Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú đặc sắc với sự đa dạng của nhiều loại hình tín ngưỡng. Trong bài viết này, cùng Vua Nệm tìm hiểu tín ngưỡng là gì và cách phân biệt tín ngưỡng/mê tín dị đoan nhé!
Nội Dung Chính
1. Tín ngưỡng là gì?
Khái niệm tín ngưỡng là gì? Tín ngưỡng là những niềm tin của người được thể hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của 1 cộng đồng, dân tộc. Thông qua tín ngưỡng, con người tìm được sự bình an về tinh thần. Theo đó, tín ngưỡng tại Việt Nam sẽ mang các đặc trưng dưới đây:
- Tín ngưỡng phản ánh đời sống tâm linh của người Việt Nam với sự phong phú, đa dạng tùy theo từng vùng miền.
- Tín hướng hướng đến đề cao sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của con người và thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc.
- Mỗi loại tín ngưỡng mang những lễ nghi, nét văn hóa riêng biệt nhưng đều hướng đến chân-thiện mỹ, góp phần tạo nên nét đẹp cho nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của dân tộc.
- Tín ngưỡng là chủ đề rất nhạy cảm. Trong suốt chiều dài lịch sử, tín ngưỡng thường bị các thế lực thù địch lợi dụng để gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định an ninh, trật tự xã hội.
2. Phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan
Tín ngưỡng có những điểm tương đồng với dị đoan nhưng hoàn toàn không phải là dị đoan. Sau khi hiểu rõ khái niệm tín ngưỡng là gì, chúng ta cùng phân biệt giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan để hiểu đúng hơn về 2 khái niệm này nhé!
Điểm giống nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan:
- Đặt niềm tin vào những điều không có cơ sở khoa học hoặc khoa học chưa chứng minh được, mắt không thấy, tai không nghe được.
- Đều có tác dụng điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của con người dựa trên hướng dẫn đến từ những đối tượng được tôn thờ trong các loại hình tín ngưỡng hoặc mê tín dị đoan. Việc điều chỉnh này mang tự nguyện, tự giác.
Điểm khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan:
Tín ngưỡng | Mê tín dị đoan | |
Mục đích | Tập trung vào chăm sóc đời sống tinh thần, tâm linh | Kiếm tiền trục lợi là chính |
Cách thức hoạt động | Hoạt động theo từng cơ cấu tổ chức của từng tôn giáo hoặc hoạt động không ai làm chuyên nghiệp | Hoạt động theo hình thức thương mại, trực lợi cá nhân. Tổ chức chuyên nghiệp. |
Địa điểm hoạt động | Có cơ sở thờ tự mang đặc điểm riêng của từng tôn giáo (chùa, đình, miếu, nhà thờ,…) | Thường hành nghề tại tư gia |
Thời gian hoạt động | Sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự (ngày mùng Một, ngày lễ Thánh; hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…) | Hoạt động không định kỳ |
Tính pháp lý | Pháp luật bảo vệ, công nhận, được xã hội thừa nhận | Pháp luật không thừa nhận, xã hội lên án |
3. Phân loại các tín ngưỡng tại Việt Nam
3.1 Tín ngưỡng phồn thực
Ngoài tín ngưỡng là gì thì tín ngưỡng phồn thực cũng được khá nhiều tín đồ sùng bái quan tâm. Tín ngưỡng phồn thực là sự sùng bái những sự vật đại diện cho sự sinh sôi nảy nở trong tự nhiên và con người.
Tín ngưỡng phồn thực là hình thức tôn giáo sơ khai nhất của loài người, được hình từ thời kỳ đồ đá cũ, dựa trên cơ sở ngưỡng mộ cảm tính của con người trước sự sinh sôi để duy trì sự sống.
Họ tin rằng có 1 sức mạnh siêu nhiên và sùng bái các hiện vật biểu trưng cho sức mạnh đó.
Tại Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực được thể hiện qua tục thờ cúng Nõ Nường (Nõ là danh từ tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam, Nường là danh từ tượng trưng cho bộ phận sinh: Thờ cột đá tự nhiên, thờ các kẽ đá nứt tự nhiên có hình dáng như bộ phận sinh dục nam, nữ;…
3.2 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Sùng bái tự nhiên là tín ngưỡng thờ phụng các yếu tố đem lại vật chất, cuộc sống ấm no cho con người trước sự không lường trước của thiên nhiên, động vật ăn thịt,.. Tại Việt Nam, với cái gốc là văn hóa trồng lúa nước thì sự gắn bó với tự nhiên lại càng bền chặt. Cũng chính từ văn hóa nông nghiệp mà dẫn đến lối sống thiên về trọng nữ. Trong tín ngưỡng, tình trạng nữ thần cũng chiếm ưu thế.
