Nhiều nghiên cứu tâm lý đã cho thấy rằng sự thành công hay thất bại của một người phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mindset. Vậy mindset là gì? Tại sao giữ vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta? Vua Nệm sẽ từng bước giải đáp những thắc mắc của bạn nhé!
Nội Dung Chính
1. Mindset là gì? Một số các thuật ngữ liên quan
1.1. Mindset là gì?
Mindset, hay còn gọi là tư duy, là tập hợp những niềm tin định hướng chúng ta hiểu hơn về thế giới cũng như xử lý nhanh nhạy những vấn đề trong cuộc sống. Mindset có ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ và cách cư xử của mỗi người trong những tình huống khác nhau. Mặt khác, mindset còn được nhiều người định nghĩa theo cách khác là thế giới quan (outlook in life) hay tâm tính (mentality).
Thái độ và niềm tin là hai yếu tố có liên quan đến mindset. Thái độ ở đây bao gồm những cử chỉ, hành vi hay lời nói xuất phát từ ý niệm bản thân. Trong khi đó, niềm tin là sự tin tưởng, chắc chắn của bản thân về một vấn đề nào đó có ảnh hưởng đến thái độ và tư duy của con người.
1.2. Mindset Transformation là gì?
Khi đã hiểu được mindset là gì, ta hãy đi sâu vào khám phá những khái niệm khác có liên quan, trong đó có Mindset Transformation. Đây là thuật ngữ ám chỉ sự thay đổi hay cải tiến trong tư duy của một người. Đó có thể là cách tư duy tích cực, hiện đại, thử thách bản thân với những lối đi mới để tập thích nghi trong mọi tình huống.
1.3. Product Mindset là gì?
Product Mindset được hiểu là tư duy sản phẩm – yếu tố quan trọng cho Marketer cũng như bộ phận chuyên phát triển sản phẩm. Một tư duy sản phẩm tốt trong khâu sản xuất, nghiên cứu sẽ giúp việc tung sản phẩm ra thị trường được thành công hơn.
1.4. Marketing Mindset là gì?
Marketing mindset thực chất là tư duy chiến lược, thể hiện qua cách nhìn nhận, phân tích thị trường, đối thủ, khách hàng và những vấn đề liên quan để có phương hướng cải tiến phù hợp cho chiến dịch Marketing.
Để đánh giá một Marketer có giỏi hay không thì không chỉ dựa vào kiến thức, kỹ năng mà còn thể hiện qua mindset tốt, linh động và sáng tạo. Có thể tư duy là năng khiếu bẩm sinh nhưng việc học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mới giúp tư duy của bạn phát triển hơn mỗi ngày.
2. Sự hình thành mindset – tư duy như thế nào?
Qua một nghiên cứu, Dweck đã phân tích mindset được hình thành nên hai nguyên nhân là định danh và sự khen ngợi. Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng đặc biệt đến tư duy con người trong thời thơ ấu. Điển hình là những người khi còn nhỏ thường được khen về giải thưởng, thành tích cá nhân hay bị “gắn nhãn” với định kiến nào đó thì tư duy của họ cũng sẽ bị “đóng hộp”, khó thay đổi.
Mặt khác, những người thường được đánh giá cao về sự nỗ lực, cố gắng trong suốt quá trình mà không bận tâm nhiều về giải thưởng thì tư duy của họ sẽ có xu hướng mở, tiếp thu cái mới dễ dàng hơn và có suy nghĩ rằng mình sẽ thành công nếu biết cách nỗ lực hết mình.
3. Một số loại mindset phổ biến hiện nay
3.1. Tư duy cố định (tiếng Anh là Fixed Mindset)
Fixed Mindset, còn gọi là tư duy cố định, là kiểu tư duy cho rằng những phẩm chất cơ bản bên trong con người như tài năng, trí thông minh,… chỉ là những đặc điểm cố định. Do đó, họ chỉ tập trung khai thác tài năng, trí thông minh của mình mà không tìm cách phát triển chúng. Những người có mindset này cũng tin rằng thành công có thể tạo nên nhờ tài năng chứ không cần đến nỗ lực.
Tuy nhiên, lối tư duy này về lâu về dài sẽ khiến não bộ chúng ta bị “đóng hộp”, khó phát triển. Bạn có thể khắc phục thông qua các bước sau: Đầu tiên, xác định bản thân còn suy nghĩ nào bảo thủ, cố định. Tiếp theo, tìm những sự lựa chọn khác và nghĩ theo chiều hướng tư duy tăng trưởng. Tuy chỉ xảy ra trong đầu nhưng tiến trình này sẽ đem lại nhiều điều tích cực trong hành vi, lời nói của bạn.
