Trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngoài thông tin liên quan đến kỳ thi thì các câu hỏi như điểm khuyến khích là gì cũng được sĩ tử quan tâm. Nếu đang tìm hiểu về thông tin này thì tham khảo ngay bài viết dưới đây, Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết nhất.
Nội Dung Chính
1. Điểm khuyến khích là gì?
Điểm khuyến khích là điểm cộng thêm dành cho những thí sinh có tham gia vào các cuộc thi hoặc hoạt động rèn luyện theo quy định của Bộ Giáo dục, tổ chức phân theo diện tốt nghiệp và đạt được thành tích nổi bật.
Cụ thể, việc cộng điểm khuyến khích thường được áp dụng cho các cá nhân hoặc tổ chức đạt có thành tích cao khi tham các kỳ thi văn hóa, thể dục thể thao,… được tổ chức bởi Bộ Giáo Dục hoặc các ban ngành chuyên môn. Tuỳ vào diện tốt nghiệp khác nhau, số điểm khuyến khích của mỗi thí sinh cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên mức điểm cộng thêm sẽ không quá 4 điểm.
Điểm khuyến khích đem đến nhiều lợi thế cho sĩ tử trong kỳ thi
2. Phân biệt điểm khuyến khích và điểm ưu tiên khác nhau như thế nào?
Trong quy chế xét tốt nghiệp THPT, bên cạnh điểm khuyến khích thì điểm ưu tiên là một trong những yếu tố mà Nhà nước ưu ái cho học sinh, đặc biệt là những đối tượng thuộc diện đặc biệt. Loại điểm này chỉ được cộng cho một số đối tượng hoặc nằm trong khu vực ưu tiên, thuộc diện ưu tiên mà pháp luật quy định. Với điểm ưu tiên, các sĩ tử sẽ có cơ hội cao hơn trong việc xét tốt nghiệp THPT.
Đối với điểm khuyến khích, số điểm này sẽ được cộng cho các thí sinh đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi. Còn điểm ưu tiên thì sẽ được cộng cho các thí sinh sinh sống, học tập tại miền núi hoặc nông thôn, là người dân tộc thiểu số, con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh,…
3. Cách cộng điểm khuyến khích và điểm ưu tiên trong kỳ thi THPT Quốc gia
3.1. Cách tính điểm khuyến khích là gì?
Việc cộng điểm khuyến khích hay điểm ưu tiên đều cần tuân thủ theo quy định của Bộ giáo dục. Vua Nêm sẽ tóm lược một số quy định bắt buộc về cách cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi THPT Quốc Gia:
Diện 1: Thí sinh đạt giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi môn văn hóa lớp 12.
- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: 2,0 điểm.
- Thí sinh đạt giải khuyến khích cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh: 1,5 điểm.
- Thí sinh đạt giải ba cấp tỉnh: 1,0 điểm.
Diện 2: Thí sinh đạt giải cá nhân và đồng đội khi tham gia các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Hóa học, Vật lí, Sinh học, thi văn nghệ, thể dục thể thao, hội thao Giáo dục quốc phòng hoặc là cuộc thi Khoa học kỹ thuật, viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp cùng ngành chuyên môn cấp tỉnh trở lên tổ chức tại cấp Trung học phổ thông.
- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hay dành huy chương vàng: 2,0 điểm.
- Thí sinh đạt giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hay dành huy chương bạc: 1,5 điểm.
- Thí sinh đạt giải ba cấp tỉnh hoặc huy chương đồng: 1,0 điểm.
Trong đó có một số lưu ý như:
- Giải đồng đội chỉ được tính đối với giải quốc gia, mức điểm cộng cho mỗi thí sinh tương đương như giải cá nhân.
- Thí sinh đạt nhiều giải khác nhau thì chỉ được hưởng mức cộng điểm khuyến khích của giải cao nhất.
Diện 3: Học viên Giáo dục thường xuyên, học sinh Trung học phổ thông có giấy chứng nhận nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp do trường dạy nghề, Sở GD&ĐT cấp trong thời gian học Trung học phổ thông thì sẽ được cộng điểm như sau:
- Giấy chứng nhận nghề loại giỏi và bằng trung cấp loại xuất sắc, giỏi: 2 điểm.
- Chứng nhận nghề đạt loại khá, bằng trung cấp đạt loại khá và trung bình khá: 1,5 điểm.
- Giấy chứng nhận nghề loại trung bình và bằng trung cấp loại trung bình: 1,0 điểm.
Diện 4: Học sinh Giáo dục thường xuyên có chứng chỉ Tin học A hoặc Ngoại ngữ A trở lên (kể cả kỹ thuật viên) sẽ được 1,0 điểm cho mỗi loại chứng chỉ.
