Cái tôi là gì? Khi cái tôi của bạn quá lớn phải làm sao?

CẬP NHẬT 03/10/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đã mang trong mình những “cái tôi” riêng. Cái tôi này tạo nên dấu ấn tính cách đặc trưng không thể trộn lẫn với bất kỳ ai khác. Vậy cái tôi là gì? Khi cái tôi của bạn quá lớn thì phải làm sao? Vua Nệm sẽ làm rõ hơn về khái niệm này qua bài viết nhé!

cái tôi nghĩa là gì
Bạn có ý thức được cái tôi của mình?

1. Cái tôi là gì?

Cái tôi là thứ hiện diện trong mỗi người chúng ta ngay từ khi sinh ra. Hay hiểu khái quát hơn, cái tôi là sự nhìn nhận, nhận thức của một người về giá trị, nhân phẩm của chính mình để tạo ra sự riêng biệt của bản thân so với các cá thể khác ở ngoài xã hội. Trong thực tiễn, có nhiều cách để giải nghĩa cho cái tôi, điển hình như sau:

1.1. Theo Triết học

Theo quan điểm Triết học, cái tôi là gì? Cái tôi chỉ đơn thuần là đặc điểm khác biệt để phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.

1.2. Theo Phân tâm học

Theo Phân tâm học, “cái tôi” là phần cốt lõi tích cách, có liên quan thực tại và bị chi phối trực tiếp bởi những yếu tố xã hội. Hay nói các khác, nó là một miền trong tâm thức và được hình thành thông qua việc tiếp xúc thế giới bên ngoài. Mặt khác, điều này cũng đóng vai trò dung hòa giữa tiêu chuẩn nhân cách và các ham muốn vô thức.

1.3. Theo Phật giáo

Theo Phật giáo, cái tôi còn được gọi là “ngã”, được giải thích dựa trên thể tính trường tồn và không bị ảnh hưởng bởi sự tụ tán hay sinh tử. Nói cụ thể, cái tôi gồm hai phần chính là tâm thức và thân thể. Hai yếu tố này có sự biến hóa liên tục theo thời gian.

cái tôi theo phật giáo
“Cái tôi” theo Phật giáo chính là “ngã”

Tóm lại, ở góc nhìn tích cực thì cái tôi chính là sự tự tin, hãnh hiện về tài năng và phẩm giá của ban thân. Còn theo cái nhìn tiêu cực, cái tôi lại là sự đề cao, kiêu ngạo, luôn nghĩ bản thân đúng và hơn người. Người tốt và người xấu là hai khía cạnh điển hình nhất phản ánh mặt tích cực và tiêu cực của cái tôi.

2. Cái tôi quá lớn – Tốt hay xấu?

Cái tôi thực chất không hề xấu, thế nhưng khi cái tôi quá lớn thì lại mang theo nhiều bất lợi cho cuộc sống của bạn. Điển hình rõ nhất là bạn rất dễ tự ái, thường xuyên tưởng tượng, suy diễn những điều không phù hợp. Trong suy nghĩ của bạn, bản thân là trung tâm của vũ trụ hay cũng có thể tự ti, mặc cảm quá mức về bản thân đến nỗi đắm chìm trong đó.

Khi cái tôi quá lớn, nhận định hay phán đoán của bạn đều không thể đưa ra một cách khách quan vì đã bị định kiến cá nhân bóp méo, chèn ép. Lâu dần, nó làm hình thành nên những hành vi sai lệch như bảo vệ quan điểm cá nhân thái quá, không bận tâm đến ý kiến của người khác. Đây cũng chính là xuất phát của sự ích kỉ, hẹp hòi hay tự gò bó mình theo một quy chuẩn nào đó.

Một ví dụ sau đây để bạn đọc dễ hình dung: Hôn nhân không thể tránh khỏi những lúc cãi vã, lý do là thay vì chịu khó hạ thấp cái tôi để lắng nghe cảm xúc đối phương thì bạn lại chọn cách khăng khăng ý kiến của mình là đúng. Đỉnh điểm khi xung đột cao trào, nếu không ai chịu nhường nhịn ai thì khả năng cao sẽ đổ vỡ.

cái tôi quá lớn tốt hay xấu
Cái tôi quá cao khiến con người dễ xảy ra bất hòa

3. Làm thế nào để nhận ra bản thân có cái tôi quá lớn?

Mặc dù đã hiểu được cái tôi là gì nhưng khó ai có thể thừa nhận rằng cái tôi của mình có quá lớn hay không. Sự tự tin, kiêu hãnh quá mức đôi khi sẽ khiến cái tôi của bạn ngày càng lớn hơn. Đây chính là một hồi chuông báo động để bạn biết khi nào cần kìm hãm, tiết chế lại cái tôi của mình.

