh. Chính vì sợ tiếp xúc với người lạ nên sẽ khó khăn khi giao tiếp, trao đổi công việc, học tập. Hạn chế các mối quan hệ trong cuộc sống, ít kết nối với bên ngoài ảnh hưởng tới sự phát triển sự nghiệp, công việc, học tập của chính bản thân.

Đặc biệt, tự cô lập chính mình cũng có thể khiến những người này bị trầm cảm, thiếu cảm cảm giác an toàn, tâm trạng chán nản dẫn tới những tác động xuất tới sức khỏe tinh thần, gây ra những bệnh lý tâm thần khác. Thậm chí, nó có thể gây ra tình trạng cô lập xã hội hay chống đối xã hội.

Ngoài ra, hội chứng sợ người lạ có thể là nguyên nhân dẫn tới các vấn đề khác trong xã hội như chủ nghĩa biệt lập hay tình trạng phân biệt đối xử trong xã hội…

Hội chứng sợ người lạ khiến bạn khó khăn trong giao tiếp xã hội
Hội chứng sợ người lạ khiến bạn khó khăn trong giao tiếp xã hội

3. Phương pháp điều trị hội chứng sợ người lạ

Hội chứng sợ người lạ không gây ra những nguy hiểm một cách tức thì, nhanh chóng. Nhưng nếu kéo dài trong thời gian dài, thì có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tâm thần cũng như cản trở sự phát triển của bạn trong mọi công việc và cuộc sống. Tốt nhất là nên tìm tới sự hỗ trợ và can thiệp tâm lý từ các bác sĩ để điều trị.

Có hai phương pháp để điều trị hội chứng này, bao gồm: Liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp tự phơi nhiễm. Hai biện pháp điều thị này cũng được kết hợp với nhau để mang đến hiệu quả cao nhất.

3.1. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)

Liệu pháp CBT sẽ giúp người mắc hội chứng sợ hãi người lạ nhận ra các vấn đề tâm lý mà họ đang mắc phải là do các kiểu suy nghĩ rối loạn và vô lý, thực tế thì nó không hề đáng sợ. Bằng cách này, các bác sĩ tâm lý sẽ giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ của mình.

3.2. Liệu pháp tiếp xúc

Liệu pháp tiếp xúc là một liệu pháp khác, thường được sử dụng cho chứng lo âu và ám ảnh. Trong loại trị liệu này, người đó dần dần và liên tục tiếp xúc với tác nhân gây sợ hãi của họ cho đến khi nỗi sợ hãi giảm dần.

Nghĩa là người bệnh sẽ phải đối mặt với chính nỗi sợ hãi người lạ bằng cách tiếp xúc thường xuyên với người không quen biết. Lâu dần, người mắc hội chứng sợ này sẽ không còn quá lo lắng khi gặp người khác, cởi mở hơn, tự tin hơn và thoải mái hơn khi tương tác với người lạ.

Liệu pháp tiếp xúc giúp người bệnh đối mặt với nỗi sợ hãi và dần vượt qua nó
Liệu pháp tiếp xúc giúp người bệnh đối mặt với nỗi sợ hãi và dần vượt qua nó

Ngoài 2 liệu pháp chính trên thì còn có những cách điều trị tự nhiên khác được áp dụng. Ví dụ như:

  • giải mẫn cảm và tái xử lý cử động mắt – EMDR: sử dụng cử động mắt lặp đi lặp lại để xử lý những suy nghĩ, ký ức hoặc cảm xúc đau thương
  • Giáo dục tâm lý: Tìm hiểu và nhận hỗ trợ để đối phó tốt hơn với tình trạng bệnh.
  • Sử dụng các kỹ thuật thư giãn và bài tập thở.

Để các phương pháp điều trị đạt hiệu quả hơn, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ khác như:

  • Ngủ đủ giấc, tránh sử dụng các chất kích thích, ăn uống lành mạnh: Những việc này sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất, hạn chế các bệnh lý tâm thần khác.
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn và tập thở để giảm căng thẳng, lo lắng: Ngồi thiền hay tập yoga là những cách tốt để thư giãn, giảm lo âu.
  • Tham gia nhóm hỗ trợ đồng đẳng: Trong các nhóm tự trợ giúp đồng đẳng gồm những người mắc chứng sợ hãi người lạ được tập hợp lại với nhau, những người tham gia sẽ hỗ trợ, chia sẻ thông tin và đưa ra lời khuyên hữu ích. Có thể là nhóm hỗ trợ online hoặc trực tiếp, đều mang lại những ảnh hưởng tích cực nhất định.

Có thể thấy, những người mắc chứng sợ người lạ trải qua các triệu chứng lo lắng, đau khổ, hoảng loạn khi ở gần người lạ. Họ có thể tránh xa những người mà họ không biết, điều này có thể dẫn đến các vấn đề trong công việc và trong các mối quan hệ. Cả yếu tố di truyền và môi trường, hay tiền sử bị chấn thương tâm lý, đều đóng một vai trò trong sự phát triển của hội chứng sợ người lạ.

Hãy nhờ sự hỗ trợ từ các bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, để hội chứng này không còn là mối đe dọa tới sức khỏe tinh thần cũng như cơ hội phát triển của bạn.

>>>Đọc thêm:

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh