Trên các bản tin tuyển dụng, chắc hẳn bạn đã từng thấy những bài đăng tuyển cộng tác viên (CTV). Nhiều người cho rằng CTV thực chất chỉ là nghề tay trái, làm những việc vụn vặt để kiếm thêm thu nhập. Quan niệm này liệu đúng hay không? Thực chất CTV là gì? Vua Nệm sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn về hình thức làm việc này nhé!
Nội Dung Chính
1. CTV là gì?
CTV là viết tắt của cụm từ “Cộng tác viên (tiếng Anh là “collaborator”). Đây là từ chỉ những người làm công việc tự do, không thuộc đội ngũ nhân sự chính thức của bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào. Thông thường, những người này ít bị gò bó về không gian, thời gian hay thị trường làm việc. Mỗi CTV có thể cộng tác với một hoặc nhiều cá nhân, doanh nghiệp cùng lúc miễn sao đáp ứng được KPI mà khách hàng đưa ra.
Khi tiếp nhận dự án, cộng tác viên sẽ được hướng dẫn chi tiết cũng như giao khối lượng công việc đảm nhận bởi nhà tuyển dụng. Căn cứ vào trình độ chuyên môn và tính chất công việc mà nhiệm vụ phân công cho mỗi cộng tác viên cũng sẽ khác nhau. Cộng tác viên có thể làm việc độc lập hoặc hợp tác với một nhóm để hoàn thành sớm và bàn giao lại cho khách.
2. Những thuận lợi và thách thức khi trở thành CTV
2.1. Thuận lợi
2.1.1. Kiếm thêm thu nhập
Với những ai đã có một công việc chính ổn định thì CTV chính là hình thức kiếm tiền tay trái giúp họ có thể kiếm thêm thu nhập hằng tháng. Mặt khác, CTV là con đường dễ dàng nhất đối với những người đang thất nghiệp hay sinh viên chưa ra trường để đảm bảo tài chính sinh hoạt.
2.2.2. Phát triển bản thân
Khi trở thành CTV, bạn sẽ được rèn luyện sự sáng tạo, năng động. Đây chính là cơ hội để bạn phát triển những kỹ năng đáp ứng công việc chuyên môn sau khi tốt nghiệp ra trường.
2.2.3. Tích lũy kinh nghiệm
Dù là cộng tác viên hay nhân viên chính thức thì bạn cũng không ngừng học hỏi thêm nhiều cái mới và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Do đó, bạn hoàn toàn có thể làm giàu chuyên môn của bản thân khi trải nghiệm làm CTV.
2.2.4. Khám phá công việc mới
Nếu muốn một công việc linh hoạt, ít gò bó thì CTV chính là một gợi ý tuyệt vời. Vị trí này thông thường không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm nên bạn dễ dàng ứng tuyển để học thêm nhiều cái mới.
2.2.5. Tăng cơ hội được làm chính thức
Đối với một vài công ty, bạn có thể được lên làm nhân viên chính thức nếu có nhiều biểu hiện tích cực trong quá trình làm cộng tác viên. Mặt khác, nếu bạn không ngừng rèn luyện kỹ năng, tăng cường các mối quan hệ thì cơ hội tiến thân vào những công ty lớn cũng không còn quá khó khăn.
2.2. Thách thức
2.2.1. Quỹ thời gian eo hẹp
Vì phải phân bổ nhiều công việc quan trọng trong cùng một lúc nên việc trở thành ctv đồng nghĩa với tình trạng bạn luôn đắm chìm trong mớ công việc. Khó khăn lúc này là làm sao để công bằng giữa học và làm, giữa công việc chính thức và công việc ngoài giờ, giữa gia đình và deadline,… Nếu bạn không lên kế hoạch hợp lý thì sẽ sớm bị cuốn vào một chuỗi các công việc hỗn loạn.
2.2.2. Không được hưởng chế độ
Một hạn chế khác của công việc CTV đó chính là không được hưởng chính sách của công ty như nhân viên chính thức. Cụ thể, bạn sẽ không được nhận lương tăng ca, bảo hiểm, thưởng lễ, thưởng hoa hồng,…
2.2.3. Mức lương không cao
Giải đáp thắc mắc thách thức của CTV là gì, chúng tôi xin được đề cập đến mức lương. Thông thường, mức lương của một cộng tác viên chỉ bằng khoảng 40 – 50% so với khi làm việc chính thức. Điều này khiến nhiều ctv phải khổ sở cân đối chi tiêu hay chấp nhận cày ngày cày đêm để kiếm thêm thu nhập.
