Gạo sạch và đảm bảo an toàn là điều kiện tiên quyết để có được bữa cơm ngon trọn vẹn. Tuy nhiên, nếu không được bảo quản khéo léo sẽ tạo môi trường để vi khuẩn, mối mọt sinh sôi và làm giảm chất lượng gạo của bạn. Hôm nay, Vua Nệm sẽ giúp bạn “bỏ túi” 8 cách bảo quản gạo hay để không lo mối mọt.
Nội Dung Chính
- 1. Tại sao cần phải bảo quản gạo?
- 2. 8 cách bảo quản gạo sạch không lo mối mọt
- 2.1. Cách bảo quản bằng cách để chúng ở nơi khô thoáng
- 2.2. Cách bảo quản gạo trong tủ lạnh
- 2.3. Cách bảo quản gạo trong thùng đựng chuyên dụng
- 2.4. Cách bảo quản gạo trong thùng, túi kín
- 2.5. Cách bảo quản gạo bằng tỏi
- 2.6. Cách bảo quản gạo bằng lá sầu đâu và ớt
- 2.7. Cách bảo quản gạo bằng muối
- 2.8. Cách bảo quản gạo bằng rượu trắng
- 3. Cách xử lý khi gạo bị mối mọt
- 4. Khoảng thời gian bảo quản gạo tốt nhất
1. Tại sao cần phải bảo quản gạo?
Gạo là một trong những loại lương thực thiết yếu và rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng luôn có mặt trong những bữa ăn hàng ngày, cung cấp nguồn dinh dưỡng lớn cho sức khỏe của mỗi người.
Tuy nhiên, gạo lại rất dễ bị xâm phạm bởi mối mọt – loài côn trùng chuyên gây hại cho các loại ngũ cốc, và sự có mặt của những tác nhân gây hại này sẽ làm cho:
- Mất đi một lượng lớn hàm lượng dinh dưỡng có trong gạo
- Hương vị không còn được đảm bảo
- Nhiều trường hợp, khi ăn phải gạo chứa nhiều mối mọt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ
Như vậy, việc bảo quản gạo không chỉ giúp chúng ta có những bát cơm thơm ngon trọn vị mà còn bảo vệ sức khoẻ của từng thành viên trong gia đình.
2. 8 cách bảo quản gạo sạch không lo mối mọt
Nhiều người vẫn thường cho rằng gạo để lâu sẽ sinh ra nhiều mối mọt nhưng thực tế không phải vậy. Mối mọt đã có ngay cả trước khi chúng ta mua về. Sau một thời gian đủ dài, sâu mọt nở ra, chui ra ngoài và ăn các hạt gạo. Khi đó chúng ta mới có thể nhìn thấy hình hài của chúng.
Để khiến cho sâu mọt không có cơ hội phát triển và phá hoại túi gạo thơm ngon của bạn, có rất nhiều cách được đưa ra và dưới đây là 10 mẹo hay nhất, đơn giản, dễ làm nhất mà bạn có thể áp dụng ngay lập tức.
2.1. Cách bảo quản bằng cách để chúng ở nơi khô thoáng
Môi trường ẩm thấp là điều kiện lý tưởng để mối mọt, vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Do đó, cách bảo quản gạo tốt nhất khi mới mua về là hãy dọn dẹp sạch sẽ khu vực để gạo. Tốt nhất là để ở những nơi khô thoáng, không đặt trực tiếp xuống nền đất và đặc biệt là không để gạo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Khi vi khuẩn không có điều kiện phát triển, chúng sẽ không thể nhanh chóng làm hại đến gạo của bạn. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng với một số lượng gạo nhỏ. Vì vậy, bạn cần lưu ý khi mua chỉ nên mua với số lượng vừa đủ để phục vụ gia đình ăn trong thời gian ngắn.
2.2. Cách bảo quản gạo trong tủ lạnh
Việc bảo quản gạo trong tủ lạnh trước khi để gạo vào thùng có công dụng hút bớt độ ẩm đồng thời ngăn chặn mối mọt có cơ hội sinh sôi, phát triển. Vì vậy, khi mua gạo về, bạn có thể bỏ gạo vào thùng kín và để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 – 5 ngày trước khi mang ra dùng.
2.3. Cách bảo quản gạo trong thùng đựng chuyên dụng
Phương pháp này giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức. Thùng gạo chuyên dụng được thiết kế nhằm đảm bảo 100% không có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, khi đựng gạo trong thùng này bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Thêm vào đó, với những thùng đựng gạo thông minh hiện nay, bạn có thể dễ dàng cân đo đong đếm được lượng gạo chính xác cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên mua thùng to quá cũng không nên mua thùng nhỏ quá để tránh gây bất tiện trong quá trình sử dụng. Hãy dựa vào số lượng thành viên trong nhà để cân nhắc kích cỡ phù hợp.
