Vào ngày 15 âm lịch của hàng tháng, mỗi gia đình đều thực hiện việc cúng kính và thắp nhang cho ông bà tổ tiên. Bạn có thắc mắc tại sao không lấy những ngày khác mà phải là ngày 15 không? Theo quy luật của giới cõi âm, tất cả những vong linh sẽ được hồi gia để thăm thân nhân trên trần thế.
Theo đó, tục lệ thắp hương và cúng viếng vào ngày 15 âm lịch ra đời như một phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam để tạ ơn và chào đón các vong linh. Vậy bạn đã biết bài cúng rằm gia tiên, thần linh chuẩn nhất chưa? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Ý nghĩa của ngày rằm
Nhiều quan điểm cho rằng, ngày rằm chính là ngày các vị thần, ông bà tổ tiên ghé thăm và phù hộ cho con cháu. Mọi gia đình đều chuẩn bị đồ cúng và sắm lễ để thắp hương, vái khấn tổ tiên. Không chỉ vậy, ngày rằm còn chứa đựng những ý nghĩa đặc biệt và linh thiêng mà nhiều người chưa biết đến. Hãy cùng chúng tôi giải mã về thế lực tâm linh bí ẩn này ngay sau đây nhé!
1.1. Ý nghĩa ngày rằm dưới góc nhìn khoa học
Vào ngày rằm (15 hàng tháng) còn được gọi là ngày Vọng, trái đất và mặt trăng gần như sẽ cùng nằm trên một đường thẳng. Theo thuyết năng lượng học được nghiên cứu, vào ngày này có một xung năng lượng đặc biệt được tạo ra gây tác động xấu đến con người như bệnh tật, tai nạn… Nhiều người thường xuyên gặp những chuyện không xui xẻo và không may.
Chính vì thế, người xưa rất sợ hãi và thận trọng trong những ngày này. Từ đó, phong tục cúng bái ngày rằm để xua đuổi vận đen, cầu may may mắn được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
1.2. Ý nghĩa ngày rằm dưới góc độ tâm linh
Theo quan niệm dân gian, ngày rằm chính là ngày là ngày “nghỉ” của các ông bà tổ tiên, các vong linh và vị thần được đến thăm gia đình thân nhân trên trần gian. Vì vậy, người cõi trần sẽ thắp hương để bày tỏ sự kính trọng và mời ông bà tổ tiên, vong linh và các vị thần về chầu ẩm thực.
Với mong ước cầu mong cho những linh vong được siêu thoát, yên ổn và phù hộ độ trì cho con cháu trên trần gian được bình an, may mắn và luôn thuận lợi trong cuộc sống.
2. Thực hiện bài cúng rằm gia tiên cần chuẩn bị những gì?
Việc chuẩn bị cho nghi lễ và bài cúng rằm gia tiên hàng tháng không cần phải quá cầu kỳ và chuẩn bị quá nhiều lễ vật. Một mâm cỗ với đầy đủ những lễ vật cơ bản và cần thiết cũng đã thể hiện lòng thành của gia chủ đối với đấng tổ tiên.
Tùy theo điều kiện kinh tế và văn hóa của mỗi vùng sẽ có những cách bày mâm cúng khác nhau. Nhìn chung, những lễ vật cần sắm cho nghi lễ cúng rằm bao gồm:
- Một dĩa trái cây ngũ quả
- Một hũ rượu
- Một bình hoa tươi
- Một ly nước
- Một dĩa trầu, cau
- Giấy tiền vàng mã
- Đèn cầy, gạo trắng và muối, chè, bánh kẹo
- Một bát cháo trắng
- Bên cạnh đó, có thể chuẩn bị một con gà luộc và xôi
3. Bài cúng rằm gia tiên được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Một trong những thứ không thể thiếu trong nghi lễ cúng rằm chính là bài cúng rằm gia tiên. Hãy tham khảo bài cúng rằm gia tiên phổ biến được sử dụng nhiều nhất dưới đây nhé!
3.1. Bài cúng rằm Thổ Công và các vị thần
Trước khi cúng gia tiên, phải thực hiện cúng Thổ Công và các vị thần trước. Nguyên văn bài cúng như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Thần Quân. Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long mạch. Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần. Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần. Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là… ngụ tại…
Hôm nay là ngày rằm tháng… năm… Tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long mạch Tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, xót thương tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông, người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)”
3.2. Bài cúng rằm gia tiên
Bài cúng rằm gia tiên nguyên văn như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
Tín chủ (chúng) con là… ngụ tại…
Hôm nay là ngày rằm tháng… năm… Tín chủ con nhờ ơn đức Trời Đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).”
4. Những lưu ý trước khi thực hiện bài cúng rằm gia tiên
Việc cúng kiếng là một việc rất linh thiêng, đây là việc tượng trưng cho sự kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh huyền bí. Đây được xem là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Vì vậy, khi thực hiện hương khói nên chuẩn bị một cách kỹ càng và nghiêm túc để thể hiện lòng tôn kính đối với đấng trên. Trước khi diễn ra nghi lễ và bài cúng rằm gia tiên, cần lưu ý những việc sau đây:
- Lau dọn bàn thờ: Giữ cho bàn thờ được gọn gàng, lau chùi các vật dụng và bài vị tổ tiên, thể hiện lòng tôn trọng đối với ông bà và thần linh. Không được xê dịch lư hương trong quá trình dọn dẹp, tránh kinh động tới thần linh, gây mất lộc đối với gia chủ.
