Tổng hợp kiến thức cần biết về thuốc diệt kiến

CẬP NHẬT 01/08/2022 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Đa phần các loại kiến xuất hiện ở xung quanh khu vực bạn sinh sống không gây nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, kiến cắn có thể gây ngứa, khó chịu cho cơ thể, nếu kiến bâu lên thức ăn có thể gây ra một số tình trạng như đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc… Để ngăn chặn những điều này, việc sử dụng thuốc diệt kiến là điều cần thiết. Vậy thuốc diệt kiến là gì, có những loại nào, cách sử dụng ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

1. Thuốc diệt kiến là gì?

Thuốc diệt kiến
Thuốc diệt kiến là loại thuốc có chứa các hoạt chất hóa học, có công dụng tiêu diệt kiến theo nhiều mức độ nhanh

Thuốc diệt kiến là loại thuốc có chứa các hoạt chất hóa học, có công dụng tiêu diệt kiến theo nhiều mức độ nhanh, chậm khác nhau. Ngoài thuốc hoạt chất hóa học, thuốc diệt kiến còn có thể được làm từ các hoạt chất sinh học nên rất an toàn cho người dùng.

Cách thức diệt trừ kiến của các loại thuốc diệt kiến khá đa dạng tùy theo từng loại thuốc cụ thể. Tuy nhiên, đa phần thuốc diệt kiến hoạt động theo các cơ chế như: làm kiến chết tại chỗ, phủ thuốc lên trên rồi làm kiến chết từ từ hoặc làm chết kiến khi chúng ăn phải mồi nhử chứa thuốc.

Thuốc diệt kiến có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, cụ thể như sau:

  • Dạng xịt

Bình xịt kiến được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay, vì vậy bạn có thể dễ dàng mua được loại thuốc diệt kiến này ở các cửa hàng, siêu thị…Bình xịt kiến dễ sử dụng và cho hiệu quả nhanh, kiến hầu như chết ngay sau khi xịt.

Hạn chế của thuốc diệt kiến dạng xịt là thuốc dễ bị lan rộng ra không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, do không thể xịt hết toàn bộ tổ kiến nên kiến có thể tái xuất hiện sau một thời gian.

Thuốc diệt kiến dạng xịt
Thuốc diệt kiến dạng xịt tiện lợi, dễ sử dụng
  • Phấn diệt kiến

Phấn diệt kiến có hình dạng giống như phấn viết bảng bình thường. Để sử dụng phấn diệt kiến, bạn cần vẽ nhiều đường song song, mỗi đường cách nhau khoảng 2-3cm để diệt kiến. Vị trí vẽ phấn là những nơi kiến thường đi qua hoặc tụ tập như chân tủ để thức ăn, thùng rác…

Ưu điểm của phấn diệt kiến là hiệu quả nhanh chóng, tiêu diệt được kiến và nhiều loại côn trùng, bọ rệp, ve, bọ chét… Phấn diệt kiến cũng an toàn cho người dùng và môi trường. Hạn chế của phấn diệt kiến là cần phải vẽ lại nhiều lần để tăng hiệu quả diệt kiến.

  • Thuốc diệt kiến dạng bột

Để diệt kiến, người dùng cần rắc bột trực tiếp vào kiến hoặc rắc vào hang, đường đi của chúng. Ngoài diệt kiến, thuốc diệt kiến dạng bột còn diệt được cả côn trùng, rệp, ve và bọ chét. Thuốc diệt kiến dạng bột làm kiến chết theo cơ chế ngấm thuốc và chết từ từ. Dạng bột còn mang đến ưu điểm là dễ sử dụng, an toàn cho người dùng, hiệu quả cao.

thuốc diệt kiến dạng bột
Để diệt kiến, người dùng cần rắc bột trực tiếp vào kiến hoặc rắc vào hang, đường đi của chúng.
  • Thuốc diệt kiến dạng gel

Thuốc diệt kiến dạng gel diệt trừ kiến bằng cách tạo mồi nhử để kiến ăn gel và chết dần. Khi kiến ăn gel nhử, chúng sẽ không chết luôn mà tha về tổ rồi lây lan cho những con kiến khác, nhờ vậy mà hiệu quả diệt kiến khá cao.

2. Một số loại thuốc diệt kiến phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc diệt kiến với nguồn gốc xuất xứ, giá thành và chất lượng khác nhau. Thuốc diệt kiến có hai dạng chính là thuốc diệt kiến hoạt chất hóa học và thuốc diệt kiến hoạt chất sinh học. Dưới đây là một số loại thuốc diệt kiến được sử dụng phổ biến hiện nay, bạn có thể tham khảo và chọn loại phù hợp.

  • Thuốc diệt kiến Optigard

Thuốc diệt kiến Optigard còn được gọi là thuốc diệt kiến Optigard AB 100. Đây là thuốc diệt kiến dạng gel nhử trong suốt, không có mùi khó chịu. Thuốc diệt kiến theo cơ chế ngấm từ từ, kiến tha mồi về tổ rồi làm lây lan cho cả đàn, nhờ vậy mà trong khoảng 1 tuần là bạn có thể tiêu diệt cả đàn kiến.

Giá tham khảo: 350.000đ/hộp

Thuốc diệt kiến Optigard
Thuốc diệt kiến Optigard
  • Thuốc diệt kiến Super Arinosu Koroki

Super Arinosu Koroki là loại thuốc diệt kiến có xuất xứ từ Nhật Bản. Thuốc diệt kiến theo cơ chế lây lan, một con ăn phải thuốc sẽ mang mầm bệnh về lây lan cho các con khác trong đàn. Sau khoảng 1 tuần là kiến sẽ bị tiêu diệt toàn bộ.

Giá tham khảo: 115.000đ/hộp 2 vỉ

Thuốc diệt kiến Super Arinosu Koroki
Thuốc diệt kiến Super Arinosu Koroki
  • Thuốc diệt kiến Anbio

Anbio là thuốc diệt kiến hoạt chất sinh học. Thuốc diệt kiến Anbio dùng mồi nhỏ giọt để nhử kiến, một con ăn  vào thuốc sẽ lây lan cho cả đàn và tiêu diệt chúng trong thời gian ngắn.

Giá tham khảo: 101.000đ/6 lọ

Thuốc diệt kiến Anbio
Thuốc diệt kiến Anbio
  • Thuốc diệt kiến Vipesco

Đây là một sản phẩm do Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam sản xuất. Vipesco có thể tiêu diệt kiến và gián hiệu quả mà không gây hại cho người lẫn vật nuôi. Vipesco là thuốc diệt kiến dạng phấn, chỉ cần vẽ các đường song song ở vị trí qua lại hay tổ của kiến thì kiến sẽ bị tiêu diệt.

Giá tham khảo: 59.000đ/10 hộp x 2 viên

Phấn diệt kiến Vipesco
Phấn diệt kiến Vipesco
  • Thuốc diệt kiến Ankill

Ankill là thuốc diệt kiến dạng bột, sử dụng bằng cách rắc bột trực tiếp vào kiến, rắc vào đường đi hoặc tổ của chúng. Ankill có thể tiêu diệt được nhiều loại kiến khác nhau như kiến lửa, kiến đen, kiến hôi, kiến lửa. Bên cạnh đó, Ankill cũng có thể diệt được gián và một số loại côn trùng khác.

Giá tham khảo: 2.000đ/gói 20g

Thuốc diệt kiến Ankill
Thuốc diệt kiến Ankill
  • Thuốc diệt kiến Hantox-200

Hantox-200 là thuốc diệt kiến dạng phun, được sử dụng bằng cách pha với nước rồi phun lên khu vực cần diệt kiến. Hantox-200 có thể tiêu diệt được kiến, gián, muỗi, bọ chét và nhiều loại côn trùng khác. Bạn có thể phun thuốc diệt kiến Hantox ở khu vực để rác, chuồng trại chăn nuôi, khe rãnh… Hiệu lực của thuốc diệt kiến Hantox-200 là từ 6-8 tuần sau khi phun.

Giá tham khảo: 22.000đ/lọ 50ml

Thuốc diệt kiến Hantox-200
Thuốc diệt kiến Hantox-200

3. Thuốc diệt kiến có độc không?

Nhờ công dụng tiêu diệt kiến hiệu quả, nhanh chóng mà thuốc diệt kiến được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người lo lắng về độ an toàn của thuốc diệt kiến, sợ thuốc sẽ gây độc hại cho người dùng.