Sơ với những phương pháp khác, nhược điểm của phương pháp này là bạn phải đầu tư một khoản tiền khá tốn kém. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ gạo sẽ cao hơn.
2.4. Cách bảo quản gạo trong thùng, túi kín
Khi mua gạo về bạn hãy để trong thùng có nắp đậy kín hoặc đựng trong túi nilon. Tuy nhiên, nếu đựng bằng túi bạn cần kiểm tra thường xuyên để chắc chắn túi không bị rách. Đồng thời, đặt gạo cách mặt đất khoảng 20cm để giảm thiểu tối đa nguy cơ gạo bị ẩm mốc hay vi khuẩn xâm nhập.
2.5. Cách bảo quản gạo bằng tỏi
Với cách này, bạn chỉ cần cho một vài tép tỏi đã bóc vỏ vào trong thùng gạo rồi đậy kín nắp và bảo quản như bình thường. Trong thành phần của tỏi có chứa chất diệt khuẩn mạnh, nhờ đó có thể xua đuổi được côn trùng và tiêu diệt vi khuẩn rất tốt.
2.6. Cách bảo quản gạo bằng lá sầu đâu và ớt
Tương tự với cách làm trên, ở cách này, bạn hãy lấy một nắm lá sầu đâu hoặc một vài trái ớt và bỏ vào thùng gạo. Đậy nắp kín và bảo quản gạo như bình thường.
Giống như tỏi, trong thành phần của lá sầu đâu và ớt đều có đặc tính diệt khuẩn. Điều này giúp ngăn vi khuẩn và mối mọt phát triển, giúp gạo luôn giữ được hương thơm ngon và không lo bị hỏng.
2.7. Cách bảo quản gạo bằng muối
Để áp dụng thành công phương pháp này, bạn hãy rắc một ít muối vào đáy thùng sau đó mới đổ gạo vào, đậy nắp và bảo quản như bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng một lượng muối vừa đủ nếu không sẽ dễ khiến gạo bị ướt và có vị mặn.
2.8. Cách bảo quản gạo bằng rượu trắng
Bạn chắt khoảng 50ml rượu vào một cái ly sao cho mực rượu cách miệng ly khoảng 1.5 – 2cm. Sau đó vùi vào trong thùng gạo và đảm bảo miệng ly cao hơn mặt gạo để rượu không trào ra ngoài làm ướt gạo. Đặc tính diệt khuẩn của rượu trắng sẽ giúp bạn xua đuổi mối mọt và các loại vi khuẩn.
3. Cách xử lý khi gạo bị mối mọt
Khi phát hiện gạo bị mối mọt, bạn không nên mang gạo đi phơi nắng vì mối mọt rất sợ ánh sáng và chúng sẽ tìm cách để lẩn trốn chứ không chết. Đồng thời việc phơi nắng cũng dễ khiến gạo bị khô và vụn hơn, ăn sẽ mất ngon.
Thay vào đó, bạn hãy sàng gạo nhẹ nhàng để những con mọt rơi xuống, sau đó đem gạo phơi ở nơi râm mát để số mọt còn lại tự giác rời đi. Sau khi kiểm tra và thấy số mọt đã hoàn toàn biến mất hãy cho gạo vào thùng đã được rửa sạch, phơi khô. Đồng thời áp dụng một trong những cách trên để chắc chắn mọt không quay trở lại.
Tuy nhiên, trong trường hợp có quá nhiều mọt trong thùng gạo đồng nghĩa với việc một lượng lớn gạo đã bị chúng ăn và phá huỷ. Vì vậy mà chất lượng sẽ không còn được như ban đầu. Lúc này, bạn không nên tiếp tục sử dụng số gạo đó nữa.
4. Khoảng thời gian bảo quản gạo tốt nhất
Khi mua gạo, bạn nên mua với số lượng vừa đủ, tốt nhất là chỉ nên dùng tối đa trong vòng 2 tháng. Tuyệt đối không tích trữ quá lâu. Việc để gạo quá lâu trong thùng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng gạo dần mai một và không còn thơm ngon nữa.
Về thời gian bảo quản lý tưởng nhất, gạo sẽ được bảo quản tốt trong vòng 1 tháng với tiết trời mùa thu còn vào mùa hè, khoảng thời gian bảo quản gạo tốt nhất là 1 tháng.
XEM THÊM:
- Cách bảo quản bí đỏ tươi ngon và dùng được lâu
- Cách bảo quản thịt heo lâu hỏng và giữ được chất dinh dưỡng
- Cách bảo quản dưa leo giúp dưa tươi ngon, lâu hỏng
Trên đây là 8 cách bảo quản gạo được lâu, tránh bị mối mọt giúp bạn luôn có những bữa cơm gia đình ấm cúng, thơm ngon nhất. Hãy lựa chọn cách bảo quản phù hợp và áp dụng cho thùng gạo trong căn bếp của mình ngay nhé!