Tự mãn là gì? Sự tự mãn gây ra những hệ lụy gì trong cuộc sống?

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Tự mãn là một từ ngữ quen thuộc và phổ biến trong ngôn ngữ Việt Nam. Tự mãn thường dùng để mô tả tính cách, thái độ hay trạng thái của một người về một sự việc hay một vấn đề cụ thể nào đó.

Vậy tự mãn là gì? Sự tự mãn tác động như thế nào đến cuộc sống? Cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!

sự tự mãn
Tự mãn là gì? Sự tự mãn gây ra những hệ lụy gì trong cuộc sống?

1. Tự mãn là gì?

Mặc dù là từ ngữ quen thuộc, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hoặc tường tận về nghĩa của từ tự mãn. Vậy tự mãn là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, tự mãn là sự hài lòng một cách thái quá về những gì bản thân đã làm, đã hoàn thành hay đã đạt được, và họ không muốn cố gắng thêm nữa.

Sự tự mãn có thể xuất hiện trong mọi lĩnh vực, sự vật, sự việc, và ở cả hai lĩnh vực bao gồm: vật chất và tinh thần. Người có tính tự mãn luôn nghĩ rằng bản thân mình hơn người. Họ đã đạt được những điều mà nhiều người vẫn đang cố gắng ngoài kia.

Ngày nay, từ tự mãn còn được sử dụng một cách lồng ghép trong nhiều ngữ cảnh hay cách diễn đạt khác nhau, chẳng hạn: Giới trẻ hay dùng từ ảo tưởng sức mạnh để mô tả những người có tính tự mãn, hay một số nhà khoa học đã sáng chế thuật ngữ mới “yêu thích sự vượt trội” để chỉ những người có tính cách tự mãn.

Vậy từ tự mãn trong tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, từ tự mãn có nhiều cách diễn đạt khác nhau, như: full of oneself, self-satisfied, hay complacent.

Tự mãn nghĩa là gì
Tự mãn là sự hài lòng một cách thái quá về những gì bản thân đã làm, đã hoàn thành

Trên thực tế, sự tự mãn có ranh giới rất mong manh so với sự tự tin. Sự tự tin nhằm diễn tả một nét tính cách tốt của con người. Người tự tin thường có phong thái sống và làm việc nhiệt huyết, mạnh mẽ và năng lượng hơn. Tuy nhiên, sự tự tin quá mức sẽ dẫn đến sự tự mãn.

Người có tính tự mãn thường hài lòng với bản thân, với hiện tại, và thiếu sự cố gắng. Từ đó, chính tính cách này sẽ khiến họ thụt lùi so với xã hội cũng như chính bản thân mình.

2. Nguyên nhân dẫn đến sự tự mãn

Thái độ tự mãn đa phần được hình thành, và xây dựng từ khi còn nhỏ, sau đó tiếp tục phát triển và kéo dài đến lúc trưởng thành. Sau một thời gian dài, người có tính cách này thường không nhận ra sự khác thường giữa bản thân mình và người khác và mặc nhiên nghĩ rằng sự tự mãn của bản thân là một điều bình thường.

Vậy sự tự mãn xuất hiện như thế nào từ một đứa trẻ?

  • Từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ luôn được gia đình, người lớn xung quanh đáp ứng mọi yêu cầu. Chúng không bao giờ phải nhận lời từ chối từ bất kỳ ai. Chính vì vậy, chúng luôn nghĩ rằng mình là trung tâm, là cái rốn của vũ trụ mà không ai được làm trái ý chúng.
  • Những đứa trẻ luôn được gia đình hoặc người thân tung hô, ca ngợi hết lời về những thành tích mà chúng đạt được. Điều này khiến chúng tự phụ, và ảo tưởng rằng mình luôn ở vị trí cao nhất mà không ai có thể với tới hay thay thế được.
  • Ở một số trường hợp, sự tự mãn còn đến từ việc ba mẹ, gia đình thiếu quan tâm con cái. Chúng không nhận được sự động viên, an ủi hay công nhận từ các bậc phụ huynh. Vì thế, khi đạt được một thành tích nào đó, những đứa trẻ này có xu hướng tự mãn vì có thể tự làm được mà không cần đến mọi người xung quanh.

Một số nguyên nhân hình thành tính tự mãn ở giai đoạn trưởng thành, chẳng hạn như: thành công quá nhanh khiến con người bị choáng ngợp, từ đó họ trở nên tự mãn về bản thân mình; tham gia vào những nhóm bạn có thói tự mãn và dần bị tiêm nhiễm thái độ sống này…

nguyên nhân dẫn đến thái độ tự mãn
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến thái độ tự mãn của một người

3. Biểu hiện của sự tự mãn

Tự mãn là từ ngữ mô tả tính cách tiêu cực của một con người. Vậy biểu hiện của sự tự mãn là gì? Cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!