Thuốc diệt kiến được phân phối trên thị trường đa phần đều đạt tiêu chuẩn do Bộ y tế đưa ra và đã được kiểm nghiệm. Nếu sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thì sẽ không gây nguy hiểm hay độc hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó thì thuốc diệt kiến cũng có thể gây hại cho người dùng. Bạn có thể gặp phải một số vấn đề như: kích ứng da, viêm hô hấp, ngộ độc…

Để tránh những tác hại do thuốc diệt kiến gây ra, bạn nên lựa chọn những sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín, sử dụng thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc diệt kiến để đảm bảo an toàn

Trong quá trình sử dụng thuốc diệt kiến, để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây.

  • Ưu tiên lựa chọn thuốc diệt kiến hoạt chất sinh học thay vì hóa học, mặc dù thuốc cho hiệu quả kém hơn nhưng lại đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • Ưu tiên sử dụng thuốc diệt kiến dạng bột, dạng rắn hơn so với dạng lỏng. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu cùng một nồng độ thì thuốc diệt kiến dạng lỏng sẽ dễ dàng thâm nhập vào da hơn so với thuốc dạng bột hay dạng rắn.
  • Chọn những loại thuốc diệt kiến đã được công nhận và cấp phép bởi Bộ y tế. Hiện nay, có khoảng 130 loại thuốc diệt kiến đã được công nhận, bạn có thể tham khảo và lựa chọn.
  • Sử dụng thuốc diệt kiến theo hướng dẫn của nhà sản xuất để không gây độc hại cho bản thân và các thành viên trong gia đình.
Sử dụng thuốc diệt kiến theo hướng dẫn
Sử dụng thuốc diệt kiến theo hướng dẫn ghi trên bao bì
  • Nếu dùng thuốc diệt kiến dạng xịt, bạn nên tránh vào nhà ngay khi vừa mới xịt thuốc, tốt hơn hết là đợi khoảng 30 phút để các tồn lưu hóa chất trong không khí đã biến mất.
  • Khi xịt kiến, phun kiến, cần che đậy thức ăn, nước uống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không để trẻ tiếp xúc với thuốc diệt kiến vì trẻ thường hiếu động, tò mò, chúng có thể ăn phải thuốc diệt kiến và gây hại cho sức khỏe.
  • Nếu không may bị dính thuốc diệt kiến vào cơ thể thì cần rửa sạch vùng bị dính thuốc ngay lập tức, đồng thời thay quần áo mới để ngăn chặn ảnh hưởng của thuốc.
  • Nếu thuốc dính vào mắt, cần ngâm mắt với nước để hạn chế tình trạng kích ứng. Nếu thuốc dính vào miệng, cần súc miệng ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

5. Cách tự chế thuốc diệt kiến tại nhà đơn giản, hiệu quả

Nếu bạn không muốn sử dụng thuốc diệt kiến vì lo lắng thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe thì có thể tự chế thuốc diệt kiến. Bạn có thể áp dụng các cách đơn giản dưới đây.

  • Thuốc diệt kiến từ nước rửa bát: Pha một phần nước rửa bát với nước rồi đổ vào bình có vòi xịt. Dùng bình xịt xịt trực tiếp lên kiến để làm chúng bị ngạt và từ từ chết hẳn.
  • Thuốc diệt kiến bằng giấm: Hòa giấm với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi đổ vào bình xịt, xịt trực tiếp vào kiến để làm chúng chết, sau đó dùng khăn để lau sạch lượng kiến đã chết.
Diệt kiến hiệu quả bằng giấm và nước
Diệt kiến hiệu quả bằng giấm và nước
  • Diệt kiến bằng nước cốt chanh: Pha nước cốt chanh với nước theo tỉ lệ 1:3, xịt trực tiếp hỗn hợp vừa pha vào đàn kiến và đợi chúng bị tiêu diệt. Bạn cũng có thể xịt nước cốt chanh lên vùng mà kiến hay đi qua, chúng sẽ tránh xa khu vực đó nên đồ dùng, thực phẩm của bạn sẽ được bảo vệ.

>> XEM THÊM: Cách tiêu diệt côn trùng bọ rệp trong chăn ga gối hiệu quả nhất

Trên đây là tổng hợp một số thông tin về thuốc diệt kiến, giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản về thuốc, lựa chọn được loại thuốc diệt kiến phù hợp, biết cách sử dụng thuốc sao cho an toàn. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn có thể chia sẻ để người thân, bạn bè của mình cùng biết nhé.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.