Sức khỏe giấc ngủ

Cây mướp hương là gì? Công dụng của cây mướp hương 

CẬP NHẬT 02/11/2022 | BỞI Hương Lăng

Mướp hương là loại thực phẩm không còn xa lạ với bữa cơm người Việt, tuy nhiên những lợi ích to lớn của loại trái này thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Không chỉ trái mướp hương được sử dụng để nấu ăn mà các bộ phận khác cũng mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Bài viết sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này. Bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé!

Quả mướp hương là thực phẩm phổ biến
Cây mướp hương là thực phẩm phổ biến đối với gia đình Việt

1. Cây mướp hương là gì?

Cây mướp hương thuộc loại cây dây leo, thân thảo. Thân dài nhỏ có màu xanh lục nhạt, thân hình tiết diện đa giác, bên ngoài có nhiều lông trắng rải rác. Dọc theo thân cây có nhiều tua cuốn để giúp bám chắc vào thân cây khác hoặc giàn leo.

Lá cây mướp hương có hình trái tim và nhiều lông tơ, mép lá có hình răng cưa và lá phát triển so le nhau.

Hoa mướp thường nở vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Có hoa đực và hoa cái, hoa đực thường mọc thành chùm còn hoa cái thường mọc đơn độc.

Quả mướp hương có hình trụ và hơi thuôn dài, quả xanh chất mềm, xốp chứa nhiều nước.  Khi quả dần già đi sẽ chuyển sang màu nâu, lõi nhiều xơ và dai. Trong quả mướp có nhiều hạt hình tròn dẹt.

Phân bố

Cây mướp không bị kén khí hậu, có thể trồng ở bất cứ đâu ở nước ta, thường được dùng làm thực phẩm. 

Bộ phận sử dụng: 

Trong ẩm thực, chúng ta thường sử dụng quả và ngọn của cây mướp hương trong bữa ăn hàng ngày.

Theo y học, hầu hết tất cả các bộ phận của cây mướp hương như: lá, quả, hạt, rễ, thân,…đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Đặc tính và hương vị:

  • Xơ, hạt, rễ, dây mướp có tính bình và vị ngọt
  • Quả mướp hương có vị ngọt và tính mát
  • Lá mướp có vị đắng, tính chua, hàn nhẹ 
Quả mướp hương vị ngọt và tính mát
Quả mướp hương vị ngọt và tính mát

2. Ăn mướp hương có tác dụng gì? 

Trong y học, mướp hương mang lại nhiều công dụng bất ngờ, cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung dưới đây.

2.1 Công dụng của mướp hương trong Đông y

Quả mướp hương có vị ngọt tính mát, tác dụng giúp giải nhiệt, tiêu động, hỗ trợ làm tan đờm. Hỗ trợ điều trị tiểu tiện và đại tiện ra máu, bệnh trĩ nội, viêm đường tiết niệu. Ngoài ra mướp hương còn giúp giảm mụn nhọt, đau lưng, viêm phế quản, ho nhiều đờm, ăn quả mướp hương giúp ngăn ngừa tắc tuyến sữa.

Xơ mướp hương cũng hỗ trợ tiêu động giải nhiệt tốt. Ngoài ra còn hỗ trợ trị bệnh sởi, hẹn, bệnh trĩ ra máu, băng huyết, rong kinh và tắc tia sữa. 

Lá mướp có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố khỏi cơ thể. Hỗ trợ chữa trị viêm họng, ho kéo dài, mẩn ngứa ngoài da,…

Hạt có tác dụng sát khuẩn, làm mát cơ thể, tiêu đờm, bổ cho gân cốt. Có thể sử dụng hạt mướp để trị ho có đờm, tê mỏi tay chân, giun sán, ít sữa. 

Dây mướp hương cũng có tác dụng thông kinh lạc, tiêu đờm, hỗ trợ điều trị viêm mũi mãn tính, viêm da thần kinh, chảy máu chân răng. 

Rễ hỗ trợ giải nhiệt và thải độc cơ thể, giúp điều trị một số bệnh ngoài da như thâm mụn, lở, ghẻ, vàng da.

Mướp hương có nhiều công dụng trong đông y
Mướp hương có nhiều công dụng trong đông y

2.1 Công dụng cây mướp hương theo y học hiện đại

Trong mướp hương có chứa nhiều vitamin A, E, C giúp làm sáng mắt, hỗ trợ cải thiện thị lực, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.

Mướp hương giúp cung cấp mangan chất hỗ trợ làm tăng sản xuất insulin nhờ vậy mà ngăn ngừa cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Trong loại trái này còn chứa kali khả năng giúp ngăn ngừa đau cơ, co thắt các cơ và giúp cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể.

Nhờ vào thành phần chất đồng dồi dào, thường xuyên ăn mướp hương cũng giúp giảm viêm, đau, sưng và cứng khớp.

Vitamin C có trong mướp cũng giúp làm đẹp da, hỗ trợ chống lão hóa da, làm lành các tổn thương da nhanh chóng.

Mướp hương cũng chứa lượng chất xơ dồi dào hỗ trợ quá trình tiêu hóa, ngừa táo bón.

Mướp hương chứa vitamin giúp làm đẹp da, cải thiện thị lực
Mướp hương chứa vitamin giúp làm đẹp da, cải thiện thị lực

3. Tổng hợp một số bài thuốc chữa bệnh từ cây mướp hương

3.1. Trị mồ hôi chân ra nhiều

Đốt lá mướp già thành tro, mỗi ngày rắc một ít bột này dưới đế giày và mang không sử dụng tất. Áp dụng phương pháp này khoảng 15 ngày liên tục sẽ mang lại hiệu quả không ngờ.