- Trong trường hợp tro quá đầy, gia chủ nên khấn để xin thần linh, tổ tiên để dọn dẹp lư hương. Dùng thìa xúc tro ra bên ngoài và rửa bát hương sạch sẽ, khô ráo rồi mới đem để lại vị trí cũ.
- Trang phục gọn gàng: Nơi thờ cúng là nơi tôn nghiêm, vì thế nên mặc những một bộ đồ nghiêm túc và sạch sẽ để không bị quở trách.
- Nên lựa chọn hoa và trái cây tươi để dâng bàn thờ. Những loại hoa được sử dụng để dâng bàn thờ là hoa vạn thọ, hoa huệ trắng, hoa cúc.
5. Những điều nên làm và kiêng kị vào ngày rằm
Để có một tháng đầy hanh thông và thuận lợi, bên cạnh những việc làm đem lại may mắn thì những điều kiêng kỵ là điều bạn cần được quan tâm và lưu ý. Bởi nhân gian ta có câu “ Có thờ, có thiêng. Có kiêng, có lành”. Hãy cùng tìm hiểu những việc nên và không nên làm vào ngày rằm ngay dưới đây nhé!
5.1. Nên làm gì vào ngày rằm để đem lại may mắn
- Đi chùa thắp hương cầu may: Không chỉ sắm lễ để thắp hương bái viếng ở nhà, chùa chiền cũng là nơi bạn nên đến để thắp nhang và cầu phước cho mọi việc được bình an. Ở một số nơi, đi chùa vào những ngày rằm hoặc ngày lễ được xem là một nét đẹp văn hóa và xuất phát từ lòng tôn kính đến với Phật giáo.
- Ăn những món được xem là may mắn: Vào những ngày rằm, việc lựa chọn những món có màu đỏ sẽ đem những phước lành và vận may, giảm vận xui cho cả tháng. Vì vậy, bạn có thể chạm đũa với một số món như dưa hấu, xôi gấc, lựu, cá hồng…Ăn chay cũng được xem là một điều nên làm vào ngày rằm bởi sự thanh tịnh, nuôi dưỡng lòng từ bi của mỗi người.
- Phóng sinh: Phóng sinh vào ngày rằm với ý nghĩa đem lại sự tự do cho các con vật như chim ri, cá chép… Nên chọn những nơi vắng vẻ, đảm bảo không có người săn bắt để đem lại sự sống cho các con vật khi phóng sinh.
5.2. Những điều kiêng kị vào ngày rằm
- Kiêng cho vay, mượn tiền của: Vào ngày rằm, việc cho vay, mượn tiền dẫn đến hao hụt lộc lá của gia chủ và việc xuất của sẽ khiến cho cả tháng sẽ bị “dông”.
- Kiêng văng tục, chửi bậy, nhắc tới đừng điều xui xẻo: Người xưa có câu “Phúc họa tại miệng” để tránh những thị phi từ những lời nói văng tục đem lại vào những ngày rằm. Hãy tịnh tâm và ăn nói từ tốn, nhẹ nhàng để cả tháng được ban phước lành và may mắn.
- Kiêng đi thăm sinh đẻ: Việc đi thăm sinh nở không khéo sẽ đem lại vận xui và khiến cho việc làm ăn, học hành bị thất bát.
- Kiêng vỡ chén, bát: Đổ bể, vỡ chén bát được xem là một điềm báo cho sự chia ly và rạn nứt trong chuyện gia đình. Vì vậy, hãy cẩn thận trong việc sử dụng chén, bát vào ngày này để gia đình được êm ấm và hạnh phúc.
- Không sát sinh: Việc sát sinh vào ngày rằm không những đem lại sự chết chóc, đen đủi mà còn làm suy giảm tài vận của gia chủ. Đặc biệt đối với những ai theo Phật Giáo, sát sinh vào ngày rằm một điều đại kỵ.
- Không soi gương, chải tóc lúc nửa đêm: Vào ban đêm, âm khí mạnh mẽ, những cô hồn thường hay lang thang để tìm nơi nương náu. Khi chải tóc lúc nửa đêm, tóc rụng và vương ra, tạo điều kiện thuận lợi cho cô hồn quậy phá và xâm nhập vào cơ thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
XEM THÊM:
- Hướng dẫn chuẩn bị bài cúng về nhà mới
- Cúng mùng 3 là cúng gì? Chi tiết bài cúng mùng 3
- Bài cúng mùng 1 gia tiên chuẩn nhất
Với những gì Vua Nệm chia sẻ, hi vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về việc cúng bái vào ngày rằm và có một bài cúng rằm chuẩn nhất để nghi lễ trở nên suôn sẻ hơn, đem lại may mắn và tài lộc cho gia đình.