Hướng dẫn cách giặt tấm bảo vệ nệm kéo dài chuẩn chỉ đúng cách

CẬP NHẬT 08/05/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Tấm bảo vệ nệm đã và đang thầm lặng mang đến cho bạn giấc ngủ chất lượng hơn. Sản phẩm giống như một tấm trải giường vừa vặn phủ lên nệm và có nhiệm vụ chính là duy trì sự sạch sẽ cho chiếc nệm nhà bạn. Tấm bảo vệ sẽ giúp nệm tránh khỏi vết bẩn, thấm nước, vi khuẩn và một số chất gây dị ứng. Vậy làm sao để giặt tấm bảo vệ nệm đúng cách để kéo dài tuổi thọ sản phẩm? Theo dõi ngay bài viết bên dưới để biết thêm chi tiết nhé!

1. Cách giặt tấm bảo vệ nệm không giặt được bằng máy

Vì các tấm bảo vệ nệm được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nên có một số loại không giặt bằng máy được. Vì vậy trước khi muốn giặt chúng, việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra phần nhãn hiệu trên sản phẩm và làm theo hướng dẫn giặt. 

cách giặt tấm bảo vệ nệm bằng máy giặt
Cách giặt tấm bảo vệ nệm không thể giặt bằng máy

Mặc dù hiện nay vẫn có một số tấm bảo vệ nệm có thể giặt bằng máy, nhưng chúng tôi không khuyến khích hành động này vì dễ gây ra tình trạng co rút. Suy cho cùng, những tấm bảo vệ nệm cao cấp luôn đòi hỏi sự chăm sóc tinh tế để kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là một số hướng dẫn nhanh về cách làm sạch tấm bảo vệ nệm không giặt được bằng máy:

  • Hoàn tất việc tháo tấm bảo vệ ra khỏi nệm.
  • Nhẹ nhàng chấm và làm sạch khu vực bằng chất tẩy rửa chuyên biệt.
  • Giặt tay phần trên cùng của tấm bảo vệ.
  • Phơi khô trong bóng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. 
  • Đợi cho đến khi tấm bảo vệ nệm khô hoàn toàn trước khi đặt lại vào nệm.

2. Cách giặt tấm bảo vệ nệm có thể giặt bằng máy

2.1. Kiểm tra nhãn hiệu cẩn thận

Khi nói đến việc giặt tấm bảo vệ nệm bằng máy, hãy nhớ xem các chi tiết trên nhãn hướng dẫn chăm sóc. Làm như vậy sẽ cho bạn biết các thông tin cần thiết về:

  • Nhiệt độ nước khi giặt là bao nhiêu.
  • Chu trình sấy nào là tốt nhất cho sản phẩm.
  • Những phương pháp giặt đặc biệt khác được khuyến nghị.

2.2. Tiến hành giặt

Cho tấm bảo vệ nệm vào máy giặt riêng hoặc cùng với các vật dụng tương tự như ga giường. Khi tiến hành giặt, hãy chú ý những điểm sau:

  • Nhiệt độ nước: Ưu tiên sử dụng nước lạnh vì nó sẽ ngăn không để các sợi vải bị co lại. Bạn có thể sẽ hiểu sâu sắc lời khuyên này nếu đã từng giặt một chiếc áo len bằng nước nóng.
  • Loại bột giặt: Hãy luôn sử dụng chất tẩy rửa nhẹ không có bất kỳ chất làm mềm tích hợp nào. Lý do là vì chất làm mềm có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất bẩn của tấm bảo vệ nệm.
  • Chế độ giặt: Tốt nhất bạn nên cài đặt máy giặt ở chế độ nhẹ nhàng và không cần trải qua quá trình vắt.
  • Sau đó, khi chu trình giặt đầu tiên kết thúc, hãy thêm một chu trình xả nữa để đảm bảo tất cả bột giặt đã được loại bỏ. Nếu không, cặn bột giặt còn sót lại có thể gây kích ứng da và dẫn đến nấm mốc.
giặt tấm bảo vệ nệm bằng máy giặt
Nên giặt riêng tấm bảo vệ nệm trong máy

2.3. Phơi khô

Sau khi tấm bảo vệ nệm của bạn sạch sẽ, đã đến lúc phải làm cho nó khô ráo trước khi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ. Bước này rất quan trọng vì nếu còn quá nhiều hơi ẩm trong vải, nệm của bạn có thể chuyển sang màu tối, nghĩa là nó có thể giúp vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi nảy nở trên nệm.

