Chuyện quanh ta

Tổng hợp 10 cảng biển tại Việt Nam phổ biến, có quy mô lớn

CẬP NHẬT 11/12/2023 | BỞI Ngọc Hân

Cảng biển chính là một khu vực quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế. Khu vực này sẽ giúp quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa qua đường biển dễ dàng hơn. Mời bạn hãy cùng tìm hiểu danh sách các cảng biển tại Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Định nghĩa cảng biển là gì?

Cảng biển chính là khu vực bao gồm vùng đất và vùng nước cảng, được xây dựng có kết cấu hạ tầng, lắp đặt các trang thiết bị hiện đại cho tàu biển ra vào. Đồng thời, còn giúp cho quá trình bốc dỡ hàng hoá, đón trả khách và thực hiện các dịch vụ khác trở nên dễ dàng hơn.

Hiện nay, danh sách cảng biển tại Việt Nam đã được quy định một cách rõ ràng, cụ thể. Để biết được đâu là các cảng biển phổ biến, bạn hãy cùng tiếp tục theo dõi qua các thông tin bên dưới nhé!

các cảng biển tại việt nam
Cảng biển là gì, đóng vai trò thế nào đối với việc vận chuyển hàng hoá

2. Tổng hợp các cảng biển tại Việt Nam

Theo Quyết định số 804/QĐ-TTg, ngày 8/7/2022 của Thủ Tướng Chính Phủ đã công bố rằng, hiện nay Việt Nam có 34 cảng biển, trong đó có 2 cảng biển đặc biệt là cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu và cảng biển Hải Phòng.

Bên cạnh đó, các cảng biển tại Việt Nam cũng được chia thành nhiều loại bao gồm:

  • Cảng biển loại I: Hiện nay, Việt Nam có 11 cảng biển loại I, bao gồm cảng Quảng Ninh, cảng Thanh Hóa, cảng Hà Tĩnh, cảng Nghệ An, Cảng Bình Định, Cảng Khánh Hòa, cảng Quảng Ngãi, cảng Đà Nẵng, Cảng Sài Gòn, Cảng Đồng Nai và Cảng Cần Thơ.
  • Cảng biển loại II: Việt Nam có 7 cảng biển loại II, bao gồm cảng Quảng Bình, cảng Quảng Trị, Cảng Thừa Thiên Huế, Cảng Bình Thuận, cảng Đồng Tháp, Cảng Hậu Giang và cảng Trà Vinh.
  • Cảng biển loại III: Trong danh sách, Việt Nam có 14 cảng biển loại III, bao gồm cảng Nam Định, cảng Quảng Nam, cảng Phú Yên, Cảng Ninh Thuận, cảng Bình Dương, cảng Long An, cảng Tiền Giang, cảng Bến Tre, cảng Sóc Trăng, cảng An Giang, cảng Vĩnh Long, cảng Cà Mau và cảng Kiên Giang.
các cảng biển ở việt nam
Tổng hợp các cảng biển lớn, phổ biến, giúp phát triển kinh tế, hàng hoá tại Việt Nam

3. Tổng hợp các cảng biển lớn tại Việt Nam

Dưới đây là tổng hợp danh sách các cảng biển lớn, giúp thúc đẩy nền kinh tế văn hoá thêm phần phát triển, bạn hãy cùng tham khảo nhé!

3.1. Cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu ở Việt Nam

Cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu không chỉ là cảng biển lớn mà còn đóng vai trò là 1 trong hai cửa ngõ quốc tế tại Việt Nam. Đây chính là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, là đầu mối quốc tế tại Việt Nam. Hiện nay, cảng biển này được chia làm 4 khu bến, bao gồm khu Sao Mai – Cái Mép – Bến Đình, khu sông Dinh, khu Phú Mỹ – Mỹ Xuân và khu Bến Đầm – Côn Đảo.

cảng biển việt nam
Cảng Bà Rịa Vũng Tàu là một trong những cảng lớn hàng đầu trong nước

3.2. Cảng biển Sài Gòn ở Việt Nam

Cảng biển Sài Gòn chính là đầu mối giao thông đóng vai trò quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu của miền Nam. Nhờ vào cảng Sài Gòn mà hệ thống kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long trở nên phát triển hơn. Hiện nay, chuỗi hệ thống Cảng Sài Gòn bao gồm các khu vực như Tân Cảng Cát Lái, Cái Mép và Hiệp Phước.

3.3. Cảng biển Quy Nhơn ở Việt Nam

Quy Nhơn nằm trong danh sách cảng biển tại Việt Nam được đánh giá cao. Cảng biển này nằm tại bán đảo Phương Mai, rất thích hợp để tàu cập bến neo đậu cũng như xếp dỡ hàng hoá. Ngoài ra, đây cũng chính là một trong top 10 cảng biển lớn, có lưu lượng vận chuyển hàng hóa hàng đầu.

