Tìm hiểu từ A – Z về Sao Thiên Lang – ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

CẬP NHẬT 03/10/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Sao Thiên Lang có tên tiếng Anh là sao Sirius. Đây là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, sáng gần gấp hai lần so với Canopus, ngôi sao sáng thứ hai. Nếu bạn đang tìm hiểu về ngôi sao này thì đừng bỏ qua bầu viết dưới đây của Vua Nệm nhé, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin thú vị nhất.

1. Những thông tin thú vị về Sao Thiên Lang có thể bạn chưa biết

Sao Thiên Lang còn được gọi là Sirius, cái tên này xuất phát từ tiếng Hi Lạp cổ Σείριος. Theo chuẩn Bayer thì Sao Thiên Lang được gọi là α Canis Majoris hoặc Alpha Canis Majoris.

Khi quan sát bằng mắt thường thì đây là một ngôi sao đơn lẻ, tuy nhiên thực chất đây là một hệ sao nhị phân. Cụ thể, Sao Thiên Lang gồm một ngôi sao trắng dãy chính có loại quang phổ A1V, được các nhà khoa học đặt tên là Sirius A, cùng với đó là một bạn đồng hành – sao lùn trắng mờ loại quang phổ DA2, tên là Sirisus B.

giới thiệu về sao thiên lang
Sao Thiên Lang còn được gọi là Sirius, cái tên này xuất phát từ tiếng Hi Lạp cổ

Trên bầu trời, Sirius là ngôi sao sáng nhất vì nó khá gần Trái Đất và do bản thân nó là một ngôi sao rất sáng. Sao Thiên Lang cách Trái Đất 2,6 parsec (8,6 năm ánh sáng), đây là một trong những người hàng xóm gần với Trái Đất nhất. Sirius A có độ sáng tuyệt đối là 1,42 và nặng khoảng gấp hai lần Mặt Trời.

Bên cạnh cái tên Thiên Lang hay Sirius, ngôi sao này còn được biết đến với tên gọi “Dog Star” (sao con chó). Bên cạnh Mặt Trời, sao Thiên Lang thường xuất hiện trong truyện cổ tích và phong tục của các quốc gia nhiều hơn hẳn các ngôi sao khác. 

2. Ý nghĩa của sao Thiên Lang với nhiều nền văn hóa

Ngôi sao này cũng gắn liền với văn hoá của nhiều quốc gia. Khi Sirius bắt đầu xuất hiện trên bầu trời đêm cũng là khi sông Nile ở Ai Cập cổ đại vào mùa nước lũ của, nên người ta gọi đó là “Ngày Con Chó” trong mùa hè ở Hi Lạp cổ. Vì vậy, ngôi sao này rất quan trọng với người Ai Cập cổ đại, họ đã thờ sao Thiên Lang là nữ thần Sopdet, bảo vệ màu mỡ đất đai canh tác. 

Người cổ đại sống tại đảo Kea thường cúng tế sao Thiên Lang và Zeus để xin sự mát mẻ. Bên cạnh đó, nếu sao Thiên Lang sáng rực rỡ thì đây cũng được xem là điềm báo cho sự may mắn. Trên những đồng tiền cổ người ta cũng thấy hình con chó được khắc phía trên, cho thấy ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng của sao Thiên Lang với cư dân.

Người La Mã cổ đại thường làm lễ tế thần Robigalia vào ngày 25 tháng 4 để cầu cho mùa màng tươi tốt, đây là lúc sao Thiên Lang xuất hiện cùng Mặt Trời. Mâm cúng thường sẽ có thịt chó, cừu và rượu.

Sao Thiên Lang cũng có ý nghĩa quan trọng với người Polynesia cổ đại. Họ xem Sirius là ngôi sao báo hiệu mùa đông đến. Vào ngày đông chí, người Polynesia thường tổ chức nhiều lễ hội như lễ Ka’ulua, lễ Tau-ua, lễ Rehua ở New Zealand,…

ý nghĩa của sao thiên lang
Sao Thiên Lang có nhiều ý nghĩa với các nền văn hóa cổ đại

3. Sao Sirius được phát hiện như thế nào?

Nhà thiên văn học người Mỹ – Alvan Graham Clark được xem là người đầu tiên quan sát thấy Sirius B, hay còn được gọi là “Con Cún” vào này 13 tháng 1 năm 1862. Đến ngày 3/2 cùng năm, sự tồn tại của sao Thiên Lang B chính thức được xác nhận.

Từ năm 1894, người ta còn quan sát thấy một người bạn đồng hành rất nhỏ bé thứ ba, tuy nhiên cho đến hiện tại vẫn chưa ai xác định được chính xác ngôi sao này. 

4. Quan sát sao Thiên Lang

Sirius có độ sáng biểu kiến là -1,47 nên đây là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. So với ngôi sao sáng thứ hai, Canopus thì nó có độ sáng gần gấp hai lần. Hầu hết mọi nơi trên Trái Đất đều quan sát được sao Thiên Lang, tuy nhiên những ai ở phía bắc, vĩ độ trên 73 độ thì sẽ không thấy được ngôi sao này. 

Chúng ta có thể quan sát được sao Thiên Lang vào ban ngày bằng mắt thường. Điều kiện lý tưởng là bầu trời cực kỳ trong, người quan sát đứng ở vị trí cao, sao Thiên Lang sẽ nằm ngay trên đỉnh đầu và Mặt Trời nằm ở gần đường chân trời.

