Big4 là một thuật ngữ tương đối phổ biến và được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là những ai mong muốn được làm việc trong những công ty, tập đoàn lớn. Vậy Big4 là gì? Big4 có thực sự lý tưởng như mọi người vẫn truyền tai nhau hay không?
Mời bạn cùng Vua Nệm giải đáp thắc mắc này và tìm hiểu lý do tại sao các công ty trong Big4 lại được giới trẻ hiện nay yêu thích đến vậy. Tất cả sẽ được đề cập chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
1. Big4 là gì?
“Big4 là gì?” là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, thuật ngữ này vốn được dùng để nói về Top 4 công ty lớn nhất toàn cầu cả về danh tiếng, quy mô lẫn doanh thu trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Hiện nay, khi nhắc tới khái niệm Big4, hầu hết mọi người sẽ liên tưởng ngay đến 4 công ty lớn mạnh nhất trong ngành kiểm toán bao gồm: Ernst and Young (E&Y), PricewaterhouseCoopers (PWC), Deloitte và KPMG.
Ngoài lĩnh vực kiểm toán, thuật ngữ Big4 còn được ứng dụng vào vô số lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Ví dụ như: kinh tế, ngân hàng, dịch vụ,… Nói cách khác, những công ty vinh dự góp mặt trong Big4 cùng chính là 4 ‘ông lớn’ có sức ảnh hưởng mạnh nhất thế giới trong lĩnh vực của mình.
2. Big4 gồm những công ty nào?
Như đã nói ở trên, Big4 trong ngành kiểm toán hiện tại gồm có: Ernst and Young (E&Y), PricewaterhouseCoopers (PWC), Deloitte và KPMG. Đây đều là những công ty có lịch sử hoạt động hơn 100 năm và góp công lớn vào quá trình phát triển mạnh mẽ của toàn ngành như hiện tại.
2.1 Ernst and Young (E&Y)
Ernst and Young (viết tắt E&Y) là một công ty kiểm toán chuyên nghiệp do Arthur Young và A.C Ernst vào năm 1903. Về sau, công ty tiếp tục sáp nhập thêm hai công ty nữa gồm Arthur Young & Co. và Ernst & Whinney năm 1989.
Hiện nay, E&Y đang hoạt động như một công ty đa quốc gia chuyên cung cấp các gói dịch vụ thuế, tài chính, khách hàng, kiểm toán, kiểm soát rủi ro trong công nghệ thông tin,… Cho đến năm 2015, khối tài sản mà công ty đang sở hữu là khoảng gần 29 tỷ USD. Phạm vi hoạt động của E&Y đang trải rộng khắp hơn 150 quốc gia, do hơn 212.000 nhân viên có chuyên môn tiến hành.
Để trở thành nhân viên của E&Y, các ứng viên sẽ phải vượt qua các bài đánh giá năng lực liên quan đến kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên ngành, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng làm việc nhóm,…
2.2 PricewaterhouseCoopers (PWC)
Pricewaterhousecoopers (viết tắt là PWC) là công ty kiểm toán do William Cooper thành lập năm 1854 trước khi đổi tên thành Price, Waterhouse và Coopers vào năm 1998. Đến tháng 9/2020, để thu hút thêm nhân lực và vốn đầu tư, công ty đã quyết định tái định vị thương hiệu và hiện chỉ sử dụng tên gọi rút gọn duy nhất là PWC.
Sau hơn 2 thế kỷ hoạt động, PWC đã vinh dự lọt vào Big4 và giữ vững vị trí này trong suốt 7 năm liền. Bên cạnh đó, PWC còn được Vault Accounting 50 lựa chọn là một trong những công ty uy tín và có môi trường làm việc lý tưởng nhất khu vực Bắc Mỹ trong 3 năm liên tục.
Tính đến năm 2016, PWC đã sở hữu hơn 150 công ty đặt trụ sở rải rác trên toàn thế giới. Cùng với đó là hơn 223.000 nhân viên có quốc tịch từ châu Á, Tây Âu và Bắc Mỹ. Doanh thu năm 2017 của công ty là hơn 37 tỷ USD nhờ dịch vụ thuế, tư vấn tài chính cũng như Assurance.
Quy trình tuyển chọn nhân sự của PWC bao gồm các vòng đánh giá nhóm riêng biệt và đánh giá chuyên môn khi phỏng vấn cá nhân. Công ty này yêu cầu các ứng viên có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, cộng thêm tư duy làm việc nhóm nhạy bén, thông minh.
2.3. Deloitte
Deloitte Touche Tohmatsu Limited (gọi tắt là Deloitte) là công ty kiểm toán do William Welch Deloitte thành lập tại Anh vào năm 1845. Tính đến thời điểm hiện tại, Deloitte đang điều hành một mạng lưới dịch vụ gồm kiểm toán và kế toán chuyên nghiệp đa quốc gia lớn nhất thế giới.
Về quy mô, Deloitte hiện đang là nơi làm việc của gần 264000 chuyên gia trong lĩnh vực thuế, luật và kế toán trên toàn cầu. Trong tâm chính của công ty là cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính tối ưu nhất cho mọi doanh nghiệp. Doanh thu của Deloitte vào năm 2017 lên đến 38.8 tỷ USD, một con số mà mọi công ty đối thủ đều mong muốn.
Tính đến năm 2016, Deloitte đã được công nhận là tổ chức tư nhân có quy mô hoạt động lớn thứ 6 tại Mỹ. Chưa kể, ông lớn này còn nhiều năm liền xếp thứ hạng cao trong Garner nhờ tổng doanh thủ luôn duy trì ở mức ‘khủng’.
Khác với nhiều công ty đa quốc gia khác, Deloitte thường quan tâm đến kiến thức chuyên môn của ứng viên hơn là trình độ ngoại ngữ của họ. Các bài thi đánh giá năng lực của công ty này được đánh giá là thuộc loại ‘khó nhằn’ nhất trong Big4. Sau khi đỗ kỳ đánh giá, các ứng viên sẽ tiếp tục thực hiện các buổi phỏng vấn theo dạng nhóm và cá nhân. Nếu không tự tin về khả năng diễn đạt bằng tiếng Anh, bạn có thể lựa chọn trả lời trực tiếp bằng tiếng Việt.
2.4 KPMG
Klynveld Peat Marwick Goerdeler (KPMG) được thành lập vào năm 1987, trong sự kiện hợp nhất đầu tiên của ngành kế toán tổng hợp do hai công ty Peat Marwick và KMG tiến hành. Công ty tập trung hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, đồng thời cung cấp các gói dịch vụ liên quan đến tư vấn, thuế,… cho các doanh nghiệp tại 155 quốc gia khác nhau.
Để vận hành được toàn bộ hệ thống, KPMG hiện đang sở hữu hơn 200.000 nhân viên.
KPMG hoạt động trên phạm vi toàn thế giới với hơn 200 nghìn nhân viên đang làm việc tại 155 quốc gia. Riêng tại thị trường Việt Nam, công ty bắt đầu hoạt động từ năm 1994 đến nay. Trong đó, 3 trụ sở chính lần lượt đặt ở TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội.
Liên quan đến quá trình tuyển dụng, KPMG luôn chủ động nâng cao độ khó cũng như thay đổi cấu trúc của các bài thi. Điều này đòi hỏi các ứng viên phải liên tục cập nhật và nâng cao trình độ về cả kiến thức tổng hợp, chuyên môn lẫn khả năng ngoại ngữ.
3. Lý do các công ty Big4 được giới trẻ đặc biệt yêu thích
Có rất nhiều lý do khiến cho các công ty Big4 được giới trẻ toàn cầu đặc biệt yêu thích. Điển hình nhất là:
- Nhiều cơ hội để học hỏi, phát triển và nâng cao năng lực làm việc
- Môi trường làm việc lành mạnh, lý tưởng và chú trọng để cao sự phát triển năng lực của mỗi cá nhân
- Tư duy làm việc khoa học, khách quan và hướng đến phát triển toàn diện
- Đề cao tinh thần trách nhiệm, đề cao chất lượng và trải nghiệm dịch vụ của khách hàng
- Cơ hội thăng tiến và phát triển trong lĩnh vực chuyên ngành
Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm về đề tài Big4 là gì. Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu được lý do tại sao các công ty trong Top 4 này lại chứng kiến sự cạnh tranh đầu vào khốc liệt như vậy. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!