Sức khỏe giấc ngủ

Dị ứng phòng ngủ là gì? Làm thế nào để phòng ngừa

CẬP NHẬT 25/10/2023 | BỞI Thúy Hằng

Đã bao giờ bạn thức dậy sau một giấc ngủ và cảm thấy người xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy khó chịu? Bạn từng thức giấc giữa đêm vì cảm giác ngứa ngáy khiến bạn không cách nào tiếp tục giấc ngủ? Nếu đã từng trải qua những tình trạng này, có thể bạn đang bị dị ứng phòng ngủ. Bài viết hôm nay, Vua Nệm sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này. 

1. Dị ứng phòng ngủ là gì?

Ngoài các loại dị ứng quen thuộc như dị ứng thức ăn, dị ứng phấn hoa, dị ứng thời tiết,… thì hiện nay có không ít người còn gặp phải tình trạng dị ứng trong khi ngủ. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn đã đánh răng rửa mặt, lên giường đi ngủ rồi bỗng dưng cảm thấy nghẹt mũi, ngứa ngáy, hắt hơi,… Nếu tình trạng này cứ lặp đi lặp lại hàng đêm thì khả năng cao là bạn đã bị dị ứng khi ngủ. 

Dị ứng khi ngủ
Dị ứng khi ngủ khiến mọi người cảm thấy khó chịu, tỉnh giấc giữa đêm

Dị ứng khi ngủ xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Và để khắc phục các triệu chứng khó chịu này, bạn cần biết rõ mình bị dị ứng do đâu. Từ đó chúng ta mới có thể có được giải pháp chính xác để ngăn ngừa và điều trị. Để hiểu rõ hơn về loại dị ứng này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo nhé.

2. Nguyên nhân gây ra dị ứng khi ngủ

Dù cho dị ứng bắt nguồn từ nguyên nhân nào thì nó cũng đều có thể phá hỏng giấc ngủ của bạn. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân dị ứng để khắc phục là rất quan trọng. Sau đây là một số nguyên nhân gây dị ứng phòng ngủ phổ biến nhất:

2.1. Dị ứng do mạt bụi

Đối với một căn phòng ngủ ít được dọn dẹp, tình trạng dị ứng khi ngủ có thể xảy ra do mạt bụi. Chúng thường trú ngụ tại chăn ga gối lâu ngày không được giặt sạch. Nguyên nhân vì có độ ẩm phù hợp, đủ thức ăn, nhiệt độ hoàn hảo,…

Mạt bụi được sinh ra từ rất nhiều nguyên nhân và tích tụ lại trên chăn, ga, gối, nệm. Khi tiếp xúc với cơ thể, chúng có thể đi sâu vào hệ hô hấp và gây ra tình trạng khó thở. Khi bám trên da, mạt bụi sẽ gây ra một số biểu hiện dị ứng lâm sàng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, nghẹt mũi, hắt hơi,… 

dị ứng phòng ngủ do mạt bụi
Mạt bụi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng trong phòng ngủ

2.2. Dị ứng do nấm mốc

Cũng như mạt bụi, nấm mốc cũng là một trong các nguyên nhân gây ra dị ứng phòng ngủ. Nếu phòng ngủ có độ ẩm cao, nấm mốc rất dễ sinh sôi. Ngoài ngứa ngáy, nấm mốc còn có thể đi sâu vào cơ thể và gây ra các triệu chứng như: đau đầu, hắt hơi, buồn nôn, mệt mỏi,…

2.3. Dị ứng do lông thú cưng

Một trong những nguyên nhân dị ứng phòng ngủ tiếp theo có thể đến từ những bé thú cưng mà bạn nuôi. Nếu trong nhà bạn có nuôi mèo hoặc chó, lông, da chết và các loại ký sinh trùng trên cơ thể thú cưng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng khi ngủ.

Lông của thú cưng như chó, mèo rất dễ rụng. Và chúng có thể bay lơ lửng trong không khí, dính trên quần áo, chăn nệm. Khi lông thú cưng vô tình đi vào khí quản, chúng có thể gây tình trạng dị ứng cấp tính, khiến bạn cảm thấy khó thở, hắt hơi liên tục,… Lông chó mèo dính trên chăn nệm còn có thể gây ngứa ngáy nếu không được dọn sạch. 

XEM THÊM: Giải đáp thắc mắc: Có nên cho thú cưng ngủ chung với chủ?

dị ứng phòng ngủ do lông thú cưng
Lông chó, mèo bám trên giường nệm cũng có thể gây dị ứng khi ngủ

2.4. Dị ứng do phấn hoa

Rất nhiều người thường yêu thích cắm hoa trong phòng ngủ. Mặc dù điều này rất lãng mạn nhưng chúng cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng phòng ngủ đấy. Và lí do chính cho tình trạng này chính là phấn từ những bông hoa. 

Ngoài ra, phấn hoa cũng có thể từ bên ngoài bay qua cửa sổ và xuất hiện trong phòng ngủ của bạn. Khi hít phải phấn hoa, bạn có thể sẽ bị nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa họng, chảy nước mũi, khó thở, nổi mẩn đỏ trên da,… 

3. Dị ứng ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ và sức khỏe?

Dị ứng gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đối với giấc ngủ và sức khỏe của mọi người. Sau đây là một số tác hại của dị ứng trong phòng ngủ. 

