Kỹ năng lắng nghe không chỉ đơn thuần là việc lắng nghe nội dung, thông tin khi 1 người trình bày, mà nó còn là sự thấu hiểu, đồng cảm và học hỏi. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 7 nguyên tắc vàng giúp bạn có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả hơn nhé!
Nội Dung Chính
1. Kỹ năng lắng nghe quan trọng như thế nào?
Kỹ năng lắng nghe đóng 1 vai trò quan trọng để đem đến hạnh phúc và thành công cho cuộc sống của chúng ta. Ước tính, việc lắng nghe dành đến 53% thời gian giao tiếp.
Đây là 1 quá trình cần sự tập trung, phân tích để thấu hiểu mọi nội dung, ý nghĩ ẩn sau của người nói. Chính thế, lắng nghe để nắm bắt thông tin là chưa đủ, mà lắng nghe để nắm được vấn đề, thấu hiểu tâm trạng cũng như đưa ra giải pháp hợp lý mới gọi là lắng hiệu quả. Do đó, lắng nghe là 1 kỹ năng cần phải rèn luyện trong thời gian dài mới có thể thành thạo.
Kỹ năng lắng nghe là 1 trong những kỹ năng mềm hàng đầu mà bất kỳ nhà tuyệt dụng nào cũng mong muốn ở ứng viên. Chính vì thế, nó cũng quyết định thành công của bạn. Không chỉ giúp giúp nâng cao hiệu suất công việc mà nó còn rất tốt khi áp dụng vào đời sống cá nhân. Theo nghiên cứu, nghệ thuật lắng nghe cùng kỹ năng trình bày quyết định đến 90% thành công trong mọi cuộc giao tiếp.
Như ông bà ta đã dạy “Người khôn nói ít nghe nhiều” cũng là để chỉ kinh nghiệm sống đúc kết về lợi ích của kỹ năng nghe. Nghe là cách chúng ta trở nên khôn ngoan, thấu hiểu hơn. Nó còn tăng sự tập trung, hiểu biết và cách nhìn mọi thứ ở đa khía cạnh. Kỹ năng này quan trọng trong cả công việc và cuộc sống hàng ngày. Cụ thể là:
1.1. Trong công việc
Kỹ năng lắng nghe tốt là bí quyết để có được mối quan hệ hòa hợp với đồng nghiệp, sếp cũng như đối tác làm việc. Người có kỹ năng này sẽ dễ dàng nắm bắt các vấn đề đang đề cập tới, thu thập và xử lý những thông tin đó một cách chính xác. Từ đó, đưa những quyết định đúng đắn hơn.
Đối với nhân viên, kỹ năng lắng nghe giúp bạn giải quyết vấn đề thấu đáo, nhanh chóng hơn. Đối với lãnh đạo, kỹ năng lắng nghe sẽ giúp họ hiểu được tâm lý của nhân viên hơn, từ đưa điều chỉnh cách giao tiếp, truyền động lực để nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Cho dù bạn làm việc ở bất kỳ ngành nghề nào, làm việc nhóm hay làm việc độc lập thì đều cần có kỹ năng lắng nghe.
1.2. Trong cuộc sống
Trong cuộc sống cá nhân, nghệ thuật lắng nghe hiệu quả là cách để bạn có thể giải quyết được các xung đột “nảy lửa” và xây dựng mối quan hệ hoàn thuận với mọi người xung quanh.
Thay vì chỉ tập trung chia sẻ câu chuyện của mình, bạn hãy thử ngồi im lặng và lắng nghe những câu chuyện người khác. Không chỉ giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn mới mà điều này còn giúp bạn ghi điểm hơn, thể hiện là người biết lắng nghe.
Không chỉ người lớn, trẻ em cũng nên học cách kỹ năng lắng nghe từ sớm. Lắng nghe sẽ giúp bé hình thành tính cách điềm tĩnh, ham học hỏi, đồng cảm. Người biết lắng còn có khả năng thấu hiểu cảm xúc tốt hơn, họ dễ dàng đưa ra những lời động viên, khích lệ hiệu quả.
2. 07 nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả
2.1. Tập trung vào cuộc giao tiếp
Bí quyết để có 1 cuộc giao tiếp hiệu quả chính là tập trung lắng nghe. Việc lắng nghe sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt trong mắt người đối diện, cho thấy bạn là người rất tôn trọng đối phương. Bên cạnh đó, nếu không lắng nghe thì bạn không thể tiếp thu được thông điệp mà đối phương muốn truyền đạt.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hướng đôi mắt của mình về người nói. Nếu không, bạn sẽ họ cảm thấy khó chịu và không được tôn trọng. Trong quá trình giao tiếp, cũng tránh việc sử dụng điện thoại. Tốt hơn nên tìm một không gian riêng tư để tránh bị xao nhãng.
