Độ bền cao, đem lại vẻ ngoài cá tính, phong cách cho người mặc là những gì người ta thường miêu tả khi nhắc đến vải denim. Và còn nhiều điều thú vị khác xoay quanh lịch sử phát triển của dòng vải này mà bạn có thể chưa biết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vua Nệm khám phá nguồn gốc vải denim là gì, ưu nhược điểm và ứng dụng của loại vải này nhé.
Nội Dung Chính
1. Tổng quan về chất liệu denim
1.1. Denim là gì?
Denim là một loại vải được làm từ 100% sợi bông cotton dệt thoi hay còn gọi là dệt chéo với cấu trúc mặt vải là các đường sọc chéo chạy song song. Với phương pháp này, người ta tiến hành đan các sợi ngang luồn trên một hoặc nhiều sợi dọc, sau đó, sợi bông lại tiếp tục được luồn dưới một hay nhiều sợi dọc để tạo ra mô hình đường chéo song song.
Vì mật độ sợi vải rất cao nên chất liệu vải này đem lại cảm giác rất thô cứng khi sờ vào. Vải denim nguyên bản có các sợi dọc được nhuộm bằng màu chàm trong khi các sợi ngang lại có màu trắng trơn. Đó là lý do tại sao chúng có màu xanh ở mặt ngoài và màu trắng ở mặt trong. Đây cũng là 2 cách nhận biết vải denim bạn có thể áp dụng.
1.2. Lịch sử ra đời của denim
Nhiều người vẫn thắc mắc denim nghĩa là gì? Giữa denim và jean có khác nhau không? Tại sao lại có sự phân biệt giữa 2 tên gọi này? Thật ra, từ này có nguồn gốc từ cụm từ “serge de Nimes” là loại vải được sản xuất và xuất hiện lần đầu tiên tại thành phố Nimes của Pháp.
Trong khi đó, jean chính là chiếc quần làm từ vải denim. Danh từ “jean” được đặt theo từ “Genes” – một cái tên được người Pháp dùng để đặt cho vùng đất Genova và những người đến từ nơi này vì đây là nơi đầu tiên sản xuất quần làm bằng vải cotton.
Tại Mỹ, denim jean được sử dụng từ cuối thế kỷ 18. Vào những năm 1800, dưới thời kỳ Cơn Sốt Vàng (Gold Rush), các công ty khai thác vàng ở Mỹ cần tìm những trang phục có chất liệu bền và khó rách để giúp công nhân của họ thuận tiện hơn trong quá trình đục đẽo đất đá, đào hang, tìm vàng,…
Nhận thấy khoảng trống của thị trường, doanh nhân Levi Strauss cùng thợ may Jacob Davis đã nghiên cứu và cung cấp cho các công ty này những chiếc quần làm từ vải này sẽ bền hơn và được gia cố bằng đinh tán tại những nơi quần có xu hướng dễ bị xé rách nhằm kéo dài tuổi thọ của quần. Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu của quần jean và thương hiệu huyền thoại Levi Strauss vẫn còn rất thành công cho đến ngày nay.
Denim lần đầu tiên được sử dụng để làm quần áo mặc cho công nhân vì độ bền cao. Sau đó, chúng trở nên phổ biến vào những năm 1930 khi Hollywood bắt đầu làm những bộ phim về cao bồi trong đó các nam diễn viên chủ yếu mặc quần jean. Khi Thế chiến 2 bùng nổ, việc sản xuất quần jean giảm xuống đáng kể nhưng nhìn chung nhu cầu vẫn luôn rất lớn.
2. Quy trình sản xuất vải denim
Quy trình sản xuất được chia thành 4 giai đoạn chính như sau:
Bước 1: Ở bước đầu tiên, người ta sẽ tiến hành thu hoạch bông vải bằng tay hoặc bằng máy. Bông thu hoạch sẽ trải qua bước tách sợi từ hạt rồi chuyển qua máy sấy và máy làm sạch để loại bỏ các chất bẩn của bông. Sản phẩm thô sẽ được chia tách thành nhiều miếng bông nhỏ và sẵn sàng cho bước tiếp theo
Bước 2: Bông được đưa vào máy kéo sợi để tạo thành những sợi cotton mềm mại.
Bước 3: Một phần sợi cotton sẽ được nhuộm bằng thuốc nhuộm chàm để chuyển thành màu xanh. Phần còn lại để nguyên không xử lý nên có màu trắng trơn.
Chất liệu denim thường được nhuộm bằng màu chàm và được sấy khô nhiều lần để có được màu sắc nét hơn và không bị phai màu nhanh chóng. Chất vải này ở dạng nguyên bản được nhuộm bằng thuốc nhuộm từ cây Indigofera Tinctoria. Ngày nay, denim chủ yếu được nhuộm bằng thuốc nhuộm màu chàm tổng hợp. Bên cạnh nhuộm chàm, chất liệu này còn có thể được nhuộm bằng lưu huỳnh được để tạo ra các màu khác.
Bước 4: Sợi cotton nhuộm và không nhuộm sẽ được dệt được theo phương pháp dệt chéo (dệt thoi) để tạo thành vải denim.
