Chuyện quanh ta

Cây nắp ấm: đặc điểm, cách trồng và chăm sóc chi tiết

CẬP NHẬT 02/11/2022 | BỞI Tiến Kiều

Cây nắp ấm là gì? Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc chi tiết cây nắp ấm như thế nào? Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về loại cây này, thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị mà Vua Nệm sắp mang đến ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cây nắp ấm là gì?

Cây nắp ấm còn được biết đến với những tên gọi khác như cây bình nước, cây nắp bình, cây bắt mồi,… có tên khoa học là Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce, chủ yếu sinh trưởng và phát triển ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, nơi mà ban ngày thì nóng ẩm, và hạ nhiệt, mát mẻ hơn khi dần về đêm.

cây nắp ấm bắt mồi
Cây nắp ấm là loại cây cảnh trong nhà có vẻ ngoài cực kỳ thú vị và độc đáo

Cây nắp ấm là loại cây leo, với chiều cao trung bình từ 1 – 2m. Lá của loài cây này có hình bầu dục, cuốn dài và càng về đuôi thì càng uốn cong lại. Phần đầu cuốn của cây nắp ấm khá nổi bật với tạo hình giống như một cái bình nước có hình trụ, hẹp ở phần nắp ấm và rộng dần ở phía cuối bình.

2. Những công dụng của cây nắp ấm

Nhờ vào chất nhầy tiết ra bên trong nắp ấm mà loại cây này được biết đến với khả năng thu hút và bẫy côn trùng vô cùng tốt. Đầu tiên, chất dịch này sẽ giúp thu hút côn trùng bay đến. Khi đó, nắp bình sẽ đóng lại và chất nhầy khiến cho côn trùng không thể thoát ra khỏi. Từ đó, chúng sẽ bị tiêu hủy bên trong nắp ấm. Điều này sẽ giúp tạo ra nguồn dinh dưỡng một cách tự nhiên để nuôi cây.

cay nap am
Khả năng thu hút và tiêu diệt côn trùng chính là điều tạo ra khác biệt của nắp ấm

Vẻ ngoài của cây nắp ấm vô cùng mới lạ, không hề đụng hàng với bất kỳ loại cây cảnh nào khác. Đây cũng chính là lý do giúp loại cây này ngày càng được yêu thích và ưa chuộng để làm cây cảnh trong nhà. Ngoài công dụng trang trí, cây nắp ấm còn có khả năng giúp thanh lọc không khí, để trả lại không gian trong lành, thanh lọc cho gia chủ. 

Đặc biệt, cây nắp ấm xuất hiện bên trong rất nhiều bài thuốc Đông Y để hỗ trợ điều trị các bệnh lý như tiêu chảy, viêm gan, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp hay cảm mạo,…

3. Ý nghĩa của cây nắp ấm

Không giống với vẻ ngoài có phần “hung tợn”, cây nắp ấm mang lại một ý nghĩa khá cao cả. Từ xưa, cây nắp ấm đã được xem là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, nhờ vào việc thúc đẩy hòa khí giữa con người với con người.

cây nắp ấm bắt côn trùng
Ý nghĩa của nắp ấm trong đời sống vô cùng tốt đẹp, trái ngược với bề ngoài của chúng

Tuy nhiên, để cây nắp ấm phát huy hết ý nghĩa của mình, tốt hơn hết là bạn nên đặt loại cây này ở hướng Đông Bắc, Đông Nam hay Đông.

4. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cho cây nắp ấm

Nếu bạn cũng yêu thích vẻ đẹp của loài cây này và mong muốn trồng trong nhà thì có thể tham khảo những kỹ thuật dưới đây:

4.1. Chọn đất trồng

Cây nắp ấm sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở những loại đất chua, nhiều phèn và thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, khi chọn đất trồng, bạn nên trộn mùn cưa và dớn (loại rêu ngậm nước chủ yếu sống ở những vùng ôn đới) lại với nhau để cây phát triển tốt hơn.