– Thờ Tam phủ, Tứ phủ:
Trong đó, tam phủ là dùng để chỉ 3 vị thánh thần: Trời (hay Mẫu Thượng Thiên), Bà Chúa Thượng (hay Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước (hay Mẫu Thoải). Còn Tứ phủ gồm ba vị Mẫu đã nêu cộng thêm Mẫu Địa phủ.
Bên cạnh đó, một số địa phương quan niệm tứ phủ dùng để chỉ các bà thần Mây – Mưa – Sấm – Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong nông nghiệp.
– Thờ động vật, thực vật:
Cũng xuất phát từ nguồn gốc văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên còn thể hiện ở việc thờ động, thực vật. Đó là thờ các con vật như trâu, cóc, chim, cá sấu, cá voi,.. đến các loại cây như cây lúa (Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa), cây đa, cây cau,…
3.3 Tín ngưỡng sùng bái con người
Hồn vía: Tín ngưỡng này cho rằng con người không chỉ có phần thể xác bên ngoài, mà còn có sự tồn tại của phần hồn và vía. Chúng dùng thể xác con người làm nơi trú ngụ.
Dựa trên niềm tin này, dân gian giải thích rằng khi con người rơi vào hôn mê, thì phần hồn và vía đã rời xác phàm. Nếu phần thần của hồn mà rời khỏi khác thì tức là người đó đã chết. Lúc này, phần hồn sẽ bay sang thế giới bên kia, trong khi phần vía ở lại và tiêu tan.
Cụ thể, con người có 3 hồn, nam có 7 vía, nữ có 9 vía.
Tổ tiên: Thờ ông bà, tổ tiên là đặc trưng tín ngưỡng sùng bái con người của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là người Việt. Theo quan niệm của ông bà ta, người đã khuất sẽ về nơi chín suối. Dù vậy, họ vẫn âm thần ngoái về nhân gian để theo dõi, che chở, phù hộ cho con cháu mình. Để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến tổ tiên đã khuất bóng, người.
Việt xây dựng bàn thờ tổ tại nơi trang trọng trong ngôi nhà, cúng lễ bao giờ cũng đầy đủ nhang hương, các đồ tế lễ cùng nước hoặc rượu. Sau khi hoàn toàn tất lễ cúng, vàng mã được đem đi đốt với ý nghĩa trần sao âm vậy, người âm sẽ nhận được những món đồ mà người dương gửi xuống bằng hình thức hóa vàng mã.
Sau đó, con cháu sẽ đổ rượu hoặc nước lên đống tro tàn. Nếu có khói bay lên trời, nước hóa với lửa thấm xuống đất thì nghĩ là ông bà tổ tiên dưới âm phủ đã nhận được.
Thành Hoàng làng: Được xem là vị thần có nhiệm vụ cai quản, bảo vệ và định phúc đoạt họa cho một nhóm người sinh sống tại một khu vực nhất định (Làng, xã, xóm). Vị thần này được người dân dựng tượng và thờ cúng trong đình, miếu với ý nghĩa cầu mong thần bảo vệ và giữ vững sự trường tồn của địa phương đó.
Vua Hùng: Đây là một tín ngưỡng đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, lá rụng về cội. Vua Hùng là vị vua tổ của người Việt với công sáng lập ra nước Văn Lang.
Tứ Bất Tử: Bao gồm 4 vị thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh. Mỗi vị thánh thể hiện một ý nghĩa: Tản Biên đại diện cho ước vọng chiến thắng thiên nhiên (thiên tai, lụt lội); Thánh Gióng đại diện cho tinh thần chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi; Chử Đồng Tử đại diện cho khát vọng về một cuộc sống ấm no; Liễu Hạnh thể hiện khát vọng cuộc sống phồn vinh về tinh thần.
3.4 Tín ngưỡng sùng bái thần linh
Thổ Địa: Là vị thần phổ biến trong văn hóa tín ngưỡng của một số nước Á Đông. Đây là vị thần có nhiệm vụ trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc của 1 gia đình. Dân gian có câu “Đất có thổ Công, sông có Hà Bá” là để thể hiện niềm tin ở bất kỳ vùng đất nào cũng đều có Ông Địa trông coi, quản lý.
Thần tài: Thường được thờ chung bàn với Thổ Công, nhiệm vụ của vị thần này là trông coi ngân sách tiền bạc của gia đình, đem lại may mắn tài lộc cho gia chủ.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về tín ngưỡng là gì, đồng thời biết cách phân biệt thế nào là tín ngưỡng, thế nào là mê tín dị đoan rồi nhé!