2.2. Không được ngắt lời
Đây là 1 thói quen xấu nhiều người mắc phải trong giao tiếp. Người biết lắng nghe cần luôn phải tuân thủ quy tắc không bao giờ ngắt lời người khác. Đối phương bị bạn ngắt lời sẽ vô cùng khó chịu và mất hứng để chia sẻ. Bạn nên đặt chính bản thân mình vào vị trí của người bị ngắt lời để hiểu được cảm xúc của họ. Để làm chủ kỹ năng lắng nghe, bạn nên lưu ý về điều này.
2.3. Thấu hiểu khi lắng nghe
Nghệ thuật lắng nghe còn nằm ở việc bạn biết cách sử dụng khả năng suy luận của mình để tìm ra ẩn ý mà đối phương truyền tải. Bởi vì trong nhiều trường hợp, không phải ai cũng muốn nói ra trực tiếp những điều họ nghĩ với bạn. Việc thấu hiểu ẩn ý khi lắng nghe giúp thể hiện được rằng bản thân mình là người thấu hiểu, tinh tế và đồng cảm. Bên cạnh đó nó cũng giúp bạn tránh khỏi những lời nói làm mất lòng hoặc tổn thương đối phương.
2.4. Không phán xét và áp đặt đối phương
Hãy luôn lắng nghe với tâm thế cởi mở và đón nhận các ý tưởng mới. Để làm được điều này, bạn cần hạn chế cái tôi của mình khi giao tiếp của người khác. Tránh thể hiện sự phán xét và áp đặt đối phương.
Chắc chắn họ sẽ không muốn chia sẻ câu chuyện của mình với người bảo thủ, lấy suy nghĩ cá nhân để áp đặt lên họ và bắt họ phải chấp thuận điều đó. Đôi khi 1 cái nhướn mày hay 1 câu phản đối của bạn cũng đủ để cuộc nói chuyện không còn bắt được “sóng”.
2.5. Biết cách đặt câu hỏi
1 cuộc giao tiếp là đối thoại 2 chiều, 2 người trao đổi qua lại liên tục để hiểu thông điệp mong muốn của nhau. Nếu bạn chỉ ở thế thụ động lắng nghe và đáp trả ậm ừ, chắc chắn người đối diện sẽ không cảm thấy hứng thú, thoải mái, thậm chí họ còn nghĩ rằng bạn không thích những gì họ đang nói. Tuy vậy, cũng không nên đặt quá nhiều câu hỏi lan man. Nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao chính là biết cách đặt câu và hỏi đúng thời điểm.
Trong quá trình nói chuyện, thi thoảng hãy thể cảm xúc của bạn qua lời nói chẳng sự đồng tình, sự ngạc nhiên,.. như vậy diễn ra câu chuyện sẽ thú vị hơn. Người kể sẽ có cảm hứng để chia sẻ với bạn câu chuyện của họ.
Đặt câu hỏi là một trong những nghệ thuật giao tiếp quan trọng mà bạn nên trau dồi. Đặt câu hỏi gợi mở và đúng thời điểm sẽ tăng hiệu quả của buổi nói chuyện.
2.6. Ngôn ngữ hình thể
Ngôn ngữ hình thể cũng là 1 phần quan trọng vì nó sẽ giúp bạn thể hiện được sự hứng thú và tập trung với cuộc trò chuyện. Nếu đối phương đang kể 1 câu chuyện buồn, điều tốt nhất bạn nên làm là có những cử chỉ cảm thông thể hiện qua đôi mắt hoặc một cái ôm, vuốt nhẹ vai,… Như vậy, bạn phần nào sẽ xoa dịu được nỗi buồn của họ.
2.7. Đưa ra các ý kiến cá nhân
Không nên chỉ tiếp thu những gì đối phương truyền đạt mà cũng cần đưa ra các quan điểm cá nhân. Điều này không chỉ khiến câu chuyện thú vị hơn mà còn thể hiện bạn luôn nắm bắt điều họ đang đề cập tới. Bên cạnh việc đặt câu hỏi 1 cách thông minh, bạn cũng nên đưa ra các phản hồi, ý kiến cá nhân trong quá trình giao tiếp.
XEM THÊM:
- 9 kỹ năng xử lý tình huống giúp bạn chóng thoát khỏi tình thế “khó đỡ”
- 6 kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn tránh mọi rắc rối trong cuộc sống
- 8 kỹ năng quản lý thời gian thông minh của người thành đạt
Trên đây Vua Nệm đã mách cho bạn 7 nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công và làm chủ được kỹ năng quan trọng này nhé!