Khi hệ sao Sirius đến gần sát nhau thì đây là cơ hội để chúng ta quan sát sao lùn trắng mờ nhạt bên cạnh Sirius A sáng rực. Tuy nhiên, chúng ta cần có kính viễn vọng 300mm và điều kiện cực kỳ tốt để quan sát. 

Sirius là hệ chứa hai trong số sáu ngôi sao gần Mặt Trời nhất và là hệ sao thứ năm gần Trái Đất nhất. Vì thế mà chúng ta có thể dễ dàng thấy được ánh sáng rực rỡ của sao Thiên Lang.

cách quan sát sao thiên lang
Sirius có độ sáng biểu kiến là -1,47 nên đây là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm

5. Cấu tạo Hệ sao Thiên Lang

Sirius được biết đến là hệ sao nhị phân có tuổi hệ khoảng 230 triệu năm. Hệ gồm hai ngôi sao trắng và cách nhau 20 đơn vị thiên văn, có chu kỳ là 50 năm. Ngôi sao sáng hơn là Sirius A, còn ngôi sao đồng hành của nó là Sirus B – ngôi sao đã bước vào thời kỳ sao lùn trắng. 

5.1. Sirius A

Sirius A nặng khoảng 2,1 lần so với Mặt Trời. Đường kính của Sirius A khoảng 5,936±0,016 phút. Tốc độ tự quay Sirius A là 16km/s. Đây chính là dấu hiệu để phân biệt Sirius A với sao Vega có kích thước tương đương nhưng vận tốc tự quay là 274km/s, vì thế mà Vega bị phình ra ở xích đạo.

Theo các nhà nghiên cứu, Sirius A được hình thành từ sự suy sụp của đám mây phân tử. Sau  10 triệu năm, năng lượng bên trong được tạo ra từ phản ứng nhiệt hạch, nhân đã đổi lưu và dùng chu kỳ CNO để tạo ra năng lượng. Các nhà nghiên cứu cũng tính toán rằng, sao Sirius A sẽ tiêu thụ hết hydro trong nhân sau một tỷ năm, lúc này sẽ chuyển sang giai đoạn sao khổng lồ đỏ, sau cùng là suy sụp thành ngôi sao lùn trắng.

cấu tạo của sao thiên lang
Quang phổ của Sirius A cho thấy ngôi sao này có lượng lớn nguyên tố kim loại nặng hơn heli.

Khi so sánh với Mặt trời, tỷ lệ sắt, hydro trong khí quyển của Sirius A là Fe/H=0,5, nghĩa là nó có tỷ lệ sắt bằng 316% so với sắt trong khí quyển Mặt Trời. Theo lý thuyết, lượng kim loại lớn như vậy không thể tồn tại trên ngôi sao này được, nhưng các nhà nghiên cứu giả thiết rằng chúng lơ lửng trong tầng đối lưu gần bề mặt của Sirius A.

5.2. Sirius B

Sirius B được biết đến là một trong những ngôi sao lùn trắng nặng nhất hiện nay. Dù có khối lượng lớn nhưng Sirius B chỉ nhỏ bằng Trái Đất. Nhiệt độ bề mặt hiện nay của Sirius B là 25.200K, nhưng nó đang nguội dần và sẽ tắt hẳn trong khoảng 2 tỷ năm nữa.

Theo các nghiên cứu, Sirius B được hình thành khoảng 120 triệu năm về trước. Ban đầu, Sirius B nặng gấp 5 lần Mặt Trời, khi đi qua giai đoạn khổng lồ đỏ, Sirius B có thể đã chuyển lượng lớn kim loại sang bạn đồng hành Sirius A của mình.

Sirius B có thành phần chủ yếu là hỗn hợp cacbon-oxy, tạo ra bởi phản ứng hạt nhân của heli thuở ban đầu. Bầu khí quyển của ngôi sao này hiện chỉ còn thuần hydro – nguyên tố có khối lượng nhẹ nhất, đặc biệt không còn nguyên tố nào được phát hiện trong quang phổ của Sirius B nữa.

6. Siêu cụm sao của Sirius

Vào năm 1909, Ejnar Hertzsprung là nhà thiên văn học đầu tiên cho rằng Sirius là thành viên của Cụm Gấu Lớn – gồm 220 ngôi sao chuyển động trong không gian tương tự nhau. Tuy vậy, sau này người ta phát hiện ra rằng Cụm Gấu Lớn có độ tuổi khoảng 500±100 triệu năm, còn Sirius thì chỉ có thể có độ tuổi bằng nửa con số này, vì vậy có thể nói Sirius quá trẻ để thuộc Cụm Gấu Lớn.

Tuy vậy, dựa trên nhiều tài liệu có thể đánh giá Sirius là thành viên của Siêu Cụm Sao Sirius – một trong ba cụm sao lớn trong bán kính 500 năm ánh sáng so với Mặt Trời. Cụm này có các thành viên như Beta Aurigae, Alpha Coronae Borealis, Beta Eridani, Beta Serpentis…

Trên đây là những thông tin cơ bản về sao Thiên Lang. Hy vọng đây sẽ là những thông tin thú vị và hữu ích đối với bạn đọc, giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới về khoa học nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

Không có bài viết liên quan.