Cây Sống Đời (hay còn gọi là cây thuốc bỏng) là loại cây rất quen thuộc ở nước ta, có thể được trồng ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Ngoài tác dụng trang trí, cây còn mang ý nghĩa tích cực về phong thủy và là thành phần trong nhiều bài thuốc cổ truyền. Bài viết này hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết hơn về loại cây này nhé.
Nội Dung Chính
1. Đôi nét về cây Sống Đời
Cây Sống Đời có tên khoa học là Kalanchoe pinnata, thuộc họ lá bỏng Crassulaceae. Đây là loại cây thân thảo và phân nhánh. Chiều cao mà cây có thể đạt được tối đa lên tới 1m. Thân cây tròn nhẵn, màu tím tía hoặc xanh. Hoa Sống Đời có nhiều màu khác nhau, đỏ, vàng, cảm hoặc hồng, mọc thành từng cụm.
Cây thường nở vào mùa xuân, bắt đầu từ khoảng tháng 2, kéo dài cho đến tháng 5. Hoa mọc thành từng cụm với nhiều màu khác nhau, các cánh xếp lớp.
Về nguồn gốc, cây Sống Đời được cho là có xuất xứ từ Madagascar. Loại cây này thích hợp với những nơi có ánh sáng mạnh. Ở Việt Nam, cây Sống Đời còn được gọi là cây thuốc bỏng. Có nhiều loại cây Sống Đời khác nhau hiện có tại nước ta:
- Cây Sống Đời ta: Đây là giống cơ bản, phổ biến khắp cả nước.
- Cây Sống Đời Đà Lạt: Giống này có đặc điểm là bông trổ lồng đèn, lá cây có kích thước lớn và chủ yếu được trồng tại Đà Lạt.
- Cây Sống Đời đỏ: Hoa của giống này có màu đỏ thẫm, thường nở hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán.
- Cây Sống Đời 5 màu: Hoa của giống này có tới 5 màu sắc khác nhau. Hoa thường nở vào dịp tết Nguyên đán, thường được trồng trong các chậu nhỏ để chưng tết.
2. Ý nghĩa về phong thủy của cây Sống Đời
Sở hữu vẻ ngoài nhỏ nhắn nhưng cây Sống Đời có sức sống mãnh liệt đúng như cái tên của nó. Đặc biệt, loại cây này có thể tự “nhân giống”, khi lá của nó rụng xuống đất thì sẽ tự mọc rễ và phát triển thành một cây con. Cứ thế loài cây này có thể tự sinh sôi, duy trì sự sống trường thọ, vĩnh hằng của mình. Bởi đặc tính như trên mà vào ngày tết, nhiều gia đình thường trồng cây Sống Đời để mong cầu sức khỏe, tuổi tác và hạnh phúc.
Không chỉ có vậy, loài cây này còn tượng trưng cho ý chí, sự cổ vũ để bạn cố gắng, không bỏ cuộc. Có thể đặt một chậu cây lên bàn học, bàn làm việc để cầu đỗ đạt, thành công trong việc “công thành danh toại”.
3. Công dụng cây Sống Đời
Ngoài những ý nghĩa về phong thủy kể trên, cây Sống Đời còn mang đến công dụng rất thiết thực về sức sức khỏe. Đây là bài thuốc chữa bỏng rất phổ biến trong dân gian. Theo đó, khi bị bỏng có thể lấy lá thuốc bỏng, tán nhuyễn và đắp lên vết bỏng giúp làm dịu da, giảm đau rát hiệu quả.
Ngoài ra, lá cây này còn có thể được dùng để đắp lên vết thương giúp cầm máu, đắp lên mụn nhọt để tiêu viêm, chữa viêm ruột, tiểu ra máu. Công dụng của cây Sống Đời tương tự như một loài thuốc kháng sinh, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng mà không gây tác dụng phụ. Khi có nhu cầu sử dụng bạn hãy tìm hiểu chi tiết hơn về cách thực hiện nhé.
4. Cây Sống Đời phong thủy hợp tuổi nào, mệnh gì?
Như đã nói, cây Sống Đời mang yếu tố phong thủy nên nó sẽ có sự phù hợp nhất định đối tuổi tác con người. Cây được cho là hợp với người tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Tỵ, Ngọ, Mùi, giúp những người này đạt nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống, tránh được những khó khăn, rắc rối không đáng có.
Màu sắc của hoa Sống Đời cũng sẽ quyết định phù hợp với người mệnh gì. Theo ngũ hành, loại cây này thuộc mệnh Thổ, nó sẽ phù hợp với những người cùng mệnh, tương sinh với người mệnh Hỏa. Những người thuộc hai mệnh này trồng cây Sống Đời có thể giúp gia chủ tăng thêm vận khí tốt, xua đuổi những điều xấu đến với gia đình.
5. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Sống Đời
Cây Sống Đời là thành phần rất phổ biến trong các bài thuốc dân gian,. Hiện nay mặc dù đã mai một nhiều, nhưng vẫn còn đó những bài thuốc chữa bệnh có sự góp mặt của cây Sống Đời, đặc biệt là trong Y học cổ truyền.
Điều trị phù thũng
Lá Sống Đời tươi ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
Trị đại tiện ra máu
Kết hợp 30g lá Sống Đời với 10g ngải diệp, 10g lá bá tử nhân, 10g cỏ nhọ nồi. Sắc thang và chia làm vài lần uống trong ngày.
Chữa hôi nách
Lá Sống Đời tươi, đem rửa sạch, giã nát, bỏ bã, chắt lấy nước. Phần nước sẽ dùng để uống, phần bã xoa vào nách trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước. Sử dụng bài thuốc này mỗi ngày một lần sau khi tắm để loại bỏ mùi hôi.
Điều trị đau mỏi xương khớp, đau lưng
Chọn một vài lá Sống Đời to, đem hơ trên bếp than cho nóng và đắp vào nơi bị đau. Sau khoảng vài phút, đem nướng lại và tiếp tục chườm trong khoảng 15 phút. Thực hiện như vậy vài lần trong ngày sẽ giúp xoa dịu cơn đau. Lưu ý nên nướng nóng vừa phải, tránh để không bị bỏng da.
Điều trị bệnh trĩ, kiết lỵ
20g lá cây Sống Đời, 20g cây mã xỉ hiện (rau sam). Đem sắc nước cả hai, chia làm 3 lần uống trong ngày hoặc nhai nuốt nước trực tiếp giúp chữa trĩ, kiết lỵ
Điều trị nhiễm trùng đường ruột, viêm loét dạ dày
50g lá cây Sống Đời sắc với 3 bát nước, lấy 2. Uống mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi chiều.
Nhai nuốt tươi 8 lá Sống Đời, áp dụng đều đặn mỗi ngày vào buổi tối trước lúc đi ngủ khoảng 1 tiếng.
Chữa rết cắn, bỏng bô
Lá cây Sống Đời rửa sạch với nước muối, giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên vết thương.
Chữa mụn trứng cá, mẩn ngứa, viêm da
Lá cây Sống Đời tươi đem đi nấu lấy nước, để nguội dùng để vệ sinh vùng da cần điều trị. Hoặc có thể giã nát lá cây, đắp vào vùng da bị viêm, mẩn ngứa mỗi ngày 2 lần.
Giải rượu
Ăn lá cây Sống Đời có thể giúp cơ thể tỉnh táo hơn khi say rượu, có tác dụng ngay sau khoảng 10 phút.
Chữa ghẻ, chốc lở, mụn nhọt ở trẻ em
Lấy một nắm lá Sống Đời, nấu lấy 40ml nước cho trẻ uống vào sáng và tối. Kết hợp thêm với việc dùng bã đắp bên ngoài da để đẩy nhanh hiệu quả.
6. Cách chăm sóc cây Sống Đời
Với những lợi ích vượt trội kể trên, cây Sống Đời ngày càng được ưa chuộng, được trồng ở nhiều gia đình. Mặc dù có khả năng sinh trưởng tốt nhưng người trồng vẫn nên biết cách chăm sóc và tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển.
Cây Sống Đời là cây ưa nắng, nên trồng trong những chậu hoặc đất tơi xốp có khả năng thoát nước tốt. Có thể trộn đất với tro trấu, xơ dừa để cây phát triển tốt hơn. Khi trồng nên đặt cây ở gần cửa sổ cho cây được tắm nắng. Nhiệt độ lý tưởng dành cho cây Sống Đời là từ 20 – 32 độ C.
Chế độ tưới cho cây là 2 lần một ngày, vào sáng sớm và chiều mát. Không nên tưới quá nhiều làm úng nước có thể dẫn đến chết cây. Để cây có đủ dinh dưỡng phát triển nhanh, khỏe mạnh, sau 5 ngày kể từ ngày trồng, bạn có thể bón vào gốc từ 1 – 2 muỗng cà phê phân bón.
>>>Đọc thêm:
- Cây hạnh phúc: Ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
- Cây Vạn Tuế là cây gì? Cây Vạn Tuế có ý nghĩa thế nào trong phong thuỷ?
- Ý nghĩa cây Giữ Tiền là gì? Cách trồng, chăm sóc cây giữ tiền
- Cây Tùng La Hán: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Trên đây là những thông tin về cây Sống Đời mà Vua Nệm giới thiệu đến bạn. Mặc dù không phải là một loại cây cảnh phổ biến nhưng nếu như khuôn viên nhà của bạn có thêm một vài chậu Sống Đời cũng sẽ rất đẹp mắt và mang ý nghĩa phong thủy rất tích cực.