Tam sên là gì? Ý nghĩa của tam sên trong thờ cúng tâm linh

CẬP NHẬT 10/09/2022 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Khi chuẩn bị lễ thờ cúng chắc hẳn bạn đã từng nghe tới bộ tam sên. Thế nhưng, liệu bạn có thực sự hiểu tam sên là gì và có ý nghĩa như thế nào không? Liệu có phải rằng lễ thờ cúng nào cũng cần có bộ tam sên? Những vấn đề này chúng tôi sẽ giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!

bộ tam sên là gì
Tìm hiểu tam sên là gì, ý nghĩa ra sao và tại sao cần trong các mâm cúng

1. Bộ tam sên là gì?

Trước hết bạn cần hiểu rõ tam sên là gì thì mới có thể chuẩn bị được một lễ cúng đầy đủ và đúng lễ nghi, phong tục. 

Theo như các chuyên gia văn hóa giải thích thì tam sên hay tam sanh là cách gọi để chỉ bộ lễ vật cúng quan trọng, cần thiết cho rất nhiều lễ cúng truyền thống của dân tộc Việt. 3 lễ vật là 3 loài vật lần lượt tượng trưng cho các yếu tố Thổ – Thủy – Thiên. Hầu hết các mâm cúng Thần Linh đều cần phải có bộ tam sên, nhất là cúng Thần Tài ở miền Nam. 

Còn trong kinh Lăng Nghiêm thì bộ tam sên còn mang một ý nghĩa khác. Theo kinh Lăng Nghiêm có đề cập, Đức Phật chia chúng sanh thành 4 loài, đó là:

  • Thai sanh: Tức là loài được sinh ra từ thai, ví dụ con người
  • Thấp sanh: Những loài được sinh ra từ đất ẩm ướt, ví dụ côn trùng
  • Noãn sanh: Những loài được sinh ra từ trứng, ví dụ động vật bò sát 
  • Hóa sanh: Các loài được sinh ra từ hình chất mới sau khi loại bỏ bản chất cũ, ví dụ như đom đóm, sâu bướm,… 

Như vậy, nếu hiểu tam sên theo sự phân chia loài của Đức Phật thì chính là biểu tượng cho 3 loài, gồm: Thai sanh, Noãn sanh và Thấp Sanh. 

2. Ý nghĩa của bộ tam sên là gì?

Sở dĩ bộ tam sên thường xuất hiện, thậm chí là không thể thiếu trong nhiều mâm cúng lễ là bởi nó mang nhiều ý nghĩa:

  • Bộ tam sên mang những ý nghĩa văn hóa tốt đẹp của dân gian Việt Nam từ ngàn đời xưa
  • Là biểu tượng tượng trưng cho 3 yếu tố thiên nhiên gồm Thổ – Thủy – Thiên
  • Giúp gia chủ cầu mong mọi sự may mắn, thuận lợi, bình an và tài lộc cho gia đình
  • Thể hiện và gửi gắm sự thành tâm của gia chủ đến với các đấng Thần Linh
  • Giúp gia chủ cảm thấy thoải mái tinh thần trước khi bắt đầu làm việc gì đó

3. Bộ tam sên gồm có những gì?

Vậy bộ tam sên gồm có những gì? Một bộ tam sên theo đúng như phong tục Việt thì sẽ gồm có:

  • 1 miếng thịt ba chỉ luộc (tượng trưng cho Thổ)
  • 1 hoặc 3 quả trứng gà hoặc trứng vịt luộc (tượng trưng cho Thiên)
  • 3 con tôm luộc hoặc 1 con cua luộc (tượng trưng cho Thủy)
cúng tam sên là gì
Bộ tam sên trong các mâm cúng Việt

4. Lễ cúng nào sử dụng bộ tam sên?

Sau khi tìm hiểu tam sên là gì và có ý nghĩa như thế nào chắc hẳn bạn đã hiểu được tầm quan trọng của các lễ vật này rồi. Tuy nhiên, không phải lễ cúng nào cũng đều cần chuẩn bị tam sên. Thông thường, người ta chỉ chuẩn bị tam sên khi tổ chức các lễ thờ cúng sau:

  • Cúng khai trương công ty, cửa hàng, hàng quán, shop thời trang,… 
  • Cúng vía Thần Tài, Thổ Địa
  • Cúng động thổ, nhập trạch, tạ đất đai,… 
  • Cúng tam tai, cúng giải hạn 
  • Cúng đầy tháng, cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái

5. Sau khi cúng tam sên có ăn được không?

Có nhiều người thắc mắc rằng sau khi cúng, tam sên có thể ăn được không? Câu hỏi này đã được nhiều chuyên gia phong thủy và văn hóa giải đáp. Họ cho rằng, sau khi đã hoàn tất lễ cúng thì gia đình có thể thụ lộc. Các lễ vật cúng như hoa quả, bánh kẹo và cả tam sên đều có thể sử dụng. Đây vừa là để thụ lộc Thần Linh lại vừa tránh lãng phí.

