Khi gặp một điều gì đó khiến bản thân sợ hãi, bạn sẽ có cử chỉ như thế nào? Đa số đều sẽ co rúm người lại theo bản năng đúng không? Trong tiếng Anh, có một thuật ngữ rất ngắn gọn dùng để chỉ trạng thái này, người ta gọi đó là cringe. Vậy cringe là gì, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết bên dưới nhé!
Nội Dung Chính
1. Tìm hiểu cringe là gì
Khi con người cảm thấy rùng mình hay ghê tởm trước điều gì đó, họ dùng từ “Cringe” để diễn tả cách ngắn gọn. Hiện nay, từ này được sử dụng như một thuật ngữ và cực kỳ phổ biến, nhất là trong những cuộc đối thoại của giới trẻ. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp từ “Cringe” khi theo dõi các mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter.
Bên cạnh đó, “Cringe” còn được dùng để diễn tả trạng thái co rúm người lại khi ai đó gặp phải chuyện khiến họ kích động. Vậy, cringe là gì? Xét về mặt ý nghĩa, thuật ngữ này tồn tại dưới 2 dạng:
- Khi làm động từ, “Cringe” dùng để chỉ hành động co rúm lại, cúi người sợ hãi, khép nép,… của con người khi phải tận mắt chứng kiến điều gì đó khiến họ sợ hãi.
- Khi làm danh từ, “Cringe” được hiểu như trạng thái e dè và luồn cúi trước những thế lực mạnh hơn.
2. Nguồn gốc của cringe
Không chỉ được dùng phổ biến trong xã hội hiện nay, “Cringe” đã trở nên thông dụng từ những năm 1570. Lý do có lẽ xuất phát từ việc đây là một từ đa nghĩa và khi dùng trong ngữ cảnh khác nhau sẽ cho ra ý nghĩa hoàn toàn khác.
Tuy vậy, một trong những nghĩa mà con người thường hiểu khi nghe đến từ “Cringe” vẫn là hành động thu người lại vì sợ hãi. Nếu bạn là người đam mê truyện tranh thực thụ, bạn sẽ biết đến The Bash Street Kids (1972). Trong bộ truyện này có hẳn một nhân vật tên là Cringeworthy.
3. Thuật ngữ phổ biến về Cringe
3.1. Cringe meme
Meme là những hình ảnh hoạt hình động được thiết kế và sử dụng đa số với ý chế nhạo ai đó. Cringe meme diễn tả sự khó chịu và tức tối của một người đối với sự việc hay hiện tượng. Khi nhìn thấy meme này, người khác cũng có tâm trạng không được vui vẻ cho lắm. Thông thường, Cringe meme sẽ được thiết kế dưới dạng hình kết hợp chữ.
Bên cạnh những Cringe meme tiêu cực, cũng có các biến thể gây cười và tạo hứng thú cho mọi người. Nếu nhìn một cách tổng quát thì meme này vẫn mang đến sự vui tươi nhiều hơn là cảm giác khó chịu.
3.2. Cringeworthy
Đầu tiên, Cringeworthy là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến đối với những bạn trẻ thuộc thế hệ GenZ. Từ này được cấu tạo bởi cringe là nỗi sợ hãi và worthy có nghĩa là tương xứng. Thuật ngữ này được dùng để miêu tả cảm giác xấu hổ của người nghe khi ai đó nói về những điều nhạy cảm hoặc kỳ quặc.
4. Lý do khiến cringe ngày càng phổ biến
Cringe tuy là từ ngữ thông dụng và xuất hiện trong tất cả các từ điển lớn nhỏ. Nhưng nó chỉ thật sự được giới trẻ để ý đến khi cộng đồng Reddit được thành lập. Vào năm 2009, trang web r/Cringe ra đời và nơi đây chính là “thánh địa” của những video hay hình ảnh khiến mọi người cảm thấy cringe.
Cringe bỗng nhiên trở thành hot search vào năm 2013 và không ngừng gia tăng độ thu hút. Trùng hợp ở điểm cách đó 1 năm, emoji grimace cũng lần đầu được sử dụng khi nhắn tin. Emoji với hai mắt mở to và miệng cười để lộ toàn bộ hàm răng khiến người ta ngay lập tức liên tưởng đến biểu cảm khi thấy cringe.
Khi cả thế giới bước vào kỷ nguyên của mạng xã hội, Cringe giờ đây lại có cơ hội bùng nổ mạnh mẽ. Sự nổi tiếng của từ Cringe cũng kéo theo sự hình thành của một hệ sinh thái những từ đi kèm như cringey, cringe culture, cringe comedy,…
Hiện nay, TikTok là một trong những nền tảng video được các bạn trẻ rất ưa chuộng. Vì không kiểm duyệt quá khắt khe như các trang mạng xã hội khác nên TikTok chính là nơi sản sinh ra hàng loạt video gây ám ảnh và đầy tính cringe.