Lưu ý:
- Điểm khuyến khích được cộng tối đa của diện 1,2,3,4 sẽ không quá 4,0 điểm.
- Điểm khuyến khích các diện 1,2,3,4 sẽ được bảo lưu trong toàn cấp học.
>>>Đọc thêm: Hướng dẫn cách tính điểm xét học bạ Đại học 2023
3.2. Cách tính điểm cộng ưu tiên khi thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
Bên cạnh thắc mắc điểm khuyến khích là gì và cách cộng điểm khuyến khích thì cách cộng điểm ưu tiên cũng được các sĩ tử quan tâm. Theo đó, nếu một thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên thì chỉ được cộng điểm theo tiêu chuẩn cao nhất. Cụ thể là:
Diện 1: Nếu xét tốt nghiệp bình thường thì không được cộng điểm ưu tiên.
Diện 2: Nếu thuộc các trường hợp sau thì cộng 0,25 điểm:
– Thí sinh là thương binh, bệnh binh hoặc người đang hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động dưới 81% (lưu ý chỉ áp dụng đối với Giáo dục thường xuyên); thí sinh là con của bệnh binh, thương binh hoặc là người được hưởng chính sách tương đương như thương binh bị giảm sức lao động dưới 81%; thí sinh thuộc diện anh hùng lao động, anh hùng vũ trang nhân dân. Ký hiệu đối tượng là D2-TB2.
– Thí sinh là con của anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, hoặc là con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ký hiệu đối tượng ưu tiên này là D2-CAH.
– Người thuộc dân tộc thiểu số có ký hiệu ưu tiên này là D2-TS2.
– Người Kinh hoặc là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức thi) cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn ở biên giới, xã an toàn khu là diện đầu tư chương trình 135; hoặc là xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; cư trú tại các xã khu vực I, II, III thuộc miền núi, vùng dân tộc theo quy định Thủ tướng Chính phủ, học tại các trường không thuộc quận nội thành của Thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất ⅔ thời gian học Trung học phổ thông. Ký hiệu đối tượng ưu tiên này là D2-SV2.
– Thí sinh bị nhiễm chất độc hóa học; hoặc là con của người bị nhiễm chất độc hóa học, con của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; thí sinh bị dị tật, dị dạng, suy giảm khả năng lao động hoặc trong sinh hoạt do ảnh hưởng của chất độc hóa học (công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền). Ký hiệu đối tượng ưu tiên này là D2-CHU.
– Thí sinh trên 35 tuổi (tính đến ngày thi), ký hiệu đối tượng ưu tiên này là D2-T35.
Diện 3: Nếu thuộc các trường hợp sau thì cộng 0,5 điểm:
– Những thí sinh là người dân tộc thiểu số, có hộ khẩu thường trú ở các xã đặc biệt khó khăn, xã nằm ở biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư chương trình 135; những thí sinh ở xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; hoặc là thí sinh ở xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc, miền núi theo quy định hiện hành Thủ tướng Chính phủ, đang theo học trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường nằm ngoài quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương. Ký hiệu đối tượng ưu tiên này là: D3-TS3.
– Thí sinh thuộc diện bệnh binh, thương binh hoặc là đối tượng được hưởng chính sách như thương binh bị giảm khả năng lao động 81% trở lên (chỉ áp dụng Giáo dục thường xuyên). Ký hiệu đối tượng ưu tiên này là D3-TB3.
– Thí sinh là con liệt sĩ; con thương binh, bệnh binh, những người đang hưởng chính sách như thương binh bị giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Ký hiệu đối tượng ưu tiên này là D3-CLS.
4. Tuyển sinh bằng cách xét học bạ có được cộng điểm không?
Tùy thuộc vào mỗi trường mà thí sinh có thể được cộng điểm ưu tiên khi xét học bạ hoặc không. Tuy nhiên về cách xét tuyển chung thường được thực hiện như sau:
- Điểm xét tổng = điểm trung bình năm lớp 12
- Xét tuyển 5 học kỳ gồm 2 kỳ học lớp 10, 2 học kỳ lớp 11 và điểm học kỳ 1 lớp 12.
- Xét tuyển 6 học kỳ sẽ gồm điểm tổng kết của 6 kỳ từ lớp 10 đến lớp 12.
Bài viết trên đây của Vua Nệm đã giúp bạn đọc tìm hiểu điểm khuyến khích là gì, cách cộng điểm khuyến khích và điểm ưu tiên khi thi THPT Quốc gia. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết cách tính điểm và có một kỳ thi thật tốt nhé!
>>>>Xem thêm:
- Khối B gồm những môn nào? Các trường đại học tuyển sinh khối B
- Khối C gồm những môn nào? Các trường đại học khối C hiện nay
- Khối H gồm những môn nào? Tổng hợp trường đại học khối H tại nước ta