Body shaming là gì? Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ bị body shaming?

CẬP NHẬT 01/03/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Body shaming là thuật ngữ phổ biến trong xã hội hiện nay. Đây được xem là nỗi ám ảnh của nhiều người. Vậy body shaming là gì? Body shaming ảnh hưởng như thế nào đến con người và làm sao để vượt qua nỗi sợ này? Nếu đây là vấn đề bạn đang quan tâm thì không nên bỏ qua bài viết sau!

1. Body shaming là gì?

“Body shaming” dịch xuôi từ Tiếng Anh có nghĩa là “miệt thị ngoại hình”. Hiểu đơn giản thì body shaming chính là sử dụng ngôn từ, cử chỉ, hành động,… để “miệt thị” cơ thể của người khác. Mục đích của việc làm này là đánh giá, chê bai, phán xét,… ngoại hình đối phương theo một cách tiêu cực. 

Ngoài ra, “body shaming” còn là cụm từ dùng để chỉ những người tự miệt thị chính mình. Họ sinh ra cảm giác tự ti về ngoại hình, cơ thể và luôn luôn tìm tòi các khuyết điểm của bản thân. Thông thường xuất hiện nhiều ở những người rụt rè, hướng nội. 

shaming body là gì
Body shaming là gì?

Nạn nhân của body shaming sẽ cảm thấy tự ti, xấu hổ,… thậm chí là cảm xúc tiêu cực hơn như đau khổ, tổn thương và bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ít người vì bị body shaming mà tâm lý bất ổn, suy sụp tinh thần rồi tự tìm đến cái chết.

Điều đáng nói là trong xã hội hiện nay, body shaming không phải là hiện tượng hiếm thấy. Ngược lại chúng rất phổ biến trên nhiều quốc gia, nhiều cộng đồng và bao gồm cả Việt Nam. Đặc biệt là khi Internet phát triển thì các ứng dụng mạng xã hội là nền tảng để body shaming xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành vấn nạn nhức nhối cần được loại trừ.

2. Các hình thức body shaming phổ biến

Body shaming đôi khi chỉ là hành động, lời nói vô ý,… mang ý nghĩa trêu chọc giữa bạn bè, người thân. Vì vậy mà để tránh nhầm lẫn thì bên cạnh tìm hiểu body shaming là gì, bạn không nên bỏ qua các hình thức body shaming phổ biến hiện nay.

Hai yếu tố quan trọng để xem xét hành động chê bai đó có thuộc body shaming hay không:

  • Tính chất, mục đích của hành động chê bai người khác. Nếu câu từ không mang tính góp ý và xây dựng để đối phương tốt hơn mà chỉ cố tình chế giễu, miệt thị, tác động tiêu cực đến ngoại hình thì được xem là “Body shaming”.
  • Sự tác động của chê bai có nghiêm trọng hay không? Nó ảnh hưởng như thế nào đến tâm trạng của đối phương? Nếu đánh giá, phán xét,… ngoại hình của người khác theo hướng tiêu cực và khiến họ tự ti, suy sụp,… thì đây là một biểu hiện khác của “Body shaming”.

2.1. Miệt thị người khác

Chúng ta dễ dàng bắt gặp các câu từ chế giễu, đánh giá và phán xét tiêu cực về ngoại hình của người khác trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok,… Chúng không hề mang ý nghĩa góp ý hay đùa cợt mà mục đích là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác chỉ để giải tỏa niềm thỏa thích của bản thân. 

Dù là vô tình hay cố ý thì những câu chê bai: béo như lợn, gầy như nghiện, xấu như ma, đen như than, dạo này phì lên à?, thiếu ăn hay sao mà ốm thế?,…” cũng để lại một vết xước trong lòng người nghe. Lời nói là “vũ khí vô hình” nhưng lại có tính sát thương cao và thậm chí là có thể cướp lấy sinh mạng của người khác. “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, bạn sẽ không biết được câu nói của mình mang sức ảnh hưởng như thế nào cho đến khi gây ra lỗi lầm không thể sửa.

body shaming nghĩa là gì
Các hình thức body shaming là gì phổ biến hiện nay

2.2. Miệt thị chính mình

Biểu hiện của body shaming chính mình là luôn so sánh bản thân với mọi người xung quanh. Đây là trường hợp phổ biến với những người có khuyết điểm về ngoại hình, cân nặng, vóc dáng, làn da, khuôn mặt,… khiến họ tự cảm thấy rụt rè, nhút nhát, tự ti,… Khi hiện tượng này kéo dài sẽ khiến bản thân thiếu tự tin, rơi vào trầm cảm và tinh thần suy sụp, bị bó buộc. 

3. Nguyên nhân xuất hiện body shaming

“Body shaming bắt nguồn từ đâu? Nguyên nhân của body shaming?” không phải là điều thắc mắc của bất kỳ cá nhân nào mà là của chung một cộng đồng, đặc biệt là các bác sĩ tâm lý. Trên thực tế thì chúng đến từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng dễ hiểu nhất chính là tiêu chuẩn của xã hội. 

