Comfort zone là gì và liệu bạn có dám từ bỏ comfort zone để chinh phục những thử thách mới hay không? Một năm 12 tháng, bạn đã ổn định với cuộc sống và công việc mà mình có chưa? Liệu rằng, bạn có muốn bước ra những gì an toàn và chinh phục sự sợ hãi, lo lắng và khám phá bản thân đồng thời phát triển kỹ năng hay không. Còn chờ gì nữa, dưới đây bài viết sẽ chia sẻ đến bạn định nghĩa comfort zone cũng như lời khuyên giúp bạn thử thách chính mình, thành công hơn nữa.
Nội Dung Chính
1. Định nghĩa comfort zone là gì?
Comfort zone (vùng an toàn) là một khái niệm vô cùng quen thuộc đặc biệt là khi bạn đã bắt đầu đi làm. Comfort zone hay còn gọi là vùng an toàn, mô tả trạng thái tâm lý hoặc môi trường làm việc khiến chúng ta cảm thấy quen thuộc, thoải mái, tự tin và không gặp phải áp lực.
Trong phạm vi comfort zone, nhiều người sẽ thấy ít áp lực, an toàn nhưng lại có khả năng được khám phá, thử thách bản thân cũng như chinh phục năng lực của bản thân. Không khó để thấy rằng nhiều người nằm trong vùng an toàn, người ta có thể duy trì mức độ hiệu suất và thành công tương đối ổn định, nhưng cũng có thể gặp phải sự giới hạn trong việc phát triển và tiến bộ.
2. Có nên thoát ra khỏi vùng an toàn hay không?
Ở một thời đại mà xã hội ngày càng tiến bộ, công nghệ AI ngày càng thay thế con người thì chúng ta lại càng phải thử thách bản thân bước ra khỏi vùng an toàn, dám dẫn thân, dám nghĩ, dám làm để ít nhất không bị thay thế, sau đó là vượt sóng thành công, đứng trên đỉnh cao sự nghiệp.
Những lợi ích, ưu điểm khi bạn dám đứng lên, “lột xác” bước ta vùng an toàn để bước đến miền đất thành công có thể kể đến như:
- Phát triển cá nhân khi chúng ta đối mặt với khó khăn sẽ được học hỏi và phát triển kỹ năng mới. Điều này có thể giúp chúng ta có thể phát triển nhiều kỹ năng hơn trong công việc.
- Thoát ra khỏi vùng an toàn giúp bạn khám phá và nhận ra những khả năng và tiềm năng của chính mình mà bạn chưa từng biết đến. Bạn có thể tìm ra những mục tiêu mới, thử nghiệm những ý tưởng mới và khám phá khả năng bản thân một cách sáng tạo.
- Khi chấp nhận bước qua comfort zone đồng nghĩa bạn đã chấp nhận và vượt qua những thử thách, khó khăn trước mặt. Điều này cũng sẽ giúp bạn nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ 1 cách xuất sắc nhất từ đó đạt được những thành công lớn hơn và đạt được những mục tiêu cao hơn.
Tuy nhiên, khi bạn chấp nhận bước ra khỏi vùng an toàn, bạn cũng sẽ đối mặt với những nguy hiểm là thách thức, khó khăn như:
- Đối mặt với sự không chắc chắn và nhiều sự cố, rủi ro có thể khiến bạn gặp nhiều căng thẳng và lo lắng trong thời gian đầu.
- Thời gian đầu khi bước ra khỏi sự an toàn, bạn sẽ không thoải mái cũng như cảm thấy khó khăn vì rời khu vực quen thuộc. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý bạn.
- Chấp nhận thử thách và thành công cũng sẽ không đến ngay lập tức, có thể đây sẽ hành trình dài khó khăn, thất bại mới dẫn lối đến thành công.
Chính vì vậy, việc quyết định thoát khỏi comfort zone sẽ tùy thuộc vào mục tiêu bạn theo đuổi. Nếu bạn muốn phát triển, mở rộng thêm các kỹ năng cũng như khám phá thêm nhiều điều mới mẻ, tích lũy nhiều kinh nghiệm để thăng tiến thì hãy chuẩn bị thật tốt và sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn.
3. 7 bước để giúp bạn “lột xác” ra khỏi vùng an toàn bấy lâu nay
Thoát khỏi vùng an toàn thường đòi hỏi sự đương đầu với sự không chắc chắn và sự mạo hiểm. Một khi người ta vượt qua ranh giới của vùng an toàn, họ có thể trải nghiệm sự phát triển cá nhân, học hỏi và khám phá những khả năng mới. Việc mở rộng vùng an toàn có thể đem lại sự hài lòng, sự thỏa mãn và thành tựu mà không thể có được trong môi trường quen thuộc.