Nhận thấy sức hút vô cùng lớn của cringe, rất nhiều người sáng tạo nội dung đã cố gắng đầu tư và tìm tòi nhằm làm ra những video khiến người khác phải khó chịu. Tuy bị khó chịu khi xem nhưng lại có rất nhiều người tìm đến các clip này. Đó cũng là cách mà bộ phim “So bad it’s good” ra đời. Nghe có vẻ hơi ngược ngạo nhưng lại chính là sự thật.
Tại Việt Nam, không khó để bắt gặp những video với content như vậy trên nhiều nền tảng mạng xã hội. Các nhân vật xuất hiện trong những video này tuy có nổi tiếng nhưng cũng phải hứng chịu sự chỉ trích của cư dân mạng. Tuy nhiên, bất chấp mọi ý kiến trái chiều, càng nhiều bình luận tiêu cực họ càng sản xuất nội dung với cấp độ cringe tăng dần.
5. Cách dùng cringe khi nói chuyện
5.1. Cách dùng Cringe với nghĩa tiếng Việt
Khi giao tiếp bằng tiếng Việt, bạn có thể dùng từ cringe nếu cảm thấy quá ức chế với điều gì đó. Dưới đây là ví dụ minh họa:
A: Ủa bà xem cái clip này chưa, trời ơi nó làm tui ức chế lắm luôn.
B: Lúc đầu tưởng hay tại có nhiều lượt tương tác, bấm vào coi xong tức tới giờ luôn nè bà.
5.1. Cách dùng Cringe với nghĩa tiếng Anh
Hơn cả tiếng Việt, cringe là từ ngữ mang tính phổ biến trong tiếng Anh. Vậy nghĩa tiếng Anh của cringe là gì? Hãy tham khảo ngay 2 trường sau để biết cách sử dụng cringe với nghĩa tiếng Anh:
- The baby cringe when he watched a pit bull. (Đứa bé thu người sợ hãi khi thấy chú chó hung dữ.)
- I cringe when I met my crush. (Tôi đã rất ngượng ngùng khi gặp người mình thích thầm.)
6. Từ đồng nghĩa của cringe
Từ đồng nghĩa sẽ giúp cho kỹ năng giao tiếp của bạn được nâng cao hơn. Tham khảo ngay những từ đồng nghĩa sau của cringe để sử dụng linh hoạt nhé:
Wince | nhăn nhó |
Cower | thu hẹp |
Grovel | lùm xùm |
Shudder | rùng mình |
Squirm | vặn vẹo |
Feel embarrassed | cảm thấy xấu hổ |
Feel mortified | cảm thấy bị thương |
Shrink | co lại |
7. Những meme tương tự cringe
7.1. Người đàn ông chống nạnh
Hình ảnh người đàn ông da đen mặc áo khoác bomber màu đen và áo sơ mi màu đỏ chống nạnh trên khánh đài dường như đã trở thành một meme không thể thiếu khi dùng mạng xã hội.
Gương mặt biểu cảm của anh chàng giống như đang thể hiện sự thất vọng khi đang xem một trận đấu. Khi nhìn vào meme này, bạn sẽ nghĩ ngay đến câu nói “Làm cái gì vậy trời, rồi có làm được không mà ra vẻ quá à.”
7.2. What the heck?
Khi bạn bị bất ngờ với một chuyện gì đó, bạn sẽ có thái độ như thế nào? Có lẽ hình ảnh của bạn lúc đó cũng sẽ giống như người đàn ông trong meme what the heck.
Nhìn vào thì có thể thấy được anh ta đang ngồi trước màn hình máy tính và xem gì đó. Trong lúc xem thì có những chi tiết khiến anh ta bất ngờ vì quá vô lý nhưng vẫn xảy ra được. Từ đó anh ta có biểu cảm như nhăn mặt, đứa tay lên trán để suy nghĩ và hơi ngả người về sau.
7.3. Chê
Chê trong tiếng Việt có nghĩa là đánh giá thấp một điều gì đó và không muốn sở hữu hay có cơ hội trải qua. Từ chê thường được sử dụng một cách hàn lâm, đặc biệt là khi viết về sự phê bình.
Tuy nhiên, dạo gần đây trên mạng xã hội xuất hiện những meme khá thú vị về từ này. Điển hình là hình ảnh một người né mặt qua bên phải rồi đưa tay trái ra trước mặt và cùng lúc nói chê. Biểu cảm này vô cùng hài hước và được rất nhiều người hưởng ứng rồi trở thành trend trên các nền tảng mạng xã hội.
>> Xem thêm:
- Meme cheems là gì? Tìm hiểu nguồn gốc của meme Cheems
- Còn cái nịt là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của hot trend còn cái nịt
Như vậy là bài viết trên đã giải thích vô cùng rõ ràng về thuật ngữ cringe và những điều liên quan đến nó. Hy vọng rằng sau khi tìm hiểu xong, bạn sẽ không còn phải bối rối khi được ai đó hỏi cringe là gì nữa nhé!