Cây mai vàng được gắn liền với các dịp lễ tết cổ truyền người Việt Nam. Bởi lẽ, cây mai vàng chính là sự tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững, niềm tin cho sự bình yên trong cuộc sống. Vậy liệu nguồn gốc và ý nghĩa chúng còn có gì đặc đặc biệt hơn không, hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Nội Dung Chính
1. Giới thiệu về cây Mai Vàng
1.1 Cây Mai Vàng là cây gì?
Hoa mai vàng có tên gọi trong tiếng anh là Apricot Flowers và tên khoa học được biết đến là Ochna integerrima. Ngoài ra, cây mai còn có tên gọi khác chính là cây hoàng mai. Đây là loại cây thường được thấy trong các dịp tết được trồng trong chậu hoặc trước sân. Hoa khi nở chúng có màu vàng rất đẹp và tươi. Đây có thể chính là lý do mà mọi người thường tìm kiếm loại hoa này để chưng Tết với ý nghĩa cầu mong một năm thật rực rỡ.
1.2 Nguồn gốc Mai Vàng
Vào 3000 năm trước, câu mai vàng được bắt nguồn từ Trung Quốc, chúng xuất hiện và trở thành quốc hoa – vẻ đẹp cao quý của Trung Quốc nhờ vào sắc hoa mà chúng mang lại.
Hoa mai vàng trước đây vốn được đánh giá là cây hoa dại. Cây thích nghi khá tốt với các điều kiện khí hậu dù nóng hay lạnh chúng đều tỏa ra một nét đẹp riêng. Sau đó, nhiều người nhận ra sức sống của mai cũng có tuổi thọ khá cao. Hơn nữa, nếu bạn chăm sóc kỹ chúng sẽ còn ra hoa đúng mùa vụ nữa.
Chúng thường có một đặc trưng chính là rụng lá vào cuối mùa đông, nở hoa khi đầu mùa xuân và hoa mai đã trở thành một loại cây không thể thiếu tại Việt Nam vào các ngày Tết.
1.3 Ý nghĩa cây Mai Vàng trong Tết người Việt
Nhiều gia đình chọn mai chưng Tết cho rằng hoa mai khi chưng nở rộ vào mùng 1 thì năm đó gia chủ làm ăn phát tài, phát lộc và ấm no, hạnh phúc. Do đó, hình ảnh hoa mai vàng nở đầu năm giống như một điều kỳ diệu, lan toả thêm sự ấm no và giàu có, sung túc phú quý cho khách đến thăm nhà.
Hơn nữa, dân gian còn cho rằng hoa mai nở càng nhiều cánh tài lộc sẽ mang về càng nhiều. Đặc biệt nếu cây mai nhà nào nở toàn hoa mai 7 cánh thì họ quan niệm rằng năm đó chính là năm “đại cát đại lợi”.
Có lẽ đây cũng được cho là một trong những lý do chính để người người, nhà nhà dù tất bật cũng không thể nào quên chậu mai hay một nhành mai để dâng lên tổ tiên và trang trí trong ngày Tết. Việc trưng bày cây mai hay đặt trong nhà với ý nghĩa về mặt tinh thần to lớn từ lâu trong mỗi gia đình vào dịp Tết của người Việt đã không còn quá xa lạ.
2. Cách chọn cây Mai Vàng đẹp
Mai Vàng khi được các “tay chơi” cảnh ngắm nghía họ sẽ thường chọn rất kỹ từ cành, lá, hoa và nụ,…
2.1 Gốc mai to, chắc khỏe
Một cây Mai Vàng được đánh giá có sức sống mạnh và tuổi thọ cao, loại mai tốt là loại có gốc và rễ chồi lên trên lớp mặt đất một xíu. Gốc cây là phần quan trọng với vai trò nâng đỡ và nuôi dưỡng cây sinh trưởng thông qua bộ rễ cắm sâu bên dưới. Vì thế, bạn nên đặc biệt chú ý những gốc mai có phần rễ nổi lên mặt đất mốt xíu.
Cây mai với dáng vẻ thanh cao, thuộc loại cây đa niên, tức là có thể sống và phát triển đến hơn trăm năm nếu biết cách chăm sóc.. Cây Mai Vàng thuộc họ cây thân gỗ, nên thân cứng cáp, cành hơi giòn nhưng bạn vẫn có thể tận dụng lúc non để uốn cành. Thân cây có hình dạng xù xì và nhiều cành nhiều nhánh. Tán cây lại lưa thưa thưa,…
2.2 Dáng cây được tạo hình đẹp
Người sành chơi mai chắc chắn sẽ luôn chú trọng đến tạo hình của cây, vì thông qua cách tạo hình đó, mai còn thể hiện được vẻ đẹp của nó và cả sự thanh thoát hơn. Vì thế, khi chọn dáng mai để tạo hình, bạn nên chú ý lựa chọn những thân mai tròn trịa và cứng cáp, không bị bong tróc và mang lại vẻ thẩm mỹ cao để có được hình dáng mình muốn dễ dàng hơn.
Lá mai thường mọc theo dạng lá đơn, mọc xen kẽ so le, các phiến lá dạng hình trứng với dáng vẻ thuôn dài. Chúng có màu xanh biếc nhưng mặt dưới của lá lại là màu hơi ánh vàng.
2.3 Cành mai không bị gãy, không khô héo
Đối với các cành mai, bạn nên chú ý lựa chọn những cành chắc khỏe, không có dấu hiệu gãy hoặc khô héo để giúp nụ và hoa mai được nuôi dưỡng một cách tốt nhất nhé. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý để chọn chọn cây mai ở phần cành được phân bổ đều trên thân cây, điều này sẽ giúp mai trông cân đối và đẹp mắt, thẩm mỹ hơn.