Cuộc sống dần trở nên hiện đại, nhanh chóng và vội vã. Điều này khiến con người ta có xu hướng đáng giá người khác qua vẻ bề ngoài thay vì bỏ thời gian ra đi tìm hiểu “bên trong”. Nhanh chóng kết luận một cá nhân chỉ thông qua ngoại hình, vóc dáng, khuôn mặt,… rồi tạo ra những hành động, cử chỉ, lời nói không thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn về cái đẹp càng tăng cao. Họ đi tìm sự hoàn hảo mà bỏ qua những nét độc đáo, riêng biệt của con người. 

Body shaming tại Việt Nam diễn ra như “cơm bữa hằng ngày”. Không riêng bất kỳ cá nhân nào, ngay cả những người nổi tiếng hay hoa hậu cũng là nạn nhân của body shaming. Mạng xã hội là nền tảng thích hợp để họ để lại những bình luận miệt thị ác ý, cay độc về ngoại hình của đối phương mà không sợ đối phương biết họ là ai. 

4. Sự ảnh hưởng của body shaming đến nạn nhân

Bên cạnh “Body shaming là gì” thì “Sự ảnh hưởng của body shaming” cũng là cụm từ được tìm kiếm và quan tâm rất nhiều. Nhiều người cho rằng những lời chê bai chỉ mang tính chất trêu đùa giữa bạn bè, người thân mà quên đi sự ảnh hưởng tiêu cực của nó. Đặc biệt là đối với những cá nhân đã có sẵn tâm lý tự ti, rụt rè, nhút nhát thì tính chất càng nghiêm trọng. 

những hậu quả của body shaming đến con người
Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của body shaming là gì

Có thể chia sự ảnh hưởng của body shaming đến nạn nhân thành càng cấp độ như sau:

  • Mức độ nhẹ: Nạn nhân cảm thấy khó chịu và không muốn nghe những lời miệt thị, chê bai. 
  • Mức độ trung bình: Người bị body shaming tự ti, có cảm xúc tiêu cực và tức giận đối với lời nói, hành động miệt thị của người khác.
  • Mức độ nặng: Nạn nhân dễ rơi vào tâm trạng cực kỳ tồi tệ, nhạy cảm và tự ti về ngoại hình của chính mình. Họ tin vào những lời chê bai của người khác, mong muốn thay đổi để có thể làm hài lòng đối phương. Mức độ nghiêm trọng cao nhất là trầm cảm hoặc làm ra các hành động gây hại đến cơ thể như ép cân, phẫu thuật thẩm mỹ thiếu uy tín và cuối cùng là tự tử. 

Một số trường hợp đáng tiếc là nạn nhân của body shaming vì mong muốn trở nên xinh đẹp mà lựa chọn phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ không an toàn. Họ tin vào các quảng cáo với “sản phẩm thần kỳ” như kem trộn, thuốc giảm cân,… Không chỉ không hiệu quả mà còn gây ra tác dụng ngược gây hại cho cơ thể.

5. Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ body shaming?

Nếu không may bạn đang là nạn nhân của body shaming thì đừng suy nghĩ quá nhiều. Có thể tham khảo các cách sau và áp dụng vào chính mình:

  • Nhận thức rõ “Không ai là hoàn hảo”: Cho dù là hoa hậu, hotgirl/hotboy hay bất kỳ người thành công nào cũng tồn tại khuyết điểm. Đừng vì vẻ ngoài của người khác mà bỏ qua nét đẹp riêng của chính mình. Có thể những người miệt thị bạn cũng đang tự ti về một điểm nào đó của bản thân họ. Vì vậy, đừng quá để tâm những lời nói không mang tính góp ý, hãy tự tin và vui vẻ với chính mình!
  • Chăm sóc bản thân: Luôn không ngừng khiến bản thân tốt hơn từ trong ra ngoài là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn câu từ chê bai của người khác. Bên cạnh việc trau dồi kiến thức thì hãy bắt đầu bằng cách thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp, rèn luyện thể dục và tích cực tham gia hoạt động ngoài trời.
  • Thể hiển cảm xúc của bản thân: Body shaming là việc làm xấu nên hãy thẳng thắn bộc lộ thái độ của mình đối với người nói. Mục đích là đối phương biết giới hạn và dừng lại. Không ai có quyền chê bai và miệt thị ngoại hình của người khác.
bạn nên cố gắng vượt qua body shaming
Cách thức vượt qua nỗi sợ bị body shaming là gì

>> Xem thêm: 

Hy vọng qua bài viết trên đây thì bạn đã có được câu trả lời cho “Body shaming là gì?”. Body shaming – một hành động mang tính tiêu cực cần loại trừ khỏi xã hội. Dù bạn là ai, dù bạn như thế nào thì cũng hãy tự tin với chính mình và đừng để tâm đến lời nói của người khác!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.