3.1 Có thái độ thiếu tôn trọng, xem thường người khác

Người tự mãn thường có thái độ thiếu tôn trọng và coi thường mọi người xung quanh. Nguyên nhân là vì họ luôn cho rằng mình là người giỏi nhất và chẳng ai có năng lực hơn bản thân mình. Sự tự tin thái quá khiến họ luôn thể hiện quyền lực của bản thân, đề cao và nhìn nhận của bản thân, mà không quan tâm đến các đối tượng xung quanh. Sự tự mãn đôi khi chính là sự cô lập bản thân với thế giới xung quanh.

3.2 Luôn cho mình là đúng

Vì quá tin tưởng vào bản thân mình, những người tự mãn thường không bao giờ thấy cái sai của mình mà chỉ thấy điểm yếu của người khác. Những người này hầu hết chỉ nhìn vấn đề từ một phía. Họ luôn cho mình đúng vì tin tưởng vào bản thân một cách mù quáng.

Tuy nhiên, biểu hiện này sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn, thậm chí bị loại bỏ ra khỏi các cuộc thảo luận, hoặc các cuộc họp tập thể. Chình vì vậy, hãy cố gắng thay đổi hoặc tiết chế bản thân để hoà nhập dễ dàng hơn vào môi trường làm việc tập thể nhé!

3.3 Cho bản thân mình là trung tâm, có thái độ bất kính với tiền bối

Những người có thái độ tự mãn thường xem mình là cái rốn của vũ trụ. Họ có xu hướng không xem ai ra gì, thậm chí có thái độ bất kính với người đi trước, người lớn tuổi hơn hoặc những bậc tiền bối trong công ty. Biểu hiện này thể hiện trong cả thái độ, lời nói và hành động của những người tự mãn.

biểu hiện của người tự mãn
Người tự mãn có xu hướng thích phô trương bản thân với mọi người xung quanh

3.4 Thích khoe khoang thành tích, kết quả của bản thân

Người tự mãn thường rất thích khoe khoang về những thành tích mà bản thân đã đạt được. Thậm chí, họ còn phô trương, phóng đại sự việc hơn mức thực tế để thỏa mãn cái tôi của mình. Trước đám đông, họ luôn cố chứng tỏ mình giỏi hơn người và điều đó làm họ cảm thấy thích thú, thoải mái.

4. Những hậu quả mà sự tự mãn có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống?

Trái ngược với sự tự tin, sự tự mãn thường mang đến những kết quả tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc cũng như cuộc sống. Một số hệ luỵ mà sự tự mãn mang lại:

  • Luôn tự cho rằng bản thân mình đúng, chính vì vậy, người tự mãn thường đưa ra quyết định mà không hỏi hoặc tham khảo ý kiến của bất kỳ ai. Điều này có nguy cơ dẫn đến những kết quả không tốt vì góc nhìn và kinh nghiệm của nhiều người luôn tốt hơn so với một người.
  • Sự tự mãn cũng dẫn đến tình trạng rạn nứt mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là cấp trên trong công ty. Điều này sẽ khiến bạn tự cô lập chính mình trong môi trường làm việc.
  • Những người tự mãn thường hài lòng với phiên bản của chính mình. Họ không mong muốn hoặc có nhu cầu cố gắng thay đổi, phát triển bản thân. Điều này khiến họ tự kiềm hãm bản thân mình so với đồng nghiệp và những người xung quanh.
  • Tự mãn thái quá sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến hiệu suất công việc cũng như tình hình hoạt động của công ty. Điều này có thể đe doạ đến việc làm và sự nghiệp của họ.
hậu quả của sự tự mãn
Sự tự mãn thường mang đến những kết quả tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc cũng như cuộc sống

Bài viết đã giới thiệu, và phân tích ý nghĩa của tự mãn. Đồng thời, giúp quý độc giả phân biệt tự mãn với các từ ngữ có nét nghĩa tương đồng. Nhìn chung, tự mãn là thái độ, là nét tính cách thái quá của một người. Người có tính tự mãn thường không nhận được sự yêu mến của mọi người, cũng như khó khăn hơn trong việc phát triển bản thân và sự nghiệp.

Hy vọng Vua Nệm đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Hãy tiếp tục theo dõi Blog Vua Nệm ở các bài viết hấp dẫn sắp tới nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

Không có bài viết liên quan.