Có một số cách để bạn có thể làm khô tấm bảo vệ nệm an toàn, bao gồm:

  • Sử dụng chế độ sấy khô: Như đã đề cập, nhiệt có thể làm co hay thậm chí là làm hỏng tấm bảo vệ nệm. Để tránh điều này, hãy cài đặt nhiệt độ thấp cho máy sấy khi làm khô sản phẩm. Đừng ngại để tấm bảo vệ phơi trong máy sấy một lúc để đảm bảo độ khô tối đa.
  • Tận dụng ánh nắng mặt trời: Nếu bạn có dây phơi quần áo ở sân sau, hãy để tấm bảo vệ nệm của bạn phơi mình dưới ánh nắng mặt trời. Việc này không những giúp nó được làm khô hoàn toàn mà còn có hương thơm dễ chịu.
  • Sử dụng quạt: Nếu trời mưa thường xuyên và nhà bạn cũng chẳng có máy sấy, hãy treo tấm bảo vệ nệm trước một chiếc quạt lớn. Nhưng trước tiên, hãy đảm bảo rằng bạn đã làm sạch các cánh quạt. Bụi có thể tích tụ nhanh chóng trên quạt và khi cánh quạt bắt đầu quay, tấm bảo vệ nệm có thể chuyển từ mới và sạch sang mốc và bụi. Để tấm bảo vệ nệm được khô đều, hãy thường xuyên xoay nó trong lúc phơi trước quạt.
giặt tấm bảo vệ nệm bằng máy
Có thể làm khô tấm bảo vệ nệm bằng máy sấy ở chế độ nhẹ

3. Nên giặt tấm bảo vệ nệm bao lâu một lần?

Đến đây, Vua Nệm đã giải đáp cho bạn 2 vấn đề quan trọng là “Bạn có thể giặt tấm bảo vệ nệm bằng máy không?” và “Cách giặt tấm bảo vệ đệm đúng chuẩn”. Nhưng vẫn còn 1 câu hỏi rất cần thiết mà ta cần làm rõ, đó là nên giặt tấm bảo vệ nệm bao lâu một lần.

Thông thường, bạn nên giặt tấm bảo vệ nệm bằng chất tẩy nhẹ 2 tháng một lần, nhưng điều này còn tùy thuộc vào cách bạn sử dụng. Hãy xem xét những điều sau đây:

  • Tấm bảo vệ nệm trong phòng ngủ dành cho khách không được sử dụng thường xuyên nên được vệ sinh theo quý.
  • Nếu bạn bị dị ứng, hãy thử làm sạch tấm bảo vệ nệm khoảng 2 lần 1 tháng.
  • Nếu bạn vừa khỏi bệnh, nên giặt tấm bảo vệ nệm ngay khi bạn cảm thấy khỏe hơn để giúp loại bỏ vi khuẩn.
  • Và nếu bạn đã làm đổ một ít kem vào đêm muộn hoặc cà phê buổi sáng trên tấm bảo vệ nệm? Đừng đợi vết bẩn thấm sâu mà hãy giặt ngay với chế độ giặt nhẹ.

4. Tham khảo một số tấm bảo vệ nệm tốt

4.1. Bảo vệ nệm Doona Bamboo chống thấm

Tấm bảo vệ nệm Doona Bamboo được làm từ sợi vải tre nên bền bỉ và thân thiện với làn da. Sản phẩm sở hữu khả năng thoáng khí cao và thấm hút tốt. Do đó khi sử dụng bạn sẽ cảm nhận được sự thoải mái ngay cả trong thời tiết nóng nực. Ngoài ra, sự kết hợp với Polyester giúp sản phẩm kháng bụi, kháng khuẩn và chống ẩm mốc hoàn hảo.

bảo vệ nệm doona bamboo chống thấm
Tấm bảo vệ nệm Doona Bamboo thoải mái và thoáng khí

4.2. Tấm lót bảo vệ nệm Doona 01 lớp

Chất liệu Polyester giúp tấm lót bảo vệ nệm Doona 01 lớp chịu nhiệt tốt, bền bỉ nên dễ dàng làm sạch bằng cách giặt máy hay sấy khô. Sau thời gian sử dụng lâu dài, bạn cũng hiếm khi thấy sản phẩm bị co rút hay giãn nhão. Sản phẩm cũng được cố định chắc chắn nhờ 4 dây chun ở 4 phía.

4.3. Bảo vệ nệm Doona Airy

Bề mặt tấm bảo vệ nệm Doona Airy gây chú ý nhờ làm bằng vải sợi microfiber và sở hữu hoa văn sang trọng. Chất liệu microfiber có khả năng ngăn chặn quá trình thẩm thấu chất lỏng. Ngoài ra tấm bảo vệ nệm này còn mang lại sự an toàn khi sử dụng nhờ mặt đế chống trơn trượt.

bảo vệ nệm doona airy
Tấm bảo vệ nệm Doona Airy chống thấm hoàn hảo

4.4. Bảo vệ nệm lụa phi Doona

Nhờ được làm từ 100% polyester cao cấp nên tấm bảo vệ nệm lụa phi Doona có độ bền cao. Đặc biệt, thời gian khô của sản phẩm cũng rất ngắn nên bạn có thể thoải mái giặt sấy thường xuyên. Tấm bảo vệ nệm này sở hữu chất lượng tốt nên cũng xuất hiện tình trạng bung chỉ hay sờn rách sau khi giặt nhiều lần.

>> Xem thêm:

Tấm bảo vệ nệm là vật dụng khá cần thiết nếu bạn muốn duy trì sự sạch sẽ của chiếc nệm một cách lâu nhất có thể. Điều này đồng nghĩa với việc chúng sẽ là nơi có nhiều vết bẩn hơn cả. Do đó, bài viết này rất hữu ích khi hướng dẫn bạn chi tiết cách giặt tấm bảo vệ nệm chuẩn nhất. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Vua Nệm để có thêm những mẹo hay về chăn ga gối nệm bạn nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.