Trong cuộc sống thường ngày, không khó để bạn bắt gặp những người có cái tôi quá lớn. Đó là những người không bao giờ lắng nghe đóng góp của người khác và luôn cố chấp với ý kiến của mình. Rất khó để họ thừa nhận lỗi sai của bạn thân và ngần ngại tiếp thu, học hỏi.

Trong tình yêu, cái tôi quá lớn đôi khi sẽ là nguyên nhân khiến cuộc tình tan vỡ. Bởi lẽ, yêu nhau là một chuyện thế nhưng có chịu đặt cái tôi sang một bên để ở cạnh nhau hay không thì lại là chuyện khác. Đó là khi cả hai gặp vấn đề tranh cãi thì ai cũng khăng khăng là mình đúng. Kết quả là một bên bực bội, một bên ấm ức, lâu ngày cứ tiếp diễn thì chẳng mấy chốc mà đường ai nấy đi.

Làm thế nào để nhận ra bản thân có cái tôi quá lớn
Cái tôi quá lớn lại chính là thứ có thể giết chết bạn

4. Những cách để bạn có thể hạ thấp cái tôi

Cởi bỏ cái tôi là cách mà bản thân mỗi người cần thực hiện để dễ dàng hòa nhập với cuộc sống xung quanh hơn. Vậy những cách để hạ thấp cái tôi là gì? Dưới đây là bật mí một số việc làm để bạn có một cuộc sống trọn vẹn hơn nhé!

4.1. Tiếp thu góp ý

Nếu một ai đó bày tỏ góp ý của mình với mong muốn rằng bạn sẽ hoàn thiện hơn, hãy buông bỏ cái tôi để tiếp thu những nhận xét của họ. Đây là một cách để bạn sớm nhận ra những thiếu sót của bản thân và tìm cách cải thiện. Trường hợp cái tôi của bạn quá cao, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra được cái sai của mình để khắc phục, sửa chữa.

4.2. Hãy lắng nghe người khác

Một cách khác để hạ thấp cái tôi là hãy bày tỏ sự tôn trọng dành cho họ bằng các lắng nghe. Dẫu ý kiến của họ sai hay đúng, tán thành hay không tán thành thì bạn cũng nên lắng nghe vì nhỡ đâu, bạn có thể khai thác một ý tưởng mới mẻ từ họ.

4.3. Nhìn nhận mọi người xung quanh

Bất cứ mỗi chúng ta ai cũng sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu, sở trường hay sở đoản. Do đó, nếu bạn cứ mải mê nhìn vào điểm yếu đối phương để tâng bốc mình lên mà không nhận ra những giá trị khác của họ thì bạn khó có thể bước xa hơn. Thay vào đó, hãy tập trung nhìn nhận một người để phát hiện điểm tốt từ họ, biết đâu họ lại đang sở hữu thứ mà bạn mong chờ đấy.

cách để bạn có thể hạ thấp cái tôi
Nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan để có thể thấu hiểu họ

4.4. Không so sánh với người khác

Để biết được cách giảm cái tôi là gì khi quá lớn, trước tiên bạn hãy nhớ lại xem đã bao giờ bạn so sánh bản thân với một ai đó và tỏ ra kiêng dè hay khinh thường họ chưa. Nhiều người vì có cái tôi lớn mà cho rằng bản thân là tài giỏi nhất. Bạn không hề nghĩ rằng xung quanh mình vẫn còn những người vô cùng xuất chúng và chính bạn cũng cần học hỏi nhiều điều từ họ.

4.5. Dũng cảm mở lòng

Khi cái tôi cao, nó cũng phần nào trói buộc bản lĩnh của chúng ta. Sợi dây trói buộc này sẽ tự gỡ bỏ nếu chúng ta học cách can đảm, cảm thông và thấu hiểu. Chẳng hạn như khi cãi nhau với người yêu, thay vì cứ khư khư quan điểm “ai xuống nước trước thì người đó thua”, bạn hãy mở lòng để xem đối phương đang suy nghĩ những gì. Một câu xin lỗi lúc này cũng sẽ thể hiện sự chân thành của bạn đấy nhé!

XEM THÊM:

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “cái tôi là gì” cũng như giải pháp khắc phục khi cái tôi quá lớn. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng bạn đọc sẽ thành công trong việc kiểm soát cái tôi của mình nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.