Thủ tục kiểm toán là gì? Các thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cần biết?

CẬP NHẬT 16/06/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Kiểm toán là ngành nghề đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Người làm kiểm toán phải đáp ứng yêu cầu cao về học vấn lẫn tư chất cá nhân. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các thủ tục kiểm toán giống như “vị thần hộ mệnh” của kiểm toán viên. Vậy thủ tục kiểm toán là gì và có mấy loại, tham khảo ngay bài viết để tìm hiểu kỹ hơn nhé!

1. Thủ tục kiểm toán là gì?

Thủ tục kiểm toán hay Audit procedures là thuật ngữ dành để chỉ một loại giấy tờ trong ngành kiểm toán. Khi công tác ở vị trí này, nhân sự cần phải có trình độ kiểm toán để thu thập những bằng chứng xác minh liên quan đến tài chính. Các thủ tục kiểm toán thường có sự phức tạp và yêu cầu độ chính xác rất cao.

thủ tục kiểm toán là gì
Thủ tục kiểm toán hay Audit procedures

2. Các thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cần biết?

2.1. Thủ tục đánh giá rủi ro

Người làm ở vị trí kiểm toán cần phải thu thập đầy đủ thông tin về đối tượng được kiểm toán. Bên cạnh đó, những hồ sơ liên quan đến kiểm soát nội bộ cũng không thể bỏ qua. Kiểm soát viên sẽ dựa vào đó mà đánh giá mức độ thành thật của doanh nghiệp khi đối chiếu với báo cáo tài chính thường niên được công bố.

2.2. Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát

Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát được dùng để đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm soát nội bộ. Để tiến hành các thủ tục này, kiểm soát viên bắt buộc phải có sự am hiểu sâu sắc về thủ tục đánh giá rủi ro.

2.3. Thủ tục kiểm toán cơ bản

Thủ tục kiểm toán cơ bản sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán. Có 3 loại thủ tục kiểm toán cơ bản mà kiểm toán viên cần nắm rõ:

các thủ tục kiểm toán
Thủ tục kiểm toán cơ bản hỗ trợ quá trình thu thập bằng chứng
  • Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ dùng để kiểm tra xem liệu những mục tiêu kiểm toán có vi phạm hoặc không phù hợp với nghiệp vụ hay không.
  • Thủ tục phân tích cho thấy sự so sánh số tiền đã ghi nhận được từ doanh nghiệp so với số liệu dự tính.
  • Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư giúp kiểm toán viên xác định độ tin cậy của đối tượng được kiểm toán.

3. Đặc trưng của thủ tục kiểm toán

Các thủ tục kiểm toán dù được chia thành nhiều kiểu khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có những đặc trưng chung gồm:

  • Không có thủ tục kiểm toán nào hoàn hảo 100%. Mỗi thủ tục sẽ có những điểm mạnh song song với điểm yếu. Vì vậy mà nhân viên kiểm toán cần cẩn trọng trong quá trình sử dụng để không vi phạm cam kết kiểm toán.
  • Mục đích chung của tất cả các kiểm toán viên là làm sao để có thể xác định nên dùng thủ tục nào. Chọn lựa phù hợp sẽ giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn đánh giá được rủi ro kiểm toán một cách hiệu quả.
  • Theo lý thuyết thì ngay trong quá trình tìm kiếm bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên cần phải thu thập đầy đủ và chắc chắn rằng đáng tin. Tuy vậy, sẽ luôn có những rắc rối phát sinh khiến cho thời gian kéo dài và tiêu tốn nhiều chi phí.

4. Lý do cần thủ tục kiểm toán

Theo như báo cáo của các kiểm toán viên, thủ tục kiểm toán mang lại nhiều lợi ích, cụ thể bao gồm:

  • Hỗ trợ tích cực cho quá trình thu thập chứng cứ cũng như đánh giá kiểm toán.
  • Mang lại hiệu quả cao nhất cho các báo cáo tài chính của kiểm toán viên sau khi kết hợp thủ tục kiểm toán với 1 số thủ tục khác như phỏng vấn, quan sát, tính toán,…
  • Giúp kiểm tra và xác định được sự chênh lệch về số liệu hoặc sự bất nhất trong thông tin thu thập được so với kết luận ban đầu, tránh rủi ro trong báo cáo tài chính.
các loại thủ tục kiểm toán
Thủ tục kiểm toán giúp kiểm toán viên tiết kiệm thời gian

5. Quy trình thực hiện kiểm toán

5.1. Lập kế hoạch

Trước khi làm bất cứ việc gì mang tính vĩ mô, một kế hoạch chi tiết là điều vô cùng cần thiết. Trong kiểm toán cũng vậy, việc lên kế hoạch giúp cho quá trình kiểm toán không bị rắc rối nên tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, nó cũng tạo sự gắn kết và phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu khi quá trình kiểm toán diễn ra.

Khi lập kế hoạch kiểm toán, chúng ta cần chú ý những điểm sau:

  • Phát triển chiến lược tổng thể sau đó lên phương án tốt nhất để có thể tiếp cận đối tượng kiểm toán theo đúng khoảng thời gian đã đề ra.
  • Nên lập kế hoạch kiểm toán khi kiểm toán viên gửi thư mời và trả lời thư mời của kiểm toán viên khác.
  • Kiểm toán viên phải dùng những kiến thức mình am hiểu về lĩnh vực đang hoạt động của đối tượng để lên kế hoạch kiểm toán phù hợp.

5.2. Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản

Trong bước thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản, kiểm toán viên cần làm những việc sau:

  • Ghi nhận một cách chân thực nhất tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.
  • Đánh giá về hệ thống kế toán mà doanh nghiệp xây dựng.
  • Thực hiện tuần tự các nội dung trong chương trình kiểm toán một cách chi tiết.
  • Luôn ghi chép lại những công việc cần làm để theo dõi và lập báo cáo kiểm toán.
  • Thảo luận về kết quả kiểm toán cũng như thống nhất với người quản lý về nó.
  • Đưa ra dự thảo báo cáo kiểm toán.
các thủ tục kiểm toán tiền
Kiểm toán cần được thực hiện theo đúng quy trình

5.3. Hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán

Sở dĩ phải lập báo cáo kiểm toán là bởi những lý do quan trọng sau đây:

  • Đánh giá xem đã đạt được mục tiêu kiểm toán đề ra ban đầu hay chưa.
  • Đánh giá xem kế hoạch kiểm toán đang sử dụng có thật sự hiệu quả cho từng trường hợp.
  • Xem xét lại tính xác thực và độ uy tín của những bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được.
  • Cuối cùng, sau khi kiểm tra và rà soát cẩn thận những thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên chính thức lập báo cáo kiểm toán và kết thúc quá trình rồi bàn giao lại cho quản lý.

6. Muốn trở thành kiểm toán viên thi khối gì?

Đầu tiên, nếu muốn trở thành một kiểm toán viên, điều kiện cơ bản nhất là bạn phải có sự nhanh nhạy và học giỏi môn Toán cùng những kiến thức liên quan đến con số. Bởi lẽ thông thường ngành kiểm toán sẽ xét điểm thi trong các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa)
  • Khối A08 (Toán, Sử, GDCD)
  • Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
  • Khối A16 (Toán, Văn, KHTN)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C01 (Toán, Văn, Lý)
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
  • Khối C03 (Văn, Sử, Toán)
  • Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
  • Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
  • Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)

7. Học kiểm toán là học gì?

Ngành kiểm toán tập trung bồi dưỡng và đào tạo sinh viên kiểm toán để họ có khả năng thiết kế và tự quản lý công tác kiểm toán. Sau khi ra trường, tân cử nhân sẽ làm việc cho các đơn vị kiểm toán tư nhân hoặc nhà nước.

Cụ thể, sinh viên sẽ phải tham gia các lớp học về luật kế toán và chuẩn mực kế toán tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp và luật kiểm toán quốc tế cũng là những chủ đề chiếm không ít thời gian tìm hiểu. Hơn nữa, sinh viên kiểm toán còn có cơ hội được trang bị các kỹ năng về chuyên môn để tự triển khai kế hoạch kiểm toán trong quá trình công tác. 

ngành kiểm toán
Ngành kiểm toán đòi hỏi rất cao về tính chính xác

8. Học kiểm toán chọn trường nào?

Kiểm toán là ngành có thu nhập cao nên được nhiều học sinh lựa chọn. Vì thế mà ở 3 miền đều có trường dạy ngành này. Theo dõi chi tiết trong bảng sau:

Khu vực Trường Điểm chuẩn tham khảo năm 2022
Miền Bắc ĐH Kinh tế quốc dân 27,55
Học viện Tài chính 31
ĐH Công nghiệp Hà Nội 22,30
ĐH Điện lực 15
ĐH Thương mại 25,7
Miền Trung ĐH Kinh tế Đà Nẵng 24,25
ĐH Kinh tế Huế 18
ĐH Tài chính Kế toán Quảng Ngãi 15
ĐH Hồng Đức 15
Miền Nam ĐH Kinh tế Luật- ĐHQG TPHCM 26,1 – 26,7
ĐH Mở TPHCM 23,80
ĐH Công nghiệp TPHCM 21,50
ĐH Gia Định 15
ĐH Cần Thơ 24

>> Xem thêm: 

Thủ tục kiểm toán là gì đã được giải đáp rất cẩn thận trong bài viết bên trên. Ngoài ra, các phân tích về những loại thủ tục kiểm toán hy vọng cũng sẽ mang lại cho người đọc thông tin bổ ích.

Đánh giá post