Hoạt ngôn là gì? Làm thế nào để trở thành một người hoạt ngôn

CẬP NHẬT 03/10/2023 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Khuyến mãi Tết

Có bao giờ bạn thắc mắc là tại sao những người dẫn chương trình hoặc hướng dẫn viên du lịch lại có thể nói thao thao bất tuyệt, vừa trôi chảy, vừa thu hút không? Đó là vì nhờ khả năng hoạt ngôn, cho phép họ làm chủ mọi cuộc trò chuyện. Vậy hoạt ngôn là gì, chúng ta có thể luyện tập và trở nên hoạt ngôn được như vậy hay không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Vua Nệm. 

Tìm hiểu về hoạt ngôn
tìm hiểu về hoạt ngôn đầy đủ và chi tiết nhất

1. Hoạt ngôn là gì? 

Hoạt ngôn là thuật ngữ chỉ những người có khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt, khéo léo, tự tin trong giao tiếp. Người hoạt ngôn có thể do tố chất bẩm sinh hoặc được rèn luyện thông qua công việc, môi trường. Là một người hoạt ngôn, bạn dễ dàng truyền tải thông điệp, mong muốn của mình với người khác thông qua việc diễn đạt bằng lời nói.

hoạt ngôn là gì
Hoạt ngôn là gì? Là những người tự tin trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ khéo léo

Người hoạt ngôn biết cách duy trì cuộc nói chuyện, không để chúng rơi vào ngõ cụt. Họ có thể chuyển hướng nội dung cuộc trò chuyện sang một vấn đề khác mà vẫn giữ được sự tự nhiên. Ngoài ra, họ cũng khéo léo trong việc trả lời những câu hỏi khó hoặc biết cách lảng tránh chúng một cách hợp lý.

Hoạt ngôn là gì? Những người làm MC chuyên nghiệp là ví dụ rõ nhất giải thích cho khái niệm này. Họ tự tin trong giao tiếp, nói năng trôi chảy, có lượng kiến thức sâu rộng. Khi đối mặt với những tình huống phát sinh trong lúc dẫn chương trình họ cũng xử lý vô cùng khéo léo.

Những người hoạt ngôn thường tạo được thiện cảm với mọi người xung quanh. Lý do là vì họ biết cách nói chuyện, tạo ra bầu không khí giao tiếp thoải mái, không bị gượng gạo.

2. Lợi thế của một người hoạt ngôn

Giao tiếp là một hoạt động rất quan trọng trong cuộc sống, công việc hàng ngày, là chìa khóa để thấu hiểu lẫn nhau giữa người với người. Như định nghĩa về hoạt ngôn là gì ở trên, những người hoạt ngôn sẽ rất có thế mạnh trong giao tiếp. So với những người không giỏi ăn nói, rụt rè thì người hoạt ngôn rõ ràng được đánh giá cao hơn. 

lợi thế người hoạt ngôn
Người hoạt ngôn biết cách làm chủ cuộc trò chuyện
  • Việc bạn hoạt ngôn giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp, kể cả là với người lạ. Họ không ngại bắt chuyện và dễ dàng tìm ra câu chuyện chung với những người mới chỉ gặp mặt lần đầu. Điều này khiến bạn trở nên thu hút, chủ động và tạo được thiện cảm với người khác.
  • Hoạt ngôn mang lại hiệu quả giao tiếp cao, luôn duy trì được nội dung câu chuyện, tránh tình trạng hội thoại đi vào ngõ cụt. Đặc biệt, khi tiếp xúc với khách hàng, hoạt ngôn giúp bạn kéo dài nội dung câu chuyện, dẫn dắt từng bước để có thể truyền tải được mong muốn của mình.
  • Hơn hết, hoạt ngôn giúp bạn truyền tải được thông tin, mong muốn, tình cảm đến với mọi người. Rất nhiều người trong chúng ta thường “không biết phải nói gì” trong hoàn cảnh cần phải nói, giải thích hay chứng minh điều gì đó. Trong khi đó, người hoạt ngôn biết cách sắp xếp nội dung và thể hiện nó bằng lời nói để đạt được mục tiêu truyền đạt nội dung của họ.
  • Người hoạt ngôn là gì? Người hoạt ngôn biết cách sử dụng ngôn ngữ nói một cách linh hoạt. Họ có thể nói chuyện một cách rất nhã nhặn tại một sự kiện, cũng có thể nói chuyện xởi lởi trong hoàn cảnh khác để tạo không khí tự nhiên, thoải mái.
  • Hoạt ngôn giúp bạn gỡ rối những tình huống khó đỡ. Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với những câu hỏi khó chẳng hạn như “khi nào cưới”, “làm được nhiêu tiền”,… Chúng ta dễ trở nên ấp úng và không biết phải trả lời thế nào cho hợp lý. Trong hoàn cảnh này, người hoạt ngôn sẽ có những câu trả lời khéo léo giúp thoát khỏi thế khó.

Nói tóm lại, người hoạt ngôn sẽ có nhiều lợi thế hơn so với một người không giỏi ăn nói. Điều này giúp họ làm chủ câu chuyện, thu hút hơn, truyền tải mong muốn tốt hơn, mang lại nhiều cơ hội cho bản thân, đồng thời cũng nhận được sự yêu quý từ người khác. Dễ thấy những người hoạt ngôn thường có nhiều mối quan hệ hơn so với những người ít nói, ít giao tiếp.

3. Làm cách nào để trở thành một người hoạt ngôn?

Chúng ta vừa tìm hiểu hoạt ngôn là gì và những lợi thế mà nó mang lại. Vậy làm thế nào để trở thành một người hoạt ngôn? Như đã đề cập trong nội dung kể trên, hoạt ngôn có thể do bẩm sinh hoặc nhờ rèn luyện mà có.

Có những đứa trẻ sinh ra được thiên phú khả năng ăn nói lưu loát và rất lanh lợi trong giao tiếp. Đây là điều kiện tốt để chúng trở nên hoạt ngôn và phát triển thế mạnh này. Tuy nhiên, với những người vốn dĩ rụt rè, kém trong khả năng giao tiếp thì phương pháp sẽ là gì?

3.1 Thể hiện bạn là người thân thiện

Một người hoạt ngôn không thể trông quá lầm lì, khó gần. Điều này khiến mọi người hạn chế tương tác với bạn. Thay vào đó hãy thể hiện là một người thân thiện bằng những cử chỉ nhỏ như nở một nụ cười thân thiện khi gặp ai đó, giao tiếp bằng ánh mắt, cho thấy bạn đang lắng nghe họ,… Đây là bước khởi đầu để việc giao tiếp diễn tiến theo chiều hướng tích cực.

cách để trở thành người hoạt ngôn
Nở một nụ cười và biết giao tiếp bằng ánh mắt

3.2 Tìm chủ đề chung cho cuộc nói chuyện

Cách tốt nhất là bạn nên tìm thấy chủ đề chung với người cùng trò chuyện. Bạn có thể đặt những câu hỏi gợi mở như “Bạn có kế hoạch gì vào cuối tuần này không?”, “Bạn thấy điều gì là thú vị nhất trong công việc”,… Tùy vào ngữ cảnh mà bạn có thể linh hoạt đặt những câu hỏi phù hợp để cả hai có thể dễ dàng trò chuyện, chia sẻ với nhau. Trong lúc hỏi, đồng thời hãy chia sẻ thêm câu chuyện của mình để người khác cũng hiểu thêm về bạn nữa nhé.

3.2 Luyện tập tương tác hàng ngày

Để trở nên hoạt ngôn bắt buộc bạn phải luyện tập hàng ngày, chủ động tạo ra các cuộc hội thoại trong đời sống hàng ngày, nói chuyện với bất kỳ ai mà bạn gặp. Có thể là khi mua hàng ở tiệm tạp hóa, trong một chuyến du lịch, lúc đón xe… Bất kể hoàn cảnh nào hãy thử đặt một vài câu hỏi tương tác với mọi người. Điều này sẽ giúp bạn mạnh dạn, tự tin hơn để bắt chuyện, đồng thời tạo được thiện cảm tốt với mọi người.

luyện tập trở thành người hoạt ngôn
Nói chuyện với bất kỳ ai mà bạn gặp để rèn luyện sự chủ động trong giao tiếp

3.4 Nói ngay cả khi câu chuyện không thú vị

Hoạt ngôn là gì? Là việc một người hoạt ngôn có thể nói “thao thao bất tuyệt” ngay cả khi họ không hứng thú với câu chuyện đó. Điều này minh chứng cho khả năng xử lý ngôn ngữ một cách khéo léo. Để trở nên hoạt ngôn bạn không thể chỉ lựa chọn những đối tượng, những ngữ cảnh thú vị, có thể nói nhiều. Ngay cả khi gặp một người thô lỗ, một câu hỏi vô duyên, cũng hãy khéo léo trả lời hoặc tìm cách chuyển chủ đề một cách tự nhiên.

3.5 Chuyển chủ đề khi “cạn lời”

Sẽ có những câu chuyện đi đến ngõ cụt, để tránh trường hợp ấp úng không biết nói gì, bạn hãy khéo léo chuyển sang một chủ đề khác. Ví dụ: bạn đang nói chuyện với một cô gái về chủ đề bóng đá, bạn cảm thấy mình không còn biết nói gì thêm về chủ đề này, hãy đặt một câu hỏi chuyển hướng. Chẳng hạn: “Con gái thích bóng đá thường cá tính, mạnh mẽ lắm nè”, kèm theo một biểu cảm thán phục. Lúc này cô gái sẽ có ngữ cảnh để chia sẻ nhiều hơn về tính cách của mình. Đây là cơ hội để hai bạn tìm hiểu rõ hơn về nhau rồi.

Khéo léo chuyển chủ đề khi bạn không biết phải nói gì nữa
Khéo léo chuyển chủ đề khi bạn không biết phải nói gì nữa

3.6 Đọc nhiều sách, nâng cao kiến thức xã hội

Một người hoạt ngôn cần phải có một lượng kiến thức dồi dào để có thể nói chuyện được ở nhiều chủ đề khác nhau. Vì vậy hãy thường xuyên đọc sách, báo chí, nâng cao kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Sự thông thái sẽ giúp bạn xử lý các vấn đề trong câu chuyện một cách thích hợp.

3.7 Tham gia các khóa học nâng cao khả năng giao tiếp

Hiện nay hoạt ngôn dường như là một phần kỹ năng không thể thiếu của mỗi người. Vì vậy mà ngày càng có nhiều trung tâm, trường lớp chuyên giảng dạy, đào tạo khả năng giao tiếp. Để cải thiện kỹ năng giao tiếp, trở nên hoạt ngôn nhanh thì việc học qua trường lớp là cách nhanh và hiệu quả nhất.

Những khóa học giao tiếp sẽ giúp bạn nâng cao khả năng hoạt ngôn
Những khóa học giao tiếp sẽ giúp bạn nâng cao khả năng hoạt ngôn

4. Một số nghề nghiệp thích hợp với người hoạt ngôn

Người hoạt ngôn có nhiều lợi thế hơn so với người ít nói, giao tiếp kém. Họ không những có được thiện cảm của người khác mà còn mở ra cơ hội việc làm nhờ tận dụng khả năng ăn nói hoạt bát của mình. Một số ngành nghề đặc trưng có thể kể đến như:

  • MC
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Nhân viên kinh doanh
  • Quan hệ đối ngoại
  • Nhân viên tổ chức sự kiện

Mỗi ngành nghề ở trên là khác nhau, tuy nhiên đều chung điều kiện là cần những người có khiếu ăn nói, giỏi giao tiếp. Tùy từng nghề nghiệp mà bạn sẽ được đào tạo nghiệp vụ và những kiến thức liên quan, cùng với đó là kết hợp khả năng hoạt ngôn để vận hành công việc một cách tốt nhất.

Như vậy, với câu hỏi hoạt ngôn là gì Vua Nệm đã diễn giải rõ ràng. Thế mới thấy lời ăn tiếng nói có một vai trò rất lớn đối với mỗi người. Ngay từ bây giờ bạn nên trau dồi để trở nên hoạt ngôn hơn, khéo ăn khéo nói sẽ mở ra cho bản thân nhiều cơ hội quý giá.

>>>Xem ngay: Cách để trở thành người đàn ông tinh tế bạn nên biết

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.