6. Hướng dẫn chuẩn bị tam sên và lễ vật cho một số lễ cúng quan trọng

6.1. Cúng Thần Tài, Thổ Địa

Để công việc buôn bán, kinh doanh được thuận lợi, gặp nhiều may mắn, phát tài phát lộc thì các doanh nghiệp, cửa hàng,… đều tổ chức lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa. Trong mâm lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa bắt buộc phải chuẩn bị tam sên. Ngoài ra, lễ cúng này còn cần có thêm nhiều lễ vật khác nữa. Cụ thể gồm:

  • 1 bình hoa cúc vạn thọ tươi
  • 1 mâm ngũ quả tươi 
  • 5 cây nhang
  • 5 chung rượu đế 
  • 2 cây đèn cầy 
  • 2 điếu thuốc lá
  • 2 miếng vàng bạc đại
  • 5 phần xôi chè cúng khai trương
  • Gạo, muối hột 
  • Bộ tam sên (1 miếng thịt 3 chỉ hay ba rọi; 3 con tôm hoặc 1 con cua; 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt)
cúng bộ tam sên là gì
Bộ tam sên dùng cúng Thần Tài, Thổ Địa

Mâm lễ cúng đầy đủ, chỉn chu sẽ cho thấy được sự thành tâm và biết ơn của gia chủ đối với Thần Tài và Thổ Địa. Qua lễ cúng, gia chủ có thể cầu mong các đấng Thần Linh phù hộ, che chở để có thể buôn may bán đắt, phát tài phát lộc.

6.2. Cúng khai trương

Trong mâm cúng lễ cúng khai trương cũng cần chuẩn bị tam sên cùng một số đồ lễ khác. Cụ thể gồm có:

  • Hương nhang 
  • Giấy cúng, vàng mã 
  • Đèn cầy/nến 
  • Trầu cau 
  • Hoa tươi 
  • Vàng bạc
  • Gạo, muối 
  • Gà luộc 
  • Hoa quả 
  • Xôi, chè, cháo 
  • Heo quay
  • Bánh kẹo, bánh bao
  • Rượu, trà, nước
  • Bộ tam sên (1 miếng thịt 3 chỉ hay ba rọi; 3 con tôm hoặc 1 con cua; 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt)

Lễ vật có thể không cần quá linh đình, hoành tráng nhưng phải đảm bảo chuẩn bị chỉn chu, thành tâm và tươm tất để thể hiện được lòng thành, cầu mong các đấng Thần Linh phù hộ giúp công việc kinh doanh có thể “thuận buồm xuôi gió”. 

6.3. Cúng động thổ xây nhà 

Nếu chuẩn bị động thổ, xây nhà thì bạn cần chuẩn bị một mâm lễ tươm tất để cúng xin phép Thổ Địa, Thần Linh. Mâm cúng sẽ gồm bộ tam sên cùng các lễ vật khác, gồm:

  • 1 con gà trống 
  • 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng
  • 1 chén gạo, 1 chén muối, 1 bát nước
  • 1 cốc rượu trắng
  • 3 ly trà 
  • 1 bao thuốc lá
  • 1 bộ tam sên (1 miếng thịt 3 chỉ hay ba rọi; 3 con tôm hoặc 1 con cua; 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt)
  • 1 mâm ngũ quả 
  • Hoa cúng động thổ (9 bông hoa hồng đỏ)
  • 1 bộ quần áo quan Thần Linh và mũ, hia (tất cả đều màu đỏ), 1 thanh kiếm trắng
  • 1 đinh vàng hoa
  • 5 lễ vàng tiền
  • 2 cây đèn cầy
  • 5 cái oản đỏ
  • 3 hũ muối, gạo, nước 
  • 5 lá trầu và 5 quả cau (hoặc 3 miếng trầu cau đã têm)
bộ tam sên cúng thần tài là gì
Chuẩn bị mâm cúng động thổ xây nhà

6.4. Cúng động thổ xây dựng công trình (cúng mở móng, sửa chữa, cất nóc,…)

Đối với các công trình xây dựng lớn, công trình công cộng, khi làm lễ động thổ sẽ cần chuẩn bị những lễ vật dưới đây: 

  • 1 mâm ngũ quả 
  • 1 lọ hoa tươi 
  • 2 cây đèn cầy
  • Nhang rồng phụng 
  • Gạo, muối
  • Trà, rượu, nước lọc 
  • Giấy cúng 
  • 1 bộ quần áo quan Thần Linh, mũ, hia (tất cả đều màu đỏ), 1 cây kiếm trắng
  • 5 lễ vàng tiền
  • 5 cái oản đỏ
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau 
  • Xôi, chè, cháo trắng
  • 1 bộ tam sên (1 miếng thịt 3 chỉ hay ba rọi; 3 con tôm hoặc 1 con cua; 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt)
  • Gà luộc 
  • Heo sữa quay 
  • Bánh bao 
  • Ly rót nước, rót rượu 
  • Chén, đĩa, muỗng 
  • Lư nhang

6.5. Cúng tam tai

Với lễ cúng tam tai thì bạn sẽ cần chuẩn bị các lễ vật quan trọng sau:

  • Bài vị có màu theo màu của từng sao và viết chính xác lên bài vị tên sao (cúng sao nào viết tên sao đó)
  • 1 gói gồm: Vài cái móng tay, móng chân và 1 nắm tóc rối của người bị hạn tam tai cộng thêm ít tiền lẻ
  • 1 bộ tam sên (1 miếng thịt 3 chỉ hay ba rọi; 3 con tôm hoặc 1 con cua; 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt)
  • 3 nén hương
  • 3 ly rượu nhỏ
  • 3 đèn cầy nhỏ
  • 3 điếu thuốc
  •  miếng trầu cau
  • 3 xấp giấy tiền vàng bạc
  • 1 đĩa quả tươi
  • 1 bình hoa
  • 1 đĩa gạo muối
  • 2 bộ đồ thế (nam hoặc nữ)
1 bộ tam sên là gì
Mâm lễ cúng tam tai đơn giản

XEM THÊM: Bát tụ bảo là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách sử bài trí?

Trên đây là giải đáp cho những ai đang băn khoăn bộ tam sên là gì và có ý nghĩa như thế nào. Hãy chuẩn bị lễ vật đầy đủ cho mâm cúng để thể hiện được lòng thành của bạn với Thần Linh, cầu xin Thần Linh phù hộ, che chở gặp nhiều may mắn, bình an và thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.