2.4 Số lượng nụ vừa phải
Để cây mai có trổ hoa ngay đúng dịp Tết, bạn nên chọn lựa những cây có nụ hoa sắp nở vừa phải, không quá bung nụ và cũng không nên chọn các nụ còn quá xanh. Ngoài ra, số lượng nụ hoa cũng rất quan trọng, chúng phải được phân bố đều cả cây và mỗi nụ đều phải căng tròn, tươi tắn và không bị héo.
Hoa mai là loại hoa thuộc dòng lưỡng tính, hoa được xuất hiện từ các nách lá và tạo thành từng chùm. Ban đầu chúng sẽ mọc ra hoa cái, sau đó chúng nở bung ra và mọc thành chùm nụ xanh mỡn. Trong vòng khoảng một tuần, nụ hoa sẽ chính thức nở thành những cánh hoa Mai Vàng tươi rực rỡ và xum xuê. Cấu tạo hoa mai thường được biết đến có 5 cánh nhỏ và mỏng manh nhưng cũng có những bông đặc biệt lên tới 9 – 10 cánh. Hoa mai chúng thường nở trong 3 ngày sẽ tàn, và sẽ tiếp tục ra hoa mới.
3. Cách chăm sóc Mai Vàng ra hoa đúng Tết
Tuy hoa mai sẽ được biết đến là thường nở vào mùa xuân nhưng do thời tiết có sự thay đổi nên việc ra hoa cũng trở nên thất thường, dẫn đến hiện tượng hoa mai nở sớm hoặc hoa mai nở trái mùa. Không phải tất cả các loại hoa đều có thể đậu quả. Nếu hoa nào may mắn đậu thì sau khi tàn, bầu noãn của chúng sẽ phình to lên. Thời gian sau sẽ tiếp tục kết hạt.
3.1 Nhiệt độ không khí từ 25 – 30 độ C
Hoa mai là loại cây thường ưa thích điều kiện khí hậu nhiệt đới và là loại lưỡng tính nên khu vực phía Nam nước ta rất phù hợp cho việc trồng mai hiện nay. Nhiệt độ phù hợp và tốt nhất cho mai là nằm trong khoảng từ 25 – 30 độ C. Nếu quá nóng, hoa mai sẽ ra hoa sớm, hoặc quá lạnh thì mai ra muộn hơn so với dự kiến.
3.2 Tưới nước 1 – 2 lần mỗi ngày
Nếu bạn đã trang bị một nguồn đất tốt cho việc trồng mai thì tiếp theo nên tính toán lượng nước tưới cho mai mỗi ngày để đảm bảo cây sinh trưởng tốt nhất. Mỗi ngày lượng nước nên tưới mai khoảng từ 1 – 2 lần là đủ, không nên tưới quá nhiều lần hoặc quá ít sẽ ảnh hướng đến việc nở hoa của cây.
3.3 Tuốt lá đúng thời điểm
Quá trình mai nở hoa của cây sẽ diễn ra khi chúng bắt đầu rụng hết lá già, khi đó các mầm hoa cũng sẽ bung lớp vỏ trấu. Nụ xanh nở rộ nhiều sau 6 hoặc 7 sau đó. Vì thế, việc tuốt lá vào đúng thời điểm là khá quan trọng và rất cần được thực hiện giữa tháng 12 âm lịch.
3.4 Đất trồng giàu dinh dưỡng
Đất trồng chính là yếu tố quan trọng cho sự sinh trưởng của hoa mai. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị chính là đất có độ tơi xốp cao, dồi dào chất dinh dưỡng và đảm bảo đất không bị khô hoặc ngập úng quá nhiều… Ngoài ra, ngoài đất, các nguyên liệu hữu cơ khác như mùn cưa, xơ dừa,… cũng rất cần thiết.
4. Các cách khắc phục hoa nở chậm hoặc quá sớm
Nếu Mai Vàng nhà bạn đang có tình trạng nở chậm hoặc nở sớm, bạn có thể áp dụng các cách phía dưới:
4.1 Cách kích hoa nở sớm hơn
- Hãy tuốt lá vào tháng 12 tháng chạp
- Hãy chủ động tưới nước vào lúc nắng to hoặc tưới cây bằng nước ấm vào lúc giữa khuya hy vọng để kích thích nhiệt độ tăng lên.
- Bên cạnh việc tưới nước, hãy tưới thêm phân NPK khoảng 5 ngày 1 lần và cứ tưới nước bình thường sau đó.
4.2 Cách làm hoa nở chậm lại
- Để kìm hãm hoa nở chậm lại điều cần là nên tuốt lá vào khoảng 20 tháng Chạp (Âm lịch).
- Bạn nên đặt thêm chậu cây ở nơi mát mẻ, tránh các ánh nắng trực tiếp hoặc tưới cây bằng nước lạnh.
- Lượng nước nên tưới là 2 ngày một lần, có thể tưới thêm phân Urê hoặc phân NPK loãng khoảng 5 ngày 1 lần.
>> Xem thêm:
- Ý nghĩa cây Giữ Tiền là gì? Cách trồng, chăm sóc cây giữ tiền
- Cây Đại Phú Gia là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng của cây
Trên đây chính là những hình ảnh và nguồn gốc của cây Mai Vàng cũng như tất cả các cách chọn mai, cách kích mai ra nhanh và kìm hãm nếu hoa ra sớm hơn dự định. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có những phương pháp tốt để lựa chọn cây Mai Vàng cho ngôi nhà mình và chăm sóc đúng cách nhé!