3.2. Tư duy phát triển (tiếng Anh là Growth Mindset)
Growth mindset, còn gọi là tư duy tăng trưởng, là kiểu tư duy cho rằng tài năng hay trí tuệ chỉ là bước khởi đầu, con người chỉ có thể phát triển phẩm chất, năng lực thông qua sự tận tâm, nỗ lực. Chính nhờ quan điểm này mà nhiều người say mê học tập và quyết tâm đạt được thành tích. Trong doanh nghiệp, những người có tư tưởng này thường đóng góp, cống hiến tích cực giúp công ty ngày càng phát triển hơn.
4. Mindset có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
Yếu tố tác động mạnh mẽ đến hành động, suy nghĩ và xu hướng phát triển con người đó chính là tư duy. Khi một người sở hữu tư duy tăng trưởng, tư duy tốt thì họ luôn phấn đấu hết mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điều này khiến họ sớm đạt được thành công ở mọi lĩnh vực.
Trong trường hợp bạn nhận ra rằng bản thân mình vẫn đi theo tư duy cố định, đóng hộp thì hãy cố gắng thay đổi nhận thức của mình theo chiều hướng tích cực, cụ thể là tư duy tăng trưởng. Có như thế, bạn sẽ vững vàng, mạnh mẽ hơn trong con đường tiến thân của mình.
5. Cách để phát triển mindset trong lĩnh vực Marketing
5.1. Tạo sự lôi cuốn và chú ý
Marketing từ trước đến nay luôn hướng đến mục tiêu là nâng cao nhận thức khách hàng đối với sản phẩm thông qua chiến dịch đa kênh, ứng dụng nhiều công cụ quảng cáo từ offline đến online. Tuy nhiên, điều này sẽ rơi vào “tầm ngắm” của những đối thủ cạnh tranh để vượt mặt bạn.
Thực tế, bạn đang gián tiếp cung cấp danh sách khách hàng tiềm năng để đối thủ nắm bắt. Do đó, Marketer luôn có xu hướng triển khai những chiến dịch Marketing không chỉ chú trọng vào sản phẩm mà còn thu hút được sự chú ý của khách hàng.
5.2. Từ đưa ra thông điệp đến trải nghiệm người dùng
Nếu như trước đây, một thông điệp truyền thông thành công là đánh đúng tâm lý khách hàng và triển khai đúng thời điểm thì ngày nay, khách hàng đã có thể tương tác thông qua những nền tảng online như email, mạng xã hội,…
Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, họ đã có thể dễ dàng tra cứu thông tin, đánh giá sản phẩm,… Đó là lý do nhà tiếp thị cần đặc biệt chú trọng và tối ưu những trải nghiệm trên nền tảng online của khách hàng.
5.3. Từ quảng cáo cho đến việc thiết kế giao diện
Quảng cáo trên truyền hình đã từng là một công cụ tiếp thị quyền lực cho đến khi những nền tảng mạng xã hội, các kênh online xuất hiện. Tuy nhiên, việc quảng cáo quá nhiều sẽ khiến khách hàng cảm thấy choáng ngợp, thậm chí là khó chịu. Hiểu được điều đó, Marketer thời nay không còn tập trung nhiều vào số lượng mà cực kỳ chú trọng chất lượng – thứ gây ấn tượng với khách hàng ngay từ lần đầu tiên.
6. Các bước giúp xây dựng mindset khách hàng tốt nhất
Vậy các bước xây dựng mindset là gì để khách hàng hài lòng nhất? Cùng tham khảo qua quy trình gồm các bước sau đây:
- Thấu hiểu khách hàng: Bạn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ cần gì, gặp những vấn đề nào hay đang bận tâm về điều gì trong cuộc sống.
- Xây dựng quan hệ tốt đẹp: Khi đã thấu hiểu khách hàng, bạn cần tận dụng mọi phương tiện để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Khách hàng sẽ hài lòng về những giá trị mà bạn tạo ra thay vì những chiến dịch quảng cáo rầm rộ.
- Khách hàng là người thắng: Trong trường hợp xảy ra bất đồng khi thảo luận với khách hàng. Bạn hãy cố gắng bình tĩnh, hạn chế việc tranh luận mà thay vào đó, hãy giải quyết bằng cách để mindset của họ cho rằng bản thân đã thắng trong cuộc trao đổi.
- Phát triển văn hóa doanh nghiệp: Một sự thật rằng văn hóa doanh nghiệp cũng như cách đối xử giữa các nhân viên cũng sẽ ảnh hưởng đến tác phong làm việc, cung cách phục vụ của họ. Do đó, nhà quản lý cần thay đổi, tạo nên không gian làm việc lành mạnh để phát triển mindset tích cực cho nhân viên.
XEM THÊM:
- Brainstorming là gì? 5 bước thực hiện brainstorming hiệu quả
- KPI là gì? Hướng dẫn cách xây dựng KPI chuẩn, hiệu quả
Trên đây là những thông tin xoay quanh “mindset là gì” cũng như cách phát triển mindset hiệu quả khiến khách hàng hài lòng. Qua bài viết, Vua Nệm mong rằng độc giả sẽ luôn trau dồi mindset của mình để ứng dụng thành công trong công việc lẫn cuộc sống nhé!