3.2. Chữa viêm xoang

Sử dụng quả mướp đem phơi khô và rang kỹ đến khi teo lại sau đó tán thành bột mịn.

Mỗi ngày sử dụng khoảng 6g bột này pha với nước ấm để uống vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Áp dụng phương thức này từ 8 ngày liên tục các triệu chứng viêm xoang sẽ được cải thiện đáng kể.

3.3. Chữa bệnh ho gà bằng mướp hương

Để chữa ho gà bằng cây mướp hương ta thực hiện như sau: lấy một đoạn vừa đủ dây mướp để ép lấy nước thêm vào 2 thìa mật ong nguyên chất hoặc có thể thay thế bằng đường phèn sau đó đem hấp cách thủy và dùng lúc còn ấm.

3.4. Chữa tê tay chân, bổ trợ xương khớp

Sử dụng hạt mướp hương nấu cháo cùng gà ta là món ăn chữa mỏi tay chân, giúp xương khớp khỏe mạnh, đối với trẻ em tập đi chân yếu cũng có thể sử dụng món này để giúp xương chắc khỏe.

3.5. Chữa bệnh trĩ 

Để cải thiện tình trạng bệnh trĩ ra máu bạn có thể dùng quả mướp để nấu canh hoặc dùng hoa mướp đun nước uống hàng ngày, việc này giúp kích thích nhuận tràng, tiêu hóa tốt, làm mềm phân, nhờ đó giúp hạn chế tình trạng chảy máu khi đại tiện.

3.7. Chữa ho có đờm

Dùng hạt mướp giã nát và lá mướp nấu nước uống từ 3 – 4 lần một ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng ho, giảm bớt đờm.

Mướp hương có thể chữa ho có đờm
Mướp hương có thể chữa ho có đờm

3.8. Chữa bệnh cao huyết áp

Sử dụng quả mướp cùng với táo ta ép lấy nước sau đó hòa vào một chút nước cốt chanh và đường phèn tùy vào khẩu vị. Sử dụng nước ép mướp hương táo ta trong 10 ngày liên tục giúp điều trị bệnh cao huyết áp.

3.9. Hỗ trợ ra nhiều sữa cho mẹ sau sinh

Dùng hạt mướp hương kết hợp cùng thông mộc và thông thảo để hầm cùng chân giò, sử dụng món ăn này 2 lần trong ngày giúp lợi sữa cho mẹ sau khi sinh.

Cây mướp hương hỗ trợ kích sữa mẹ
Mướp hương hỗ trợ kích sữa mẹ

3.10. Thông tắc tia sữa

Để thực hiện thông tắc tia sữa cho mẹ bỉm: sử dụng quả mướp hương phơi khô và đốt sau đó nghiền thành bột mịn. Sử dụng bột này uống chung với một ít rượu ấm hoặc sử dụng bột này pha với rượu và xoa bóp bên ngoài vú sẽ giúp giảm sưng đau và thông tuyến sữa rất hiệu quả.

3.11. Giúp giảm đau đầu và hạ sốt

Cách dùng hoa mướp hương để trị cơn đau đầu và hạ sốt như sau:

Sử dụng đỗ xanh đem sắc kỹ với khoảng 700ml nước, sắc đến khi nước cạn còn khoảng 400ml, lọc lấy phần nước cốt tiếp tục đun sôi và thả hoa mướp vào nấu thêm 10 phút. Chắt lấy nước này uống trong ngày, phương pháp này giúp hạ sốt và giảm đau đầu hiệu quả.

Hoa mướp hương giúp giảm đau đầu và hạ sốt
Hoa mướp hương giúp giảm đau đầu và hạ sốt

3.12. Chữa chảy máu chân răng 

Dùng tua và dây mướp đem phơi khô, sau đó đốt thành than và nghiền bột mịn. Khi bị chảy máu chân răng sử dụng bột này nhét vào chân răng, ngậm khoảng 5-7 phút rồi nhổ ra sẽ giúp giảm hiện tượng chảy máu chân răng.

3.13. Làm mờ nếp nhăn trên mặt

Nước ép dây mướp có tác dụng chống lão hóa: sử dụng dây tươi ép lấy nước cốt sau đó trộn với lòng trắng trứng và mật ong nguyên chất, đánh bông hỗn hợp và thoa lên mặt từ 15 – 20 phút. Thực hiện theo công thức này thường xuyên khoảng 3 lần/ tuần sẽ giúp làm mờ nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa da.

Ngoài ra loại trái này còn hỗ trợ trị bệnh tai mũi họng phổ biến khác như: viêm họng, ho hen kéo dài, viêm mũi dị ứng; bệnh ngoài da như: rôm sảy, mề đay, bỏng da, chốc lở, giời leo, nước ăn da, mụn,…

4. Lưu ý khi dùng cây mướp hương

Tuy mang lại nhiều công dụng về y học, nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng cây mướp hương. Đông y khuyến cáo không sử dụng mướp hương với người tỳ vị kém hay không sử dụng với nam giới liệt dương, người hay đau bụng,…

Cần lưu ý nếu sử dụng mướp để uống hoặc làm thuốc đắp cần rửa thật sạch và ngâm với muối loãng trước khi sử dụng.

Cần sử dụng với liều lượng theo quy định, không sử dụng quá nhiều.

Loại trái này không chỉ là loại thực phẩm quen thuộc mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể tận dụng những khoảng đất trống hay sân thượng trồng một giàn mướp để phục vụ cho những bữa ăn của gia đình.

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng