Đối với hầu hết mọi người, khả năng tự an ủi và làm dịu những cảm xúc tiêu cực trong tâm trí bị hạn chế. Do đó, chúng ta đều có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ và nhận được sự đồng cảm từ người khác.
Tuy nhiên, khi ta quá nhiều lần tâm sự về những gánh nặng và khó khăn của mình cho người khác, điều đó cũng đồng thời gây áp lực lên người nghe. Họ phải cùng chia sẻ một nỗi đau với chúng ta. Hành động đó gọi là trauma dumping, hãy tìm hiểu rõ hơn về hành vi trauma dumping là gì ngay trong bài viết sau đây nhé.
Nội Dung Chính
1. Giải thích trauma dumping là gì
Trauma dumping là gì? Bạn có thể hiểu rằng chúng là hành động khi bạn trút cảm xúc và kinh nghiệm tiêu cực của mình lên cho người khác mà không hỏi qua ý kiến trước. Điều này có thể vô tình làm người nghe chịu áp lực cảm xúc tiêu cực và dẫn đến sự xa lánh lâu dài.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa việc chia sẻ cảm xúc (emotional dumping) và thể hiện suy nghĩ chân thành của mình (emotional venting). Trong khi việc chia sẻ có thể mang lại suy nghĩ tích cực và lành mạnh, còn việc trút bỏ cảm xúc lại khiến người nghe cảm thấy mệt mỏi và gánh nặng.
Sự khác biệt lớn giữa việc trút bỏ cảm xúc và chia sẻ nằm ở việc người chia sẻ nhận thức được về vấn đề mình đang nói, chỉ nói về nó một lần. Trong khi đó, những người thực hiện “xả” cảm xúc chỉ tập trung vào vấn đề của mình và lặp đi lặp lại nó, mong muốn nhận được sự thông cảm từ người nghe.
2. Trauma dumping bắt nguồn từ đâu?
Khái niệm trauma dumping là gì thì nó là một khía cạnh của “emotional dumping”. Nó mô tả hành động chia sẻ quá mức cảm xúc và lo lắng của bản thân với người khác.
Từ này bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội khoảng năm 2018, khi một người dùng Twitter đã đăng giải thích về thuật ngữ này và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Kết hợp với sự lan truyền qua các hình ảnh vui nhộn, khái niệm “trauma dumping” nhanh chóng trở nên phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội.
3. Trauma dumping có phổ biến hay không?
Câu trả lời là có. Trauma dumping là một thuật ngữ phổ biến trong tâm lý học đại chúng (pop psychology) và mạng xã hội chính là nơi hiện tượng được sử dụng rộng rãi.
Có nhiều ý kiến cho rằng khái niệm này thực ra không có thực và phụ thuộc vào cách chúng ta giao tiếp. Việc sử dụng thuật ngữ “trauma dumping” có thể khiến những người có vấn đề tâm lý cảm thấy sợ hãi và khó khăn hơn trong việc chia sẻ.
Ngoài ra, từ “trauma” (chấn thương tâm lý) trong thuật ngữ trauma dumping cũng không được sử dụng theo nghĩa chính xác. Nhiều người có xu hướng sử dụng meme để truyền đạt những nỗi đau cá nhân, làm cho từ “trauma” mất đi sự nghiêm trọng và trở thành một chủ đề cợt nhả.
Khái niệm này đã trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận khi một nhà trị liệu tâm lý chia sẻ trên TikTok về trường hợp một khách hàng đã “trauma dumping” suốt một buổi trị liệu.
Hành vi này của nhà trị liệu đã gây phản đối, vì môi trường trị liệu được coi là nơi chúng ta có thể mở lòng để chia sẻ về bản thân. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychological Medicine cũng chỉ ra rằng những định kiến tương tự có thể khiến những người cần được giúp đỡ tránh xa việc tiếp tục khám phá vấn đề của mình.
Trong thời đại hiện nay, mọi người đã trở nên tự tin hơn trong việc chia sẻ về vấn đề tâm lý của bản thân. Tuy nhiên, việc chia sẻ trong phòng trị liệu tâm lý và trên môi trường mạng rất khác biệt.
Trauma dumping trở nên phổ biến trên mạng xã hội do việc chia sẻ thông qua màn hình máy tính dễ dàng hơn. Trước đây, chúng ta thấy hiện tượng này trên Tumblr và hiện nay là trên TikTok.
Ví dụ, chia sẻ những câu chuyện về chấn thương tâm lý trong thời thơ ấu trên TikTok đã trở thành một trào lưu phổ biến trong một thời gian ngắn. Có thể đối với một số người, việc vô tình lướt phải nội dung tiêu cực và gây kích động cảm xúc cho họ sẽ không dễ chịu.
Do đó, khi nhận thức được rằng chúng ta đang thực hiện hành vi trauma dumping lên người khác, chúng ta có thể thay đổi cách chia sẻ mà không đặt gánh nặng cảm xúc của mình lên vai người khác, không đẩy họ xa mình.
4. Làm sao để nhận biết chúng ta đang thực hiện hành động trauma dumping?
Không thể phủ nhận rằng việc tâm sự, chia sẻ chân thành và khám phá cảm xúc của bản thân trong các mối quan hệ giúp tạo nên sự gắn kết. Chia sẻ nỗi lo lắng hay đau khổ với những người mình tin tưởng là điều không sai. Tuy nhiên, điều đó chỉ thực sự có giá trị khi cả hai bên đều có khả năng nhìn thấy mặt tích cực trong những nỗi buồn.
Nhiều người dễ nhầm lẫn giữa việc “trút bỏ” lòng lên người khác và việc chia sẻ cảm xúc thông thường (emotional venting). Chia sẻ cảm xúc đơn giản chỉ là việc than phiền một chút về một ngày tồi tệ trong cuộc trò chuyện và sau đó chuyển sang chủ đề khác.
Nếu bạn vẫn chưa nhận biết được hành vi trauma dumping là gì thì dưới đây sẽ là một số đặc điểm nổi bật, thể hiện rõ nhất:
- Lặp đi lặp lại những câu chuyện tương tự và hy vọng nhận được sự thông cảm mà không tìm cách vượt qua khó khăn.
- Không cho phép người khác đưa ra ý kiến hoặc quan điểm của họ về vấn đề mà họ đang trải qua.
- Tạo ra một mối quan hệ một chiều, nơi chỉ có bản thân trút bỏ cảm xúc mà hiếm khi lắng nghe người khác chia sẻ.
- Không tỏ ra quan tâm đến cảm xúc của người khác.
5. Cách để chia sẻ cảm xúc một cách lành mạnh
5.1. Nhìn nhận cảm xúc bản thân cũng ảnh hưởng đến người khác
Chúng ta đều trải qua những vấn đề và đau khổ riêng trong cuộc sống. Vì vậy, trước khi tâm sự, hãy đảm bảo rằng người mà bạn muốn chia sẻ đang ở trong trạng thái thoải mái và sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của bạn.
Một cuộc trò chuyện cần sự đồng thuận và sẵn lòng lắng nghe từ cả hai phía, và đôi khi chúng ta cần quan tâm hơn đến cảm xúc của người đối diện. Vì vậy, hãy bắt đầu cuộc trò chuyện bằng việc hỏi: “Tôi cảm thấy không ổn, bạn có thể lắng nghe tôi không?”
5.2. Chia sẻ không đơn giản chỉ để trút bỏ cảm xúc
Khi tâm trí chúng ta bị áp đảo bởi những cảm xúc tiêu cực, chúng ta thường muốn xả hết nỗi lòng ra mà không quan tâm đến những điều xung quanh. Tuy nhiên, ý nghĩa của việc giao tiếp nằm ở phản hồi mà chúng ta nhận được từ người khác.
Đó là lý do tại sao chúng ta nên tạo ra những khoảng thời gian để đối tác có thể tiếp thu thông tin, suy nghĩ và đưa ra ý kiến. Đồng thời, bạn cũng cần cho mình cơ hội để lắng nghe lời khuyên từ người khác thay vì chỉ tập trung vào những vấn đề của chính mình và không chấp nhận sự góp ý.
5.3. Viết ra giấy vấn đề của bản thân
Không phải lúc nào lời giải cho cảm xúc đều đến từ bên ngoài, bạn cũng có thể tìm thấy đáp án ở chính bản thân mình. Việc ghi chép những suy nghĩ của mình lên giấy là một cách an toàn để thể hiện cảm xúc tiêu cực mà không ảnh hưởng đến người khác.
Ngoài ra, việc viết ra những vấn đề của bản thân sẽ giúp bạn nhìn nhận chúng một cách rõ ràng hơn và tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Khi đó, bạn đã hoàn thành một phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề.
5.4. Tìm đến chuyên gia khi gặp rắc rối
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc khắc phục hành vi trauma dumping, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần từ các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh cảm xúc và chỉ dẫn cách chia sẻ cảm xúc một cách hiệu quả với người khác. Sự hỗ trợ từ những chuyên gia có thể giúp bạn hồi phục một cách tích cực và lành mạnh hơn.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết được trauma dumping là gì và cách khắc phục chúng. Nên nhớ, không ai có nghĩa vụ phải phục tùng và lắng nghe những cảm xúc tiêu cực từ bạn, cách chữa lành tốt nhất vẫn là tìm hướng giải quyết ở chính bản thân mình.
Nguồn:
https://vietcetera.com/vn/trauma-dumping-minh-buon-nen-ban-cung-khong-duoc-vui
https://www.elle.vn/bi-quyet-song/trauma-dumping-khi-viec-tam-su-tro-nen-doc-hai