3.4. Cảng biển Vân Phong ở Việt Nam

Cảng biển Vân Phong là nơi có tiềm năng trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất tại Việt Nam. Hiện tại, khu vực cảng này gồm hai bến nằm ở Nam Vịnh Vân Phong, chủ yếu dùng để chở các sản phẩm dầu.

hệ thống cảng biển việt nam
Cảng biển Vân Phong là nơi xử lý tấp nập các loại hàng hoá, dịch vụ đường biển

3.5. Cảng biển Chân Mây (Thừa Thiên Huế) ở Việt Nam

Chân Mây là một cảng biển có vị trí địa lý vô cùng đặc biệt, thuận lợi đối với Hồng Kông, Philippines và Singapore. Đồng thời, khu vực cảng biển này còn là cửa ngõ hướng ra Biển Đông, nằm giữa trung tâm Huế và Đà Nẵng nên rất thuận lợi trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển.

3.6. Cảng biển Đà Nẵng ở Việt Nam

Nhắc đến các cảng biển tại Việt Nam thì không thể thiếu cảng biển Đà Nẵng. Đây chính là một trong những cửa ngõ hướng ra biển Đông, nơi gắn liền với các khu vực kinh tế trọng điểm như Lào, Thái Lan, Myanmar với Việt Nam. Do đó, cảng biển Đà Nẵng không chỉ là một càng biển lớn mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

3.7. Cảng biển Dung Quốc (Quảng Ngãi) ở Việt Nam

Dung Quốc chính là cảng biển thương mại quốc tế, được thiết kế và đầu tư theo phong cách hiện đại. Nhờ đó, cảng biển này luôn thu hút sự đầu tư vào khu vực kinh tế nội địa cũng như các khu vực công nghiệp xung quanh. Dần dần, cảng biển này đã thể hiện được một vai trò, vị thế đặc biệt của mình trong ngành hàng hải.

3.8. Cảng biển Cái Lân (Quảng Ninh) ở Việt Nam

Cái Lân được đánh giá là một trong các cảng nước sâu lớn nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, cảng biển này còn nằm trong vùng trọng tâm, phát triển kinh tế tại phía Bắc. Do đó, nơi đây luôn hội tụ các dựng án đầu tư xây dựng, các dịch vụ kinh doanh cảng biển.

Ngoài ra, cảng biển Cái Lân còn thừa hưởng nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi như vụng nước sâu nằm gần biển, luồng lạch ngắn ít bị sa bồi, ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió, thiên tai. Nhờ đó mà khu vực cảng biển này ngày càng trở nên phát triển và mở rộng hơn.

3.9. Cảng biển Hải Phòng ở Việt Nam

Hải Phòng được đánh giá là một trong cảng biển tại Việt Nam lớn nhất, có hệ thống mạng tiên tiến, được cung cấp các thiết bị hiện đại và có vị trí chiến lược quan trọng để giao dịch thương mại quốc tế. Hiện nay, các cầu cảng tại đây được xây dựng với chiều dài lên đến 2.567 mét, diện tích kho đến 52.052 m2. Do đó, hàng năm, cảng biển này có thể xếp dỡ khoảng 10 triệu tấn hàng hoá.

cảng biển ở việt nam
Quá trình vận chuyển hàng hoá được diễn ra tại cảng biển Hải Phòng ở Việt Nam

3.10. Cảng biển Cửa Lò (Nghệ An) ở Việt Nam

Cửa Lò chính là một trong những cảng biển lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá tốt cho các doanh nghiệp trong nước và các vùng Lân Cận. Với tổng diện tích lên đến 450 héc-ta đã giúp gia tăng năng suất hoạt động, đảm bảo hiệu quả cho cảng biển này.

Hiện nay, cảng biển Cửa Lò được xây dựng tại bờ nam sông Chấn, thuộc phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò nên rất thích hợp để giao thương hàng hóa quốc tế, trung chuyển hàng cho Đông Lào và Đông Bắc Thái Lan. Cảng biển này cũng được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, cùng các cần cẩu có sức nặng đến 130 tấn để bốc xếp hàng hoá một cách nhanh chóng.

>> Xem thêm:

Trên đây là tổng hợp các danh sách cảng biển tại Việt Nam lớn, uy tín, đóng góp vào sự phát triển của ngành hàng hải và kinh tế trong khu vực. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ hiểu hơn về các loại cảng biển. Qua bài viết trên, nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn, giải đáp bạn hãy cứ liên hệ với Vua Nệm để được hỗ trợ nhé!

Bài viết liên quan:

Avatar
Ngọc Hân