2.2.4. Dễ gặp đa cấp, lừa đảo
Một số thống kê cho thấy rằng hơn 50% công việc ctv đều là đa cấp hoặc lừa đảo. Nếu bạn không đủ sáng suốt hay chưa có kinh nghiệm sẽ dễ dàng bị lừa vào một công việc không có thật và yêu cầu bạn phải đóng phí hay lôi kéo người khác cùng tham gia. Một số công việc ctv thường xuyên lừa đảo là ctv đánh máy tại nhà, ctv nhập liệu online, ctv đọc báo tìm lỗi chính tả,…
3. Cộng tác viên (CTV) làm việc theo hình thức nào?
Vậy hình thức làm việc của CTV là gì? Như đã đề cập ở trên, công việc CTV không giới hạn về thời gian, không gian làm việc. Do đó, các CTV có thể cân nhắc lựa chọn hình thức làm việc phù hợp với bản thân, chẳng hạn:
- Làm online tại nhà: Nhận dự án, công việc và làm việc qua hình thức online.
- Làm trực tiếp tại doanh nghiệp: Làm việc tại trụ sở doanh nghiệp, tuy nhiên họ chỉ cần đến 1 vài buổi trong tuần.
4. Những kỹ năng cần thiết phải có ở một CTV
4.1. Tuân thủ deadline
Để tạo giá trị bản thân trong mắt khách hàng, việc bạn cần làm là luôn tuân thủ đúng deadline. Mặc dù CTV không bị ràng buộc bởi thời gian nhưng miễn sao bạn hoàn thành và bàn giao cho khách đúng hạn. Điều này sẽ khiến khách hàng đặt niềm tin và phân công nhiều công việc với mức lương cao hơn.
4.2. Có trách nhiệm với công việc
Một cá nhân làm cẩu thả, không đúng tiến độ đều có khả năng ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Khi làm CTV thì bạn càng phải chú trọng hơn để vấn đề này nếu không muốn chấm dứt hợp đồng.
4.3. Luôn cầu tiến và học hỏi
Khác với nhân viên chính thức, một cộng tác viên sẽ dễ dàng bị thay thế nếu không tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Vì vậy, hãy luôn cầu tiến và học hỏi để nâng cao năng lực làm việc của mình.
4.4. Mở rộng các mối quan hệ
Trong quá trình làm viên, CTV cũng nên tương tác với những nhân viên khác để mở rộng mối quan hệ. Họ có thể sẽ là những người hỗ trợ bạn trước những khó khăn công việc hay gợi ý những cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai.
Ngoài ra, một CTV cũng cần đáp ứng những kỹ năng quan trọng khác như kỹ năng tìm kiếm, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng sử dụng công nghệ,…để làm việc hiệu quả.
5. Tổng hợp việc làm CTV kiếm được bộn tiền
5.1. CTV viết bài
CTV viết bài sẽ bao gồm nhiều mảng nhỏ như CTV viết bài SEO, CTV viết bài blog, CTV viết bài PR, CTV viết review,…
5.2. CTV kinh doanh
Là hợp tác với một đơn vị, tổ chức nào đó nhằm tìm kiếm khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Theo đó, CTV không cần phải góp vốn và thu nhập kiếm được sẽ dựa theo doanh số. Cụ thể về quyền lợi CTV sẽ được nhà tuyển dụng đề cập và thỏa thuận chi tiết trước khi làm việc.
5.3. CTV bất động sản
CTV bất động sản gồm 2 nhóm chính, cụ thể là:
- Đăng thông tin về dự án bất động sản mà công ty cung cấp lên những diễn đàn mạng xã hội hay các trang rao vặt.
- Đăng thông tin về dự án bất động sản lên website chính của công ty
5.4. CTV dịch thuật
Một CTV dịch thuật có thể đảm nhận những công việc sau:
- Dịch, biên tập những tài liệu nước ngoài tùy theo yêu cầu khách hàng cũng như chuyên môn của CTV.
- Đi theo khách hàng để phiên dịch ngắn ngày.
- Dịch những ấn phẩm ngôn ngữ.
- Cung cấp thông tin tài liệu.
XEM THÊM:
- Lương net là gì? Một số lưu ý cần nắm khi nhận lương net
- Mindset là gì? Cách phát triển mindset trong Marketing như thế nào?
Trên đây là một số chia sẻ của Vua Nệm về “CTV là gì?” cũng như gợi ý những công việc CTV có thể kiếm thêm thu nhập trong 2023. Qua bài viết, chúc bạn đọc sẽ tham khảo lựa chọn công việc ngoài giờ phù hợp nhằm kiếm thêm thu nhập nhé!