3.1. Thức giấc giữa đêm, mất ngủ

Thông thường, tình trạng dị ứng phòng ngủ sẽ bắt đầu với hiện tượng chảy nước mũi, chảy nước mắt, nghẹt mũi. Với các triệu chứng này, mọi người sẽ rơi vào tình trạng thở không đều trong khi ngủ. Và như vậy bạn sẽ không thể ngủ ngon, dễ thức giấc giữa đêm. Ngoài ra, các cơn ho, ngứa ngáy cũng khiến bạn khó lòng ngủ ngon giấc khi bị dị ứng.

dị ứng phòng ngủ gây mất ngủ
Dị ứng có thể khiến chúng ta ngủ không ngon giấc

3.2. Sưng họng, sưng mắt sau khi thức dậy

Khi bị dị ứng, đường hô hấp của mọi người sẽ không thể hoạt động như bình thường được. Do đó, trong một số trường hợp bạn sẽ phải thở bằng miệng khi ngủ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng sưng họng khi thức dậy vào sáng hôm sau. 

Ngoài ra, các triệu chứng dị ứng khác như chảy nước mắt, ngứa mắt cũng rất thường xảy ra. Khi đó, mắt của bạn sẽ có thể  bị sưng khi thức dậy. Đây cũng là một trong những ảnh hưởng rất thường thấy khi bị dị ứng phòng ngủ

3.3. Xuất hiện triệu chứng ngưng thở trong khi ngủ

Dị ứng không chỉ khiến bạn mất ngủ mà còn có thể khiến bạn rơi vào tình trạng ngưng thở trong khi ngủ. Và tình trạng này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong một đêm. Chứng ngưng thở khi ngủ sẽ khiến bạn cảm thấy kiệt sức, thức dậy thở hổn hển, nhức đầu, đổ mồ hôi thay đổi tâm trạng.

Đặc biệt, biến chứng của chứng ngưng thở có thể là các cơn đau thắt ngực, đột tử, tai biến mạch máu não đối với người lớn. Còn đối với trẻ em, ngưng thở khi ngủ thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, tè dầm và tăng động thái quá. 

dị ứng phòng ngủ gây chứng ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ có thể xuất hiện khi bị dị ứng trong phòng ngủ

4. Cách khắc phục tình trạng dị ứng phòng ngủ

Có thể thấy dị ứng phòng ngủ khiến cho mọi người gặp rất nhiều phiền toái. Vậy làm thế nào để hạn chế dị ứng trong khi ngủ? Sau đây là một số mẹo hay giúp bạn hạn chế và khắc phục tình trạng dị ứng khi ngủ. 

4.1. Vệ sinh phòng ngủ

Một số gia đình thường có thói quen trải thảm sàn trong phòng ngủ. Tuy chúng mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng có thể trở thành nguyên nhân gây dị ứng cho mọi người đấy. Vậy nên, nếu sử dụng thảm, mọi người cần chọn thảm thật chất lượng, đảm bảo không gây kích ứng cho da. 

cách khắc phục dị ứng phòng ngủ
Vệ sinh phòng ngủ sẽ giúp hạn chế tình trạng dị ứng do bụi bẩn, vi khuẩn

Ngoài ra, mọi người cũng cần vệ sinh sàn nhà, thường xuyên hút bụi cho thảm trải sàn. Việc quét dọn, vệ sinh thường xuyên sẽ giúp hạn chế tối đa bụi bẩn, mạt bụi và các tác nhân có thể gây ra tình trạng dị ứng khi ngủ.

Nếu gia đình có nuôi thú cưng, hãy cố gắng đừng để chúng vào phòng ngủ. Thường xuyên dọn dẹp sạch, sử dụng máy lọc không khí để hạn chế lông thú cưng bay trong không khí và lọt vào phòng ngủ gây dị ứng. 

4.2. Giặt chăn ga gối đệm định kỳ

Chăn, ga, gối, nệm là những vật dụng được chúng ta sử dụng thường xuyên và tiếp xúc trực tiếp với cơ thể chúng ta. Do đó, đây cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn từ tế bào chết, mạt bụi, nấm mốc… Và chúng cũng chính là một trong những nguyên nhân gây dị ứng phòng ngủ cho rất nhiều người. 

làm sao để khắc phục chứng dị ứng phòng ngủ
Giặt giũ chăn ga gối nệm định kỳ để tránh tình trạng dị ứng khi ngủ

Do đó, để hạn chế tình trạng dị ứng, một trong những biện pháp cần thiết đó chính là giặt chăn ga gối nệm định kỳ. Hầu hết các chuyên gia và bác sĩ da liễu đều khuyên chúng ta nên giặt chăn, gối, ga giường hàng tuần.

Ngoài ra, nệm cũng cần được vệ sinh thường xuyên. Thường thì sau khoảng 2-3 tháng mọi người nên hút bụi cho nệm 1 lần. Và sau khi sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm, bạn cần giặt nệm thật sạch để tiêu diệt vi khuẩn, bụi bẩn có thể gây dị ứng khi ngủ. 

4.3. Để phòng ngủ thông thoáng

Nếu phòng ngủ quá ẩm và thiếu ánh sáng sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển. Do đó, để hạn chế tình trạng dị ứng khi ngủ, mọi người nên để phòng ngủ được thông thoáng.

Cách đơn giản nhất chính là vào những ngày có nắng và gió, bạn hãy mở cửa để căn phòng được thoáng khí. Như vậy, độ ẩm dư thừa trong không khí sẽ được loại bỏ và nấm mốc sẽ không có cơ hội phát triển và gây hại cho sức khỏe của chúng ta. 

XEM THÊM:

Dị ứng phòng ngủ là một trong những dạng dị ứng rất nhiều người không hề mong muốn. Để có được giấc ngủ ngon và bảo vệ an toàn cho bản thân, mọi người nên vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ, chăn nệm và loại bỏ tối đa các tác nhân gây ra dị ứng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình hạn chế và khắc phục tình trạng dị ứng khi ngủ.

Bài viết liên quan:

Thúy Hằng
Thúy Hằng