3.1. Làm mỗi việc khác đi một chút
Làm mỗi việc khác đi một chút theo chiều hướng tích cực hơn. Hãy bắt đầu bằng những công việc nhỏ hằng ngày như:
- Không sử dụng điện thoại, laptop, máy tính bảng khi ăn cơm
- Chuyển sang chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học
- Bắt đầu lối sống khoa học, lành mạnh
- Lựa chọn trang phục nhanh, gọn gàng, thoải mái để đi làm
- Tập thể dục mỗi ngày, ít nhất 10 phút/ngày
- Cố gắng đọc sách mỗi ngày
- Đi chậm hơn để cảm nhận được cuộc sống xung quanh
3.2. Học những kỹ năng mới
Muốn bước ra comfort zone an toàn, hạn chế rủi ro đồng thời giúp bạn vừa tự tin và có khả năng thành công lớn hơn. Các kỹ năng bạn có thể học hỏi và phát triển như speaking, đàm phán, lãnh đạo, xử lý tình huống, thuyết trình… Bạn sẽ cần 1 khoảng thời gian dài để được một mức độ nhất định với các kỹ năng này.
3.3. Thử những điều mới
Đối mặt với sự không chắc chắn và thử những điều mới bạn nên bắt đầu chấp nhận những thử thách nhỏ. Sau đó dần dần tiến lên các thử thách lớn hơn. Điều quan trọng là tạo cơ hội để trải nghiệm những trạng thái và kỹ năng mới.
3.4. Đối mặt với sự không thoải mái
Rời xa comfort zone bắt buộc bạn phải chấp nhận rằng sẽ có sự không thoải mái, lo lắng và lạc lõng khi bạn bước ra khỏi vùng an toàn. Tuy nhiên, đó chỉ là thời gian đầu và khi bạn chấp nhận và làm quen với điều đó thì đó chính là động lực giúp bạn phát triển hơn mỗi ngày.
3.5. Tìm thấy mục tiêu cho mình
Vì sao bạn lại từ bỏ vùng đất an toàn và chấp nhận rủi ro để thành công hơn. Đó chính là vì bạn có mục tiêu cho chính bản thân mình. Đây chính là điều giúp chúng ta vượt qua vùng an toàn bước ra khỏi nơi thoải mái và thay đổi để xác định một điểm định hướng trong mê cung của cuộc sống. Kiên định và cố gắng với mục tiêu mà mình chọn sẽ giúp bạn thành công hơn.
3.6. Trung thực hơn
Đôi khi, chúng ta lựa chọn tự đánh lừa bản thân rằng mọi thứ đều ổn để tránh cảm giác buồn, thất vọng và đau khổ. Tuy nhiên, chỉ khi sống chân thành với cảm xúc của mình, chúng ta mới có thể hiểu rõ bản thân mình cần gì và muốn gì, từ đó giải quyết các vấn đề hiện tại trước khi chúng trở nên tồi tệ hơn.
Một cách để giải tỏa cảm xúc là bằng cách viết vào một quyển nhật ký cá nhân hoặc sử dụng bất kỳ phương tiện nào mà bạn cảm thấy thoải mái để nói thẳng những suy nghĩ và cảm xúc của mình.
3.7 Ghi nhận và đánh giá sự cố gắng
Ghi nhận những nỗ lực, tiến bộ và thành tựu của bạn khi bước ra khỏi vùng an toàn. Sau đó hãy tổng kết lại, bạn đã làm được gì và từ đó đánh giá những điều mà bạn đã học được và cách mà bạn đã phát triển cá nhân. Sau khi đánh giá những điều bạn đã chinh phục được, chúng sẽ tiếp thêm cho bạn động lực và định hướng để bạn tiếp tục vượt qua vùng an toàn.
>> Xem thêm:
- Tư duy ngược là gì? Cách áp dụng tư duy ngược đạt thành công trong cuộc sống
- Tư duy sáng tạo là gì? Làm thế nào để rèn luyện tư duy sáng tạo?
- Seminar là gì? Cách tổ chức một buổi seminar hiệu quả và thành công
Trên đây là những chia sẻ về định nghĩa comfort zone là gì cũng như lời khuyên giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn, vượt qua những giới hạn của bản thân và chinh phục những thử thách mới. Hãy nhớ rằng, vượt qua khỏi vùng an toàn chính là khởi đầu giúp bạn chinh phục chính mình, giúp chúng ta trưởng thành và phát triển toàn diện hơn về mọi mặt.