4.2. Chọn chậu

Chỉ nên chọn những chậu có lỗ thoát nước phía dưới để trồng cây nắp ấm. Điều này sẽ giúp tránh không làm cây bị ngập úng. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những loại chậu màu sáng, để tránh cho cây hấp thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời.

cach trong cay nap am
Chọn chậu là bước cực kỳ quan trọng và cần thiết trong quá trình trồng nắp ấm

Nếu là chậu treo thì nên chọn những loại chậu có kích thước nhỏ hơn so với cây. Để khi trưởng thành thì cành sẽ rũ xuống dưới, tạo hiệu ứng đẹp hơn.

4.3. Kỹ thuật trồng cây nắp ấm

Để trồng cây nắp ấm, bạn có thể chọn 1 trong 2 phương pháp đó là trồng bằng cách gieo hạt hoặc trồng bằng ngọn.

4.3.1. Trồng cây nắp ấm bằng cách gieo hạt

Sau khi đã chuẩn bị chậu và đất trồng, bạn chỉ cần gieo trực tiếp hạt xuống đất, rồi lấp đất lại. Tránh trường hợp đã gieo hạt giống xuống đất rồi mà không trồng ngay, bởi điều này sẽ khiến hạt khó nảy mầm, cây không phát triển được.

cây hoa nắp ấm
Trồng nắp ấm bằng cách gieo hạt là 1 trong 2 phương pháp trồng cây nắp ấm

4.3.2. Trồng cây nắp ấm bằng ngọn

Trên thực tế, trồng cây nắp ấm bằng ngọn là phương pháp trồng phổ biến nhất hiện nay. Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản, sau khi cây đã trưởng thành, bạn chỉ cần cắt ngang 1 nhánh nắp ấm và mang đi trồng vào trong đất mới.

Sau đó, chăm sóc kỹ càng và theo dõi quá trình mọc lên cây mới để tránh cây bị sâu bệnh là được.

4.4. Kỹ thuật chăm sóc cây nắp ấm

Cách chăm sóc cho cây nắp ấm cũng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:

  • Tưới nước: cây nắp ấm thực chất khá dễ sống, phù hợp với tất cả loại nước. Do đó, bạn hoàn toàn có thể dùng nước máy hay nước giếng để tưới cho cây. Tuy vậy, bạn nên tưới cho cây nắp ấm ít nhất 1 lần/ngày. Nếu có thời gian rảnh, bạn cần tưới nước cho cây đều đặn, để cây được phát triển một cách tốt nhất.
  • Ánh sáng: cây nắp ấm khá nhạy cảm với ánh sáng mạnh, và những ánh sáng chiếu trực tiếp vào chúng. Vì vậy, nếu trồng bên ngoài, bạn nên dùng những dàn che nắng cho cây hoặc đặt chậu ở những nơi không có ánh nắng trực tiếp mạnh chiếu vào.
cách chăm sóc cây nắp ấm
Kỹ thuật chăm sóc nắp ấm khá đơn giản và không làm mất nhiều thời gian

Ngoài những điều trên thì bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra cây nắp ấm. Để kịp thời phát hiện sâu bệnh, mà còn chữa trị kịp thời, tránh việc cây héo và chết đi.

5. Có nên để cây nắp ấm trong nhà hay là không?

Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể đặt cây nắp ấm trong nhà để giúp bắt các loại côn trùng như ong hay ruồi muỗi,… Bên cạnh đó, loại cây này còn có khả năng thanh lọc không khí, mang đến một không gian thoải mái, dễ chịu cho gia chủ, nhưng vẫn đảm bảo giúp nhà ở của bạn thêm điểm nhấn thú vị và sáng tạo.

Cây nắp ấm thường được đặt và trồng chủ yếu ở cửa sổ, ban công, sân thượng,… Ngoài ra, bạn cũng có thể trưng bày loài cây này ở sân vườn hay lối đi… 

cây nắp ấm bán ở đâu
Bạn có thể đặt nắp ấm trong nhà để tạo điểm nhấn cho không gian nhà ở

>> Xem thêm: 

Trên đây là những thông tin về cây nắp ấm như đặc điểm, ý nghĩa, công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc mà Vua Nệm đã giúp bạn tổng hợp lại được. Hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi, bạn đã hiểu hơn về loài cây thú vị này.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều