Nhiều người khi trải qua nhiều biến cố thường cố gắng tỏ ra mạnh mẽ bằng cách không rơi bất cứ một giọt nước mắt nào. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khóc giúp con người giải tỏa được những đau buồn, áp lực. Vậy cách để khóc ngay tại chỗ là gì? Bài viết dưới đây là một số bật mí của Vua Nệm!
Nội Dung Chính
1. Vì sao con người lại khóc?
Chắc hẳn bạn chưa bao giờ tự hỏi mình rằng tại vì sao con người lại khóc. Bởi lẽ, đây chỉ là một cảm xúc bộc phát rất tự nhiên mà con người khó có thể kiểm soát được. Thực chất, khóc là một biểu hiện của việc bạn đang gặp tổn thương ở tâm hồn hoặc thể xác. Bạn mong muốn có một ai đó thấu hiểu, đồng cảm với những cảm xúc của mình.
Con người khóc vì buồn bã và cũng có thể khóc vì vui sướng. Lúc này, giọt nước mắt có vai trò điều chỉnh lại những cảm xúc mãnh liệt và khiến tâm trạng con người nhanh chóng ổn định hơn. Ngoài ra, bạn cũng khóc khi cần đến sự giúp đỡ hay để níu kéo, củng cố một mối quan hệ nào đấy.
2. Cách để khóc ngay tại chỗ
2.1. Cách tạo nước mắt
2.1.1. Mở mắt to càng lâu càng tốt
Khi mắt phải mở liên tục sẽ xuất hiện tình trạng khô và bắt đầu xót. Cứ tiếp tục như vậy, mắt sẽ có xu hướng kích thích nước mắt dâng lên để khắc phục tình trạng bị khô. Do đó, bạn hãy cố gắng không chớp mắt đến khi nhận thấy nước mắt bắt đầu được hình thành.
Nếu ở gần đó có quạt máy, tìm vị trí sao cho có gió thổi vào mắt. Nước mắt lúc này sẽ được kích thích chảy ra nhanh hơn. Hoặc thay vào đó, bạn có thể áp dụng cách nhìn chằm chằm liên tục vào ánh sáng mạnh.
2.1.2. Dụi mắt
Một cách để khóc mà bạn không thể bỏ qua đó chính là dụi mắt. Hãy thử nhắm mắt lại và dụi nhẹ mí mắt trong khoảng 25 giây. Tiếp theo, mở mắt ra và nhìn chằm chằm vào một vật nào đó đến khi nước mắt bắt đầu chảy.
Điều này đòi hỏi bạn phải trải qua tập luyện nhưng khi đã quen thì có thể áp dụng rất nhanh. Khi dụi vào mí mắt, vùng da xung quanh mắt sẽ đỏ lên nhưng bạn cần lưu ý không dụi quá mạnh để tránh làm tổn thương.
Hoặc bạn cũng có thể dùng ngón tay trỏ chạm nhẹ vào con ngươi. Khi đó, mắt sẽ bị kích ứng dẫn đến chảy nước mắt. Với phương pháp này, bạn cần thật sự cẩn thận để không lỡ tay chọc vào mắt.
2.1.3. Cắn phần bên trong môi
Thông thường, cảm giác đau sẽ khiến nước mắt trào ra. Do đó, bạn có thể tận dụng cách để khóc này nếu muốn rơi nước mắt nhanh chóng. Đặc biệt, sẽ hiệu quả hơn nếu bạn vừa cắn môi và vừa nghĩ về một chuyện buồn nào đó.
Mặt khác, hãy thử nín thở khi cắn vào môi vì điều này sẽ khiến bạn tập trung nhiều hơn vào cảm giác đau. Hay bạn cũng có thể tự cấu vào những vùng da nhạy cảm trên cơ thể như bắp đùi, vùng da nằm giữa ngón cái và ngón trỏ.
2.1.4. Bôi vào dưới mắt 1 chút chất kích thích
Dùng chất kích thích nước mắt và bôi thử vào bên dưới mắt. Chẳng hạn như những ngôi sao điện ảnh thường dùng thoa menthol tạo nước mắt. Tuy có thể khiến cay mắt nhưng cách này trông rất giống thật. Hoặc bạn cũng có thể nhỏ vài giọt thuốc nhỏ mắt để tạo “hiệu ứng” như đang chảy nước mắt.
2.1.5. Cắt hành tây
Cách để khóc khá hiệu quả là cắt hành tây. Bạn hãy tiến hành cắt một củ hành tây chưa rửa để hiểu được cảm giác nước mắt bắt đầu rơi xuống. Hoặc nếu bạn trốn được sang một phòng khác, hãy đưa một vài lát hành lại gần mắt và quay trở lại nơi đang nói chuyện.
2.1.6. Ngáp
Ngáp khiến nước mắt trào ra và chảy nước mắt khi bạn đã ngáp đủ. Khi ngáp, bạn có thể lấy một món đồ nào đó để che miệng lại.
2.2. Nghĩ về những việc có thể khiến mình khóc
2.2.1. Nghĩ về việc xúc động
Những lúc cần khóc, bạn có thể liên tưởng lại về một kỷ niệm buồn nào đó khiến bạn xúc động, chẳng hạn sự ra đi của người thân yêu. Đây là lúc nước mắt của bạn rơi xuống một cách chân thực nhất.
2.2.2. Suy nghĩ rằng bản thân mình yếu ớt và không có nơi nào nương tựa
Việc cảm thấy bản thân mình không hề mạnh mẽ, trái lại còn nhỏ bé, yếu ớt có thể khiến bạn cảm thấy tủi thân và rơi nước mắt. Lúc này, hãy để sự yếu đuối lấn át cảm xúc của bạn.
2.2.3. Tưởng tượng ra cảnh buồn bi thảm
Những khoảnh khắc buồn trong quá khứ có thể đem đến cho bạn những cảm xúc chân thật nhất. Lúc này, cách để khóc là thay vì nghĩ đến những việc cá nhân thì bạn hãy tưởng tượng những điều thật xúc động có khả năng xảy ra.
Chẳng hạn, bạn gặp phải những chú mèo con bị bỏ rơi bên vệ đường. Bạn rất muốn cứu tất cả nhưng điều kiện không cho phép, vậy nên bạn đành bất lực nhìn số mèo con bị bỏ lại đang không ngừng cất lên tiếng thảm thiết kêu gào.
2.2.4. Khóc vì cảm giác vui sướng
Tưởng tượng rằng bạn đang trải qua một điều gì đó cực kỳ hạnh phúc như một người chiến thắng được nghịch cảnh, cựu chiến binh bất ngờ trở về nhà,…Lúc này, bạn khó có thể ngăn lại những giọt nước mắt hạnh phúc. Lúc này, miễn là không mỉm cười thì khó ai có thể đoán được bạn đang khóc vì hạnh phúc hay đau đớn, tổn thương.
2.3. Nâng cao kỹ thuật rơi nước mắt
2.3.1. Tạo nét mặt như đang khóc thật
Để đạt được kỹ thuật này, bạn cần nhắm mặt và hơi nhăn mặt lại. Việc bạn cần làm là tưởng tượng nét mặt của mình khi đang thật sự khóc, lưu ý đến những cảm giác của cơ mặt.
- Hạ hai góc môi xuống.
- Nâng hai góc trong chân mày cao lên một chút.
- Nhăn cằm như đang sắp sửa òa khóc.
2.3.2. Tập trung hơn vào hơi thở
Hơi thở là một trong những biểu hiện khiến người khác tin rằng bạn đang thật sự xúc động. Lúc này, bạn hãy bắt đầu nức nở và hít thở sâu. Cứ liên tục hít vào như vậy như đang thở nhanh, thỉnh thoảng lại nấc lên để nghe như thật. Nếu không ai để ý, bạn có thể chạy tại chỗ một lúc để có biểu hiện hụt hơi.
2.3.3. Cúi đầu hoặc che mặt để giống khóc
Một số biểu hiện khác giúp cách để khóc trông như thật đó chính là úp mặt vào hai bàn tay và gục đầu xuống như thể bạn đang rất đau khổ. Bên cạnh đó, việc cắn môi thể hiện bạn đang cố gắng kiềm chế không cho nước mắt rơi xuống. Sau đó, nhìn đi nơi khác để vờ như không khóc.
2.3.4. Tạo tiếng rên rỉ như đang khóc
Khi chúng ta khóc, những dây thanh quản sẽ căng ra. Nếu cố nói chuyện lúc này, giọng bạn sẽ trở nên khàn đặc, rên rỉ. Bạn có thể giả vờ như đang bị nghẹn lại và hít vào thật sâu.
2.3.5. Không bận tâm xung quanh
Để việc khóc thêm chân thực, bạn nên thả lỏng người và chỉ tập trung vào việc khóc của mình. Bởi lẽ, những yếu tố gây phân tâm bên ngoài có thể làm gián đoạn dòng cảm xúc của bạn.
2.3.6. Giấu mặt trong lòng bàn tay
Khi bạn giấu mặt trong lòng bàn tay, sẽ khó để người khác biết được bạn đang cười hay khóc. Trong lúc này, đừng quên rung nhẹ vai và dụi nhẹ vào mắt để mắt đỏ lên. Tuyệt nhiên, không mỉm cười khi tay vừa bỏ ra khỏi mặt.
XEM THÊM:
- Cách để kiểm soát tâm trạng nóng giận khi thiếu ngủ
- Tổng hợp các cách để lấy lòng người khác một cách đơn giản nhất
- Tổng hợp 11 cách để trở nên tử tế hơn trong cuộc sống hàng ngày
Trên đây là tổng hợp các cách để khóc mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng bạn sẽ thoải mái hơn trong việc giải tỏa cảm xúc của mình nhé!