Sau khi dệt, vải denim sẽ được kiểm tra kỹ để loại bỏ các sợi thừa và tiến hành rewashing. Đây là bước giúp vải này mềm hơn bằng các chất tẩy rửa công nghiệp. Cuối cùng, chúng được cuộn lại và đóng gói vận chuyển.
3. Phân tích ưu nhược điểm vải denim
3.1. Ưu điểm
3.1.2. Tính thẩm mỹ cao
Mặc dù vải denim bạc màu và sờn rách dần theo thời gian nhưng có vẻ bề ngoài “bụi bặm” này lại trở thành một chi tiết thời trang đáng giá. Bắt đầu từ thập niên 60, trong giai đoạn điện ảnh Hollywood phát triển rực rỡ với các bộ phim nổi tiếng trứ danh như: “Rebel Without a Cause” (James Dean, 1955), Watch Lucky Luck (Terence Hill), áo khoác, quần jean denim dần được giới trẻ đón nhận và ưa chuộng.
Trong suốt giai đoạn này, chất vải này luôn xuất hiện trên những thước phim quảng cáo gợi cảm, thu hút, đại điện cho tinh thần phóng khoáng, cá tính của giới trẻ thời bấy giờ. Vô hình trung, khi nhắc đến denim, người ra thường dành cho chúng những danh từ rất “kêu” như bụi bặm, nổi loạn. Một số ngôi sao điện ảnh nổi tiếng như Brad Pitt, Britney Spear,… cũng là những người tích cực “lăng xê” loại vải này đến giới trẻ.
3.1.2. Độ bền cao
Denim được đánh giá là một trong những loại vải có độ bền cao nhất hiện nay. Nhờ phương pháp dệt thoi, các sợi vải cotton quấn chặt lấy nhau và hình thành một cấu trúc khó phá vỡ dưới sự tác động lớn của ngoại lực.
3.1.3. Giá thành đa dạng
Gía vải denim khá đa dạng, dù với điều kiện tài chính như thế nào, bạn cũng có thể mua vải denim hoặc lựa chọn cho bản thân một sản phẩm từ vải denim với giá thành phù hợp. Chẳng hạn như quần jean, chúng ta có thể tìm thấy những chiếc quần được bán với giá chỉ vài trăm ngàn cho đến vài triệu, vài chục triệu của các thương hiệu lớn như Levi, True Religion jeans, Calvin Klein jeans, Diesel jeans,…
3.2. Nhược điểm
Vải denim có nhược điểm lớn là khả năng co giãn rất tệ nên chúng không thể ứng dụng để may các trang phục phục vụ cho hoạt động thể chất như đồ thể thao. Bên cạnh đó, chất vải này khá dày và thô ráp, đây cũng không phải chất liệu phù hợp để sản xuất đồ lót và các sản phẩm trong nhà tắm như thảm chùi chân, khăn tắm, khăn mặt.
Khâu giặt giũ và phơi phóng các món đồ làm nên từ chất vải này cũng vất vả không kém vì vải dày, khá nặng khi đụng nước và lâu khô. Đối với vải denim, tốt nhất gia đình nên giặt máy.
4. Ứng dụng của vải denim
4.1. May mặc
Vải denim là chất liệu được yêu thích trong thời trang vì vẻ ngoài cá tính của nó. Chất liệu này được sử dụng để may áo khoác, quần jean, váy jean, giày sneaker, túi jean và một số phụ kiện như dây cột tóc, dây thắt lưng, …
4.2. Nội thất
Mặc dù không phổ biến như trong lĩnh vực may mặc nhưng denim cũng là chất liệu trang trí được yêu thích trong nội thất. Chất liệu này góp phần điểm xuyến sự mới lạ, cá tính cho căn phòng bằng một số vật dụng như ghế bọc sofa, chụp đèn,…
5. Phân loại
5.1. Denim có giãn
Denim không làm từ 100% cotton nguyên chất mà có thêm các chất liệu giúp tăng độ đàn hồi (thường là elastane) cho vải được gọi là denim co giãn.
5.2. Denim khô/thô
Denim thô là loại vải có màu xanh đậm. Khi nhuộm vải, người ta không tiến hành rewash để tăng độ sắc nét và độ bền màu cho vải nên chúng thường bị bạc màu nhanh chóng khi giặt. Trong khi nhiều người không thích loại vải này vì nhược điểm của vải là phai màu nhanh thì vẫn có nhiều người yêu thích denim khô/thô vì họ thích vẻ ngoài “sờn bạc” của vải sau một thời gian sử dụng.
5.3. Selvedge denim
Hay còn gọi là denim được may biên, đây là dòng vải có độ bền cao nhất. Thông thường, những phần biên của vải có một phần sọc trắng không bị dính màu nhuộm, và phần vải này được đặt dọc theo đường may của thân quần/áo.
Xem thêm: Vải Acrylic – Tìm hiểu ưu nhược điểm và ứng dụng trong đời sống
KẾT LUẬN
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu được rất nhiều thông tin bổ ích liên quan đến chất liệu vải denim cũng như phân biệt được tên gọi jean và denim. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức thú vị về chất